Bão Fiona đổ bộ, Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp đối với đảo Puerto Rico
Hầu hết các khu vực trên đảo Puerto Rico đã bị mất điện khi cơn bão nhiệt đới Fiona đổ bộ vùng lãnh thổ thuộc Mỹ này ngày 18/9.
Bão đã gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng trước khi di chuyển về phía CH Dominica.
Bão nhiệt đới Fiona gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng tại Puerto Rico. Ảnh: AFP
Trung tâm bão quốc gia (NHC) của Mỹ cho biết khi bão đổ bộ khu vực ven biển phía Tây Nam Puerto Rico, vận tốc gió tối đa lên đến 140km/h, vượt ngưỡng bão cấp 1. Theo NHC, bão đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại đây vào tối 18/9. Giới chức địa phương cho biết một số vụ lở đất đã xảy ra. Nhiều tuyến đường đã bị phong tỏa và 1 cây cầu tại thị trấn Utuado ở trung tâm đảo Puerto Rico đã bị nước lũ cuốn trôi. Các cảng ở Puerto Rico phải đóng cửa và các chuyến bay khởi hành từ sân bay chính của đảo này cũng bị hủy bỏ.
Công ty điện lực LUMA Energy vận hành lưới điện trên đảo Puerto Rico cho biết toàn đảo gồm 3,3 triệu dân đã bị mất điện vào chiều 18/9. Đến đêm 18/9, một số khu vực đã có điện trở lại nhưng để phục hồi nguồn cung cấp điện trên toàn đảo sẽ mất vài ngày. Lưới điện trên đảo Puerto Rico vẫn trong tình trạng dễ bị sập kể từ khi bão Maria cấp 5 tàn phá đảo này hồi tháng 9/2017 gây ra sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, với 1,5 triệu khách hàng bị mất điện và 80% đường dây tải điện bị hư hại.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/9 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với đảo Puerto Rico, theo đó cho phép Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) phối hợp triển khai các hoạt động cứu trợ thiên tai và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.
Trong khi đó, tại CH Dominica, nhà chức trách đã bắt đầu triển khai sơ tán người dân khỏi những khu vực có nguy cơ cao hứng chịu bão ở miền Đông nước này. Tổng thống CH Dominica, Luis Abinader, đã hoãn chuyến đi đến New York để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Các trường học tại nước này đã lùi thời điểm bắt đầu năm học sang ngày 21/9 thay vì 19/9 như kế hoạch trước đó. Dự báo, bão Fiona sẽ gây mưa to và sạt lở đất ở CH Dominica.
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, tăng cường nhập tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á
Ngày 6/6 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp về năng lượng tại nước này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng. Ảnh: New York Times
Tổng thống Biden tuyên bố khả năng cung ứng đủ điện của đất nước đang bị đe dọa, đồng thời cho rằng một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Biden nói rằng an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ đang bị xuống cấp bởi tình trạng thiếu hụt tiềm tàng về nguồn cung điện. Nhà lãnh đạo Mỹ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng - ban đầu là một phần của nỗ lực nhằm huy động toàn ngành công nghiệp tham gia cuộc Chiến tranh Triều Tiên - nhằm thúc đẩy sản xuất các tấm pin mặt trời trong nước và các dạng năng lượng "sạch" khác để tăng sản lượng điện cung cấp.
Tổng thống Biden đánh giá hiện nay có "nhiều yếu tố đang đe dọa khả năng cung ứng đủ sản lượng điện để phục vụ nhu cầu của khách hàng tại Mỹ. Các yếu tố đó bao gồm sự đứt gãy của thị trường năng lượng vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và tình trạng thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu".
Nhà Trắng trong một thông cáo ngày 6/6 nêu rõ Tổng thống Biden đã ra lệnh triển khai các biện pháp khẩn cấp để tăng những nguồn cung quan trọng cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ. Chính phủ Mỹ đồng thời tuyên bố miễn thuế 2 năm đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á.
Trong thông báo, Nhà Trắng cho biết việc miễn thuế áp dụng với các tấm pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu của Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Với quyết định này, Mỹ có thể đảm bảo đủ nguồn cung các bộ phận để đáp ứng nhu cầu phát điện trong khi sản xuất điện Mặt trời trong nước tăng lên. Tổng thống Biden cũng kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng (DPA) để thúc đẩy sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời của Mỹ.
Nhà Trắng nhấn mạnh các công nghệ năng lượng sạch hiện nay đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm chi phí năng lượng cho các gia đình, giảm rủi ro cho nguồn cung cấp điện ở Mỹ. Nước này đặt mục tiêu đến năm 2024 tăng gấp 3 lượng điện Mặt trời sản xuất trong nước, từ 7,5 gigawatt lên 22,5 gigawatt, đủ để cung cấp cho 3,3 triệu hộ gia đình ở nước này mỗi năm.
Với mục tiêu cắt giảm 50 đến 52% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, cũng như việc loại bỏ phát thải carbon trong sản xuất điện của Mỹ vào năm 2035 như đã được Tổng thống Mỹ Biden cam kết, việc tăng cường năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời cũng mang ý nghĩa rất quan trọng.
Theo AP, Tổng thống Biden đã ủy quyền cho Bộ Năng lượng Mỹ vận dụng DPA để tăng tốc sản xuất các linh kiện tấm pin năng lượng mặt trời, thiết bị tiết kiệm năng lượng, cách nhiệt tòa nhà, máy biến áp cần thiết cho lưới điện và các thiết bị khác như pin nhiên liệu.
Việc chính quyền Tổng thống Biden ban bố các biện pháp khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng diễn ra trong bối cảnh giá xăng dầu, nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt do nguồn cung đứt gãy vì cuộc xung đột Nga-Ukraine. Lâu nay, nỗ lực cắt giảm thuế năng lượng sạch của ông Biden và các đề xuất lớn khác nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất năng lượng xanh ở trong nước, cũng bị đình trệ tại Quốc hội.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, DPA cũng đã được kích hoạt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 để tăng sản xuất thuốc và thiết bị y tế tại Mỹ. Trước đó, đạo luật này cũng từng được kích hoạt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu xảy ra xung đột Ngày 18/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có tuyên bố chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận, rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp xảy ra xung đột. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS ngày 18/9, Tổng thống...