Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.
Ảnh minh hoạ
Nhiều người vợ, người chồng nói chuyện với người ngoài thì lớp lang bài bản, có trước có sau, cân nhắc từng câu từng chữ. Nhưng với chồng mình, vợ mình, thì toàn bạ đâu nói đấy. Giận lên là huỵch toẹt. Dỗi phát là phán quyết lẫn nhau. Khiến cho những cuộc đối thoại của 2 vợ chồng thành kẻ thắng người thua. Mà hôn nhân í, hơn thua là thất bát. Tôi nghĩ mãi về cái câu “tương kính như tân” mà thấy rằng đó là một trong những điều hôn nhân khó làm được. Nhiều người vợ tổn thương vì chồng chỉ trích, nặng lời với mình. Nhiều người chồng thở dài vì vợ mình ăn nói như dao cứa lòng nhau. Người xuề xòa có thể bỏ qua nhưng người nhạy cảm thì tổn thương sâu sắc.
Chúng ta, trong đó có cả tôi, luôn có tâm lý ăn miếng trả miếng. Luôn dùng dao đối sắc, dùng đường đối ngọt. Đôi khi chính mình cũng bị cuốn đi theo những cuộc đáp trả thay vì đáp đền. Người ngoài thì cùng lắm là mất đi mối quan hệ. Nhưng với vợ chồng, mối quan hệ có thể không mất nhưng sẽ bị bào mòn ghê gớm. Chỉ là chúng ta không nhận ra sự hao khuyết sau mỗi cuộc hơn thua ấy mà thôi. Vợ chồng cứ thế mà dần mất đi cân bằng đầy. Cho đến lúc cán cân nghiêng ngả.
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ. Và muốn thương họ, xót họ thì phải đặt mình vào họ, thương chồng như thương mình, thương vợ như thương thân thì sẽ hiểu họ. Một bên thương để bên nọ hiểu, đi bằng 2 chân như thế mới đi xa hơn được. Đừng nghĩ mình là nạn nhân nữa và cũng đừng đáp trả. Hãy đáp đền với nhau, cùng về một phe với nhau. Đừng ta- địch. Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt thòi, phỏng ạ?
Nhà văn Hoàng Anh Tú
Video đang HOT
Quyết ôm con lên phố thuê trọ, mẹ chồng đòi lại 2 tỷ từng cho để mua nhà: Có khốn khổ cũng đừng về tìm tôi!
Trước lời nói gay gắt của mẹ chồng, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều.
Tôi làm kế toán cho một công ty tư nhân trên thành phố trước khi lấy chồng. Yêu anh và cưới anh là con của một gia đình có truyền thống về giáo dục, hiện bố mẹ anh cũng có 1 trường mầm non tư thục ở quê. Chính vì thế theo nguyện vọng của bố mẹ chồng, tôi cũng từng đồng ý với chồng rằng sau khi sinh con sẽ về quê sống với bố mẹ chồng và làm việc trong trường tư thục của gia đình. Thế nhưng vì những bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con khiến tôi đã không chịu nổi mà ôm con thơ 3 tháng tuổi quyết lên phố sống cuộc đời khổ cực cũng được nhưng phải làm chủ mình.
Hồi tôi bầu, sức khỏe tôi yếu nên cũng đã nghỉ việc từ đó về nhà bố mẹ chồng để ở. Thế nhưng công việc của bố mẹ chồng bận rộn không có điều kiện ở nhà chăm sóc tôi nên tôi có xin được về nhà mẹ đẻ để dưỡng thai. Thế nhưng lúc ấy mẹ chồng tôi không cho:
- Lấy chồng phải theo chồng chứ con, mới lấy được vài tháng đã đòi về mẹ đẻ, người ngoài sẽ nghĩ gia đình mẹ thế nào. Hơn hết con ở đây bầu bí mệt nhọc, gia đình mình có điều kiện thuốc thang hơn bên đấy.
Tôi cũng gật đầu đồng ý vì không muốn bố mẹ đôi bên buồn. Thế nhưng suốt khoảng thời gian đó tôi mệt mỏi và buồn bã khiến sức khỏe bé con cũng không được tốt. Nghĩ lại tôi ân hận lắm.
Sau khi sinh con, tôi ở nhà mẹ chồng 1 tháng liền nhưng những bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy cháu đã khiến tôi ngột thở và không chịu được. Tôi nhờ chồng xin phép cho mẹ con tôi được về nhà mẹ đẻ cách đó 50 cây số để ở cữ. Thế nhưng mẹ chồng tôi phản đối, bà nói:
- Con còn non tháng không được đi đâu cả, khi nào nó cứng cáp mới được đi.
Tôi thì sống thế nào cũng được nhưng với những cách bà chăm sóc cháu đã khiến tôi ngày càng không thể chịu đựng được. Mặc dù bà là hiệu trưởng trường mầm non nhưng những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của bà lại không hợp với hiện đại hiện nay nên tôi không hài lòng, thậm chí có những điều tôi còn đánh giá là nguy hiểm. Ví dụ thay vì dùng nước muối sinh lý, bà bắt tôi dùng mật ong để rơ lưỡi, lau lưỡi cho con sơ sinh mỗi ngày. Tôi một mực không đồng ý thì bà đã tự tay làm nhiều lần. Trộm vía trời phật thương, đứa trẻ không bị ảnh hưởng.
Không chỉ thế, giữa đêm đứa trẻ đang ngủ say, bà liên lục dựng nó dậy để lau người, thay bỉm, thay quần áo... vì bà sợ mồ hôi làm ướt lưng sẽ bị cảm lạnh hoặc nước tiểu tràn bỉm gây ướt quần. Tôi nói rất nhiều lần về những vấn đề này nhưng bà đều bỏ ngoài tai "mẹ kinh nghiệm đầy mình, sao mẹ lại không biết mà con còn phải dậy".
Đỉnh điểm là có một lần vì thấy đứa nhỏ không lên cân nhiều nên bà cho rằng sữa mẹ không có chất. Thế nên bà tự ý đi đun bột gạo và xúc cho cháu ăn dặm sớm khi mới 3 tháng tuổi. Mặc dù tôi đưa ra những bài báo mà bác sĩ nói bà một mực không tin và cứ làm theo ý mình. Tôi quá bất lực với một người mẹ chồng thiếu kiến thức và bảo thủ cho nên qua 3 tháng 10 ngày, tôi quyết ôm con lên Hà Nội tìm phòng trọ thuê để sống, không về qua nhà ngoại để tránh mẹ tôi gặp phải tình huống khó xử.
Ngày tôi ôm con đi, mẹ chồng không được vui nhưng cũng không cản được. Bên cạnh đó, tôi tâm sự hết lòng mình với chồng để chồng hiểu được suy nghĩ của mình. Tôi cũng nói thẳng với anh:
- Quá nhiều chuyện đã khiến em cảm thấy mình không thể sống gần mẹ ở quê được. Vì thế em mong anh sẽ lên thành phố để mua nhà và sinh sống ở đây, em cũng làm việc và nuôi con ở đây để có thể làm chủ cuộc sống của mình.
Hôm sau, qua chồng tôi biết được mẹ chồng đã điện thoại lên đòi chúng tôi 2 tỷ tiền trước đó bà cho chúng tôi để có ý định mua nhà ở quê gần nhà ông bà. Mẹ chồng tôi nói:
- Nếu sống ở quê thì mẹ cho tiền mua nhà còn nếu mua nhà trên phố thì mẹ không cho. Các con thích làm chủ cuộc sống của mình thì hãy bắt đầu làm chủ từ kinh tế, gửi lại 2 tỷ cho mẹ. Sau này cuộc sống sướng khổ tự chịu, đừng về tìm mẹ.
Những bất đồng giữa tôi và mẹ chồng trong chuyện chăm cháu cũng khiến chồng tôi là người ở giữa phải khó xử. Anh khuyên tôi bình tĩnh và đưa con về sống với gia đình nội vì dù sao sống ở quê có ông bà cũng tốt hơn, nếu không có 2 tỷ của bố mẹ chồng chúng tôi cũng sẽ khó mua nhà trên phố.
Tôi băn khoăn suy nghĩ mãi bấy lâu nay nhưng nếu cứ về quê sống mà con tôi lại chịu những thiệt thòi về cách chăm của bà thì sớm muộn cũng bị ảnh hưởng sức khỏe
Tâm sự từ độc giả tuanh...@gmail.com
Vợ chồng dù đang giận tím mặt, cãi vã cũng không được nhắc đến 3 điều này Lúc đang cãi nhau, có những vấn đề nhắc đến sẽ chỉ khiến tình cảnh của cả hai thêm phần tồi tệ. Với một cặp vợ chồng, sẽ không tránh khỏi những lúc cãi vã. Chuyện xích mích, bất đồng quan điểm là điều quá bình thường trong hôn nhân. Thông thường, các cặp đôi sẽ trải qua quá trình đó, cãi cọ...