Bão giá, đi trăng mật bằng… xe máy
Chỉ vì giá cả tăng vùn vụt mà nhiều cặp tân hôn đành hoãn không kỳ hạn chuyến trăng mật. Nhiều đôi đi nghỉ trăng mật bằng… xe máy.
Chọn cho mình một kỳ nghỉ trăng mật giá rẻ nhất có thể hoặc hoãn tuần trăng mật là cách mà các cặp vợ chồng son ứng phó với cơn bão giá hiện nay.
Cắt xén tiền trăng mật
Trước đám cưới, Huyền và Kiên (Từ Liêm – Hà Nội) dự tính sẽ đi tuần trăng mật ở Singapore. Cưới xong, giá cả tăng cao, hai vợ chồng đành quyết định chuyển sang du lịch Trung Quốc để giảm chi phí. Huyền chia sẻ: “Cả đời người mới có một lần kết hôn, mình muốn đi hưởng tuần trăng mật ở nước ngoài cho có ý nghĩa. Nhưng bây giờ một chuyến đi Singapore dành cho hai người tốn ít nhất vài chục triệu đồng. Thế là hai đứa chuyển sang đi Trung Quốc cho tiết kiệm, cũng gọi là được xuất ngoại rồi”. Theo lời Huyền, để có được giá tour rẻ, cô đã đăng kí ghép tour cùng một đoàn khách Việt của công ty Cổ phần Du lịch Hà Nội. Giá trọn gói là 11 triệu đồng cho tour Nam Ninh – Quảng Châu – Thâm Quyến, 5 ngày 4 đêm dành cho hai người.
Vũ Hằng (Thanh Xuân – Hà Nội) cũng chọn đi Trung Quốc cho tuần trăng mật của mình. Vừa trở về từ chuyến đi 6 ngày, cô chia sẻ bí quyết tiết kiệm chi phí cho tuần trăng mật: “Bọn mình đã đặt trước máy bay giá rẻ. Khách sạn ở Trung Quốc cũng do bạn bè bên đó đặt trước cho. Sang đến nơi, hai vợ chồng cũng nhờ bạn bè thân quen tư vấn các địa chỉ tham quan hay những nơi mua sắm giá mềm. Có lẽ vì tính toán trước như vậy nên tổng thiệt hại của hai vợ chồng chỉ hết ngót nghét 15 triệu đồng thôi”.
Đi xe máy cho rẻ
Nhiều đôi uyên ương thì đổi kế hoạch đi trăng mật nước ngoài sang tour nội địa. Những nơi có phong cảnh đẹp, yên tĩnh mà không quá xa là lựa chọn lý tưởng. Thanh Thủy (Mỹ Đức – Hà Nội) và chồng cũng chọn cách đi trăng mật ở gần để tiết kiệm chi phí. Thay vì đi tour trọn gói, vợ chồng cô quyết định tự tổ chức tour cho mình. Cưới hôm trước, hôm sau họ cùng nhau phi xe máy từ Hà Nội lên Tam Đảo.
Video đang HOT
Chọn cho mình một kỳ nghỉ trăng mật giá rẻ nhất có thể hoặc hoãn tuần trăng mật là cách mà các cặp vợ chồng son ứng phó với cơn bão giá hiện nay
“Giá phòng và giá đồ ăn ở đây khá mềm so với các địa điểm khác. Tính ra, bọn mình mất chưa đến hai triệu đồng cho hai ngày một đêm ở đây. Thời buổi này, tiết kiệm được chừng nào hay chừng ấy”, Thủy tâm sự. Sau hai ngày, đôi vợ chồng son lại hớn hở phi xe máy về Hà Nội, rất vui vì vẫn có trăng mật mà không bị “lõm ví”.
Còn đôi Trịnh – Hằng, nhà ở Vĩnh Tuy, Hà Nội, lại đèo nhau bằng chiếc xe Airblade về nhà bà cô ở Ninh Bình sau đám cưới. “Bọn em tối ngủ nhà cô, ngày thì lại đèo nhau bằng xe máy đi chơi các điểm du lịch ở Ninh Bình, nào rừng Cúc Phương, nào Tràng An, chùa Bái Đính, nào Tam Cốc – Bích Động, đến đâu thì gửi xe ở đó. Suốt mấy ngày tha hồ thưởng ngoạn danh lam thắng mà tốn rất ít tiền”, Hằng phấn khích kể.
Hoãn tuần trăng mật
Suốt thời con gái, Thanh Tâm (Thanh Hóa) luôn ao ước và tưởng tượng về một kỳ trăng mật thật lãng mạn. Nhưng sau đám cưới, tính đi toán lại, hai vợ chồng cô quyết định… hoãn tuần trăng mật vô thời hạn. “Tiền tổ chức đám cưới bọn mình cũng vay mượn họ hàng. Bây giờ giá cả tăng như vũ bão như thế này, bọn mình không dám đi du lịch ở đâu hết. Cưới xong, hai vợ chồng lại lao vào kiếm tiền trả nợ thôi. Đành phải chờ đến khi nào có điều kiện, giá cả dịu đi, bọn mình đi sau vậy”.
Vợ chồng Thúy Nga cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đám cưới lẽ ra tổ chức vào cuối năm ngoái, nhưng do không hợp tuổi nên đến đầu năm nay Nga mới về nhà chồng. Cuối năm ngoái, khi tính chi phí cho đám cưới, vợ chồng Nga đã dành riêng một khoản cho tuần trăng mật. Nhưng sang đến năm nay, mọi khoản chi tiêu cho đám cưới đều vượt xa với dự tính ban đầu, khoản tiền dành cho trăng mật cũng đành phải bỏ ra tiêu, mà cho dù vẫn còn thì cũng không đủ cho kỳ trăng mật nữa với giá cả như hiện nay. “Mình và ông xã cũng buồn lắm, nhưng tình hình này thì đành chịu thôi. Hai vợ chồng an ủi nhau là đến tháng 7, khi công ty ông xã tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát, hai vợ chồng sẽ nghỉ bù, coi như đó là tuần trăng mật vậy”, Nga cười gượng nói.
Thu Hà (Phủ Lý – Hà Nam) sẽ lên xe hoa vào tháng 11 năm nay. Nhưng ngay từ bây giờ, cô và bạn trai đã lo chuẩn bị mọi thứ cho lễ cưới. Khi được hỏi về kế hoạch cho tuần trăng mật, Hà than thở: “Giá mọi thứ từ cỗ bàn, chụp ảnh cưới, trang điểm… đều tăng khiến mình chóng hết cả mặt. Hai đứa đã định đi trăng mật ở nơi nào đó giá rẻ thôi. Nhưng cứ theo đà tăng giá này, chưa chắc bọn mình đã đi đâu”.
Theo Đất Việt
Bão giá, xe khủng, mỹ phẩm xịn vẫn hút hàng
Trong khi nhiều gia đình lao động lao đao trong cơn bão giá thì vẫn có những người mạnh tay chi hàng chục triệu đồng để mua một chai sữa tắm hay bỏ tiền tỉ sắm limousine... nằm cho thoải mái!
Ảnh minh họa - Internet.
Một hộp nước yến mạch giá gần 200.000 đồng, một hộp trà giá hơn 300.000 đồng... những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu với giá thành "ngất ngưởng" như vậy được bày bán rất nhiều tại cửa hàng thực phẩm Ân Nam (đường Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM). Một nhân viên bán hàng tại đây cho biết, từ sau Tết trở lại đây, sức mua vẫn khá ổn định và không có nhiều biến động.
Tại một cửa hàng khác trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, tất cả các loại bánh kẹo, thực phẩm bày bán ở đây đều được nhập khẩu từ các nước Âu Mỹ. Một thanh kẹo nhỏ có giá từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng, rượu Vodka, Whisky... được bày bán đầy ắp trong cửa hàng.
Chọn cho mình 4 - 5 hộp bánh, kẹo, sô cô la "dành cho người bị tiểu đường", ông Tường, một khách hàng tại đây giải thích: "Tiền nào của nấy thôi cô ơi, trước giờ tôi ăn mấy loại này quen rồi, dùng loại khác thấy không yên tâm".
Tại các trung tâm mua sắm lớn như Diamond, Parkson, Vincom... các mặt hàng mỹ phẩm vẫn tiêu thụ khá mạnh. Tại quầy mỹ phẩm Channel ở Diamond, sau một hồi chọn lựa, một phụ nữ đã không ngần ngại mua 3 chai sơn móng tay với giá 630.000 đồng/chai. Thậm chí tại một thẩm mỹ viện trên đường Lê Quý Đôn (quận 1), chủ một doanh nghiệp ở quận Gò Vấp còn mạnh tay chi tới 14 triệu đồng để mua một chai sữa tắm có công dụng... chống lão hóa!
Tại siêu thị điện máy Chợ Lớn những ngày này, lượng khách tới mua sắm khá đông đúc và tấp nập. Một nhân viên bán hàng tại đây cho hay: "Máy lạnh, LCD, điện thoại... là những mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày gần đây. Có những ngày, siêu thị lấy hàng về không kịp để bán cho khách".
Sang hơn nữa là trường hợp của ông B. chủ một Cty sản xuất mỹ phẩm ở Bình Chánh. Đã có tới 4 - 5 chiếc xế hộp hạng sang, ông B. vẫn chi ra gần chục tỷ đồng để tậu về môt chiếc limousine.
Ông cho hay: "Xe này không đi được trong thành phố vì dễ kẹt xe, nhưng tôi mua để khi nào đi công tác ở tỉnh nằm trên xe cho thoải mái".
Anh Đông - một đại gia ở quận Gò Vấp cũng vừa bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để mua một chiếc BMW X5 tặng sinh nhật vợ!
Tại salon ô tô SaigonLimo (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình), dù không phải là cao điểm mùa cưới, nhưng dịch vụ thuê xe limousine để rước dâu, đón khách vẫn khá đông khách. Được biết, giá của dịch vụ này là 600USD/lần 4 giờ đồng hồ (tương đương khoảng 12,6 triệu đồng).
Ông chủ salon này cũng cho biết, cách đây 3 ngày, vừa bán được một chiếc mô tô Harley Davison giá 40.000 USD (tương đương 840 triệu đồng).
Theo Tiền Phong
Dịch vụ 'kéo' bão giá Ngoài gas, sữa, cước taxi, vận tải,... tăng giá, nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại các chợ, siêu thị đã có chiều hướng tăng đã tạo nên một áp lực không nhỏ tới cuộc sống của người dân. Hình ảnh họp báo chương trình "Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng" năm 2011 Chính vì vậy, với mong muốn bảo...