Báo Đức nêu 3 cách Nga có thể diệt tăng Leopard
Trên tờ Bild, nhà phân tích Bjorn Stritzel nêu ra một số cách mà Nga có thể tiêu diệt xe tăng Leopard của Đức gửi đến Ukraine.
(Ảnh: RIA Novosti / Viktor Antonyuk)
Theo ông Stritzel, Liên bang Nga có ít nhất 3 hệ thống vũ khí nguy hiểm đe dọa trang thiết bị quân sự của Đức trong biên chế Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU).
Tờ báo này nói rõ rằng thiết bị quân sự Đức đang bị đe dọa bởi mìn TM-62, phương tiện chiến đấu, cũng như tên lửa chống tăng có điều khiển của Nga.
Ông Strizel nói rằng, các mẫu tên lửa dẫn đường chống tăng mới của Nga được thiết kế đặc biệt để chống lại xe tăng như Leopard-2. Khả năng xuyên phá của tên lửa dẫn đường này đôi khi vượt quá 1m lớp bọc thép.
Tác giả cũng nhấn mạnh các phương tiện chiến đấu của Nga còn gây ra mối nguy hiểm lớn hơn đối với các thiết bị của Đức.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 28/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, việc chuyển giao 80 xe tăng Leopard cho Ukraine sẽ bắt đầu vào giữa năm 2023. Ông nhấn mạnh rằng Berlin đã bàn giao 18 xe tăng Leopard 2A6 và 40 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Kiev, cũng như phụ tùng và đạn dược.
Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lkke Rasmussen và Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen cho biết nước này và Hà Lan sẽ chuyển giao 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Theo thông tin được đưa ra, vũ khí này có thể được chuyển đến Kiev vào đầu năm 2024.
Đầu tháng đó, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand lưu ý 8 xe tăng chiến đấu Leopard 2 đã được tái xuất sang Ba Lan để chuyển tiếp tới Ukraine.
Tháng 3, Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha cũng báo cáo Lisbon đã giao miễn phí 3 xe tăng Leopard 2A6 cho Kiev.
Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra quyết định về chiến dịch quân sự vào ngày 24/2/2022 trong bối cảnh tình hình căng thẳng trong khu vực được cho là do các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine.
Thủ tướng Đức lên tiếng về việc Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức không cho phép Ukraine nhắm mục tiêu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà Berlin đã cung cấp cho Kiev.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc mít tinh ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Koblenz, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP
Theo đài RT, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh mọi thứ đang được thực hiện để ngăn chặn một cuộc đụng độ trực tiếp giữa NATO và Moskva.
Chính phủ Đức không thực hiện bất kỳ bước đơn phương nào khi cung cấp vũ khí cho Ukraine và chỉ hành động phối hợp với các đồng minh - ông Scholz khẳng định trong cuộc họp tại tòa thị chính bang miền tây Rhineland-Palatinate vào ngày 1/5. Ông nói thêm, Berlin dự định sẽ tuân thủ chính sách đó trong tương lai.
"Điều quan trọng đối với chúng tôi là vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine để tự vệ không được sử dụng trong các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga", Thủ tướng Đức nói.
Ông nhấn mạnh thêm, mặc dù hỗ trợ vũ khí cho Kiev, trong đó có xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, Berlin cũng đang làm mọi cách để tránh leo thang xung đột, có thể dẫn đến đụng độ trực tiếp giữa NATO và Moskva.
Tuy vậy, tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius từng lập luận rằng việc Ukraine thực hiện các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga để "cắt các tuyến đường tiếp tế" và vì các lý do quân sự khác là "hoàn toàn bình thường". Ông Pistorius nhấn mạnh rằng dân thường không nên bị nhắm mục tiêu trong các cuộc tấn công đó. Bộ trưởng Quốc phòng Đức không nói gì về nguồn gốc của các loại vũ khí mà Kiev có thể sử dụng trong các chiến dịch tấn công như vậy.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, các khu vực Bryansk, Belgorod và Kursk của Nga, tất cả đều giáp Ukraine, đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa, bị Nga cáo buộc là do Kiev tiến hành.
Moskva cho rằng các cuộc tấn công đó nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và khu dân cư, dẫn đến một số thường dân thiệt mạng và nhiều người bị thương, đồng thời phá hủy các tài sản.
Một trong những cuộc tấn công xuyên biên giới nguy hiểm nhất đã diễn ra ở Vùng Bryansk hôm 30/4, với vụ pháo kích vào làng Suzemka từ một hệ thống tên lửa phóng loạt khiến 4 thường dân thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Moskva từ lâu đã cảnh báo rằng họ coi việc Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga là "lằn ranh đỏ". Nga cũng lập luận rằng, sự hỗ trợ mà Mỹ, Anh, Đức và các đồng minh cung cấp cho Kiev, bao gồm cung cấp vũ khí và đạn dược, huấn luyện quân đội Ukraine và chia sẻ thông tin tình báo, trên thực tế đã khiến các quốc gia này cũng trở thành các bên tham gia cuộc xung đột.
Hồi tháng 3, tờ Spiegel cho biết Đức có kế hoạch tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, từ 3 tỷ euro lên tổng cộng hơn 15 tỷ euro trong vài năm tới. Ngay sau đó, Phát ngôn viên điện Kremlin Peskov tuyên bố Berlin đang ngày càng dính líu vào xung đột giữa Ukraine và Nga khi tiếp tục gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trước đó, vào cuối tháng 1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thông báo quyết định gửi xe tăng chiến đấu tiên tiến Leopard 2 cho Ukraine. Mục tiêu ban đầu của chính phủ Đức là sẽ thành lập 2 tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Tiểu đoàn đầu tiên, gồm 14 xe tăng Leopard 2 A6, sẽ do quân đội Đức cung cấp từ kho dự trữ vũ khí của Đức, phần còn lại sẽ do các nước châu Âu khác hỗ trợ. Bên cạnh việc cung cấp xe tăng, quân đội Đức còn tiến hành đào tạo binh sĩ Ukraine, bảo đảm việc vận chuyển, đạn dược cũng như bảo dưỡng các xe tăng này.
2 quốc gia thuộc EU tuyên bố hỗ trợ Ukraine 14 xe tăng Leopard 2 Theo một tuyên bố chung, số xe tăng Leopard 2 dự kiến được bàn giao cho Ukraine vào đầu năm 2024. Hà Lan và Đan Mạch tuyên bố sẽ hỗ trợ 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine vào đầu năm sau. Ảnh: AP Đan Mạch và Hà Lan sẽ hỗ trợ 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine vào quý I năm...