Báo Đức khen Nga sớm thành cường quốc công nghệ
Báo Đức cho rằng Nga sẽ sớm trở thành một cường quốc công nghệ thông tin, có thể vượt cả Mỹ.
Thời báo kinh doanh Đức Handelsblatt mới đây có bài viết cho rằng, Nga sẽ sớm trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin, dựa trên các con số triển vọng của lĩnh vực này tại Nga trong vòng 2 năm qua.
Đức ca ngợi Nga sớm trở thành cường quốc công nghệ thông tin, có thể vượt Mỹ.
Thời báo này lấy ví dụ là Tập đoàn Yandex của Nga. Nhà cung cấp công cụ tìm kiếm hàng đầu của Nga này đang làm đủ chức năng mà 5 công ty Mỹ đang hoạt động, bao gồm: Amazon, Google , Uber và TomTom (thương hiệu dẫn đầu về các sản phẩm bản đồ và định vị).
Doanh thu năm ngoái của Yandex tăng 36% lên mức 1,8 tỷ USD, trong khi lợi nhuận tăng 430% đạt 660 triệu USD.
Trong tương lai không xa, Yandex có thể “đánh bay” Amazon, Google, Uber và TomTom để phục vụ dân Nga, tờ báo Đức khẳng định.
Tính đến tháng 4/2017, bộ công cụ dịch máy của Yandex còn được đánh giá là vượt qua cả bộ công cụ dịch của Google với 94 ngôn ngữ. Yandex đã hơn Google hai ngôn ngữ địa phương của Nga tiếng Tatar và tiếng Bashkir.
Nga cũng có tiềm năng phát triển công nghệ thông tin khi số lượng người dùng ở nước này đang tăng lên với tốc độ chóng mặt.
Khoảng 75% người Nga có quyền truy cập mạng, điều này khiến thị trường Internet ở Nga có lượng người dùng đạt khoảng 90 triệu, mức lớn nhất ở châu Âu.
Theo các nhà nghiên cứu thị trường của Viện GfK ở Đức, 36% người Nga trên 55 tuổi hiện đang lướt web trên World Wide Web. Ở Nga, 59% người dân dùng điện thoại thông minh của họ vào mạng.
Tờ báo Đức nhận xét, với điều kiện thuận lợi trên, Nga sở hữu tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Video đang HOT
Theo ngân hàng đầu tư Mỹ, Morgan Stanley, doanh thu bán lẻ hàng hóa trong phân khúc kinh doanh trực tuyến qua mạng Internet của Nga năm 2017 lên tới 18 tỷ USD. Theo dự báo, năm 2020 con số này sẽ đạt gần 31 tỷ USD và đến năm 2023 sẽ là 52 tỷ USD.
Trong một cuộc khảo sát, 78% người Nga cho biết họ sẽ đặt hàng trực tuyến nhiều hơn dù họ có thể tự lấy hàng.
Dù tăng trưởng như vậy, không có nhà cung ứng thương mại điện tử nào thống trị ở Nga.
Bốn công ty thương mại điện tử hàng đầu ở Nga hiện chỉ chiếm 27% tổng thị trường. Con số này khiêm tốn so với mức 63% ở Mỹ và 84% ở Trung Quốc. Nhìn chung, tỷ lệ bán lẻ trực tuyến trong toàn bộ giao dịch bán lẻ hiện chỉ là 3%.
“Nga là thị trường mới nổi lớn cuối cùng mà không có nhà bán lẻ trực tuyến thống trị thị trường. Nga vẫn đang ở một bước ngoặt” – các chuyên gia của Morgan Stanley nhận xét.
Tập đoàn bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Alibaba , Tập đoàn Mail.Ru – nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội và email hàng đầu của Nga, nhà điều hành điện thoại di động Nga MegaFon và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đang tìm kiếm sự hợp tác về thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội, giải trí và truyền thông trực tuyến. Điều này sẽ giúp thương mại điện tử của Nga tăng mạnh trong thời gian tới.
Tờ báo Đức cho rằng, ngành Công nghệ thông tin của Nga được dự báo sẽ vượt xa so với thương mại trực tuyến và sớm có thể đưa Nga trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này.
“Các nhà sáng lập Nga rất siêng năng, tháo vát và linh hoạt trong việc thực hiện các ý tưởng của họ” – Quỹ Trade and Invest của Đức bình luận.
Theo đất việt
5 nguyên nhân đẩy Apple vào tình trạng tồi tệ nhất trong tháng 11 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Cổ phiếu Apple đang trải qua sự sụt giảm khủng khiếp: 21% chỉ trong tháng 11, thổi bay hơn 200 tỷ USD giá trị thị trường.
Việc công ty tuyên bố sẽ không tiết lộ số lượng các sản phẩm trong mảng phần cứng của mình như iPhone, iPad và Mac cách đây không lâu cũng khiến các nhà phân tích suy đoán rằng doanh số bán hàng của Apple đang có xu hướng giảm dần.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Apple đã đánh mất vị trí là công ty có giá trị nhất nước Mỹ vào tay Microsoft. Tháng 11 được coi là tháng tồi tệ nhất của công ty này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Dưới đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
1. Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang ngày càng thu hẹp về quy mô. Apple, với 61% doanh thu đến từ iPhone cũng không phải ngoại lệ.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Tổng công ty dữ liệu toàn cầu, các nhà sản xuất đã bán ra tổng cộng 355,2 triệu chiếc smartphone trong quý III năm 2018, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ tư liên tiếp chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh của thị trường điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng thị trường này sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2019.
Doanh số smartphone trên toàn cầu nói chung đều giảm.
2. Có rất nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng nhu cầu mua iPhone đang giảm, đặc biệt là iPhone XR có giá 750 USD (khoảng 17,5 triệu đồng). Một số nhà cung cấp linh kiện đã giảm mạnh dự báo của họ về doanh số bán hàng của Apple trong một vài tuần trở lại đây. Đơn đặt hàng iPhone XR gần đây giảm khoảng 20%, đồng thời Apple có kế hoạch giảm 5% các kế hoạch xây dựng đối với iPhone XS và XS Max.
Apple đã phải tiếp tục cắt giảm sản lượng iPhone XS và XS Max.
3. Có những lo ngại lớn về hiệu quả của nền kinh tế trong bối cảnh niềm tin của người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi đang suy yếu. Đồng USD dù mạnh cũng không thể giúp được nhiều.
Rodman, nhà phân tích của Goldman Sachs nhận xét: "Ngoài việc nhu cầu về sản phẩm của Apple tại Trung Quốc và nhiều thị trường mới nổi khác đang có xu hướng giảm, sự mất cân bằng giữa giá cả và các tính năng của iPhone XR cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng ngoài thị trường Mỹ không mấy mặn mà với sản phẩm.
Một nhà phân tích cho biết, tại Trung Quốc, xét về tỷ giá giữa USD và Nhân dân tệ, ngày càng nhiều người lựa chọn những mẫu điện thoại thông minh cao cấp có thông số kỹ thuật tương tự từ các đối thủ cạnh tranh địa phương hơn là iPhone XR.
4. Apple đang gặp thách thức lớn tại thị trường Trung Quốc khi phải đối mặt với việc xiết chặt nhiều quy định cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty công nghệ lớn của nước này như Huawei.
CEO Tim Cook tại một buổi tọa đàm.
Theo chuyên gia Ming-Chi Kuo, ước tính về lô hàng iPhone XR đã giảm từ 100 triệu chiếc xuống còn 70 triệu chiếc vì một số lý do:
- Tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc.
- Người dùng kỳ vọng iPhone XR có nhiều tính năng và giá cả phải chăng hơn mức giá hiện tại.
- Cạnh tranh từ dòng sản phẩm Huawei Mate 20.
Nhìn chung, Trung Quốc vẫn là một thị trường nhiều rủi ro với Apple. Một số ý kiến còn cho rằng đất nước tỷ dân có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple bằng cách như không cho phép bán điện thoại mới tại thị trường trong nước.
5. Khả năng cao là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có iPhone. Apple có rất nhiều nhà sản xuất ở châu Á và Trung Quốc. Chính vì vậy, thuế quan có thể làm tăng giá các sản phẩm của Apple và ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán hàng của họ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn tìm ra được mặt tích cực đặc biệt là mảng kinh doanh dịch vụ trực tuyến như iCloud và AppleCare của Apple
Nhà phân tích Katy Huberty từ Morgan Stanley chia sẻ: "Chúng tôi cho rằng thị trường đã đánh giá thấp giá trị và sự phát triển của mảng kinh doanh dịch vụ của Apple. Với cơ sở người dùng iOS trưởng thành tương đối lớn, mảng dịch vụ trực tuyến sẽ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho Apple trong năm năm tới".
Theo GenK
Alibaba sẽ tự phát triển, tự sản xuất chip AI vào năm tới, sẵn sàng đối đầu với nước Mỹ Nước đi này của Alibaba sẽ đánh thẳng vào trọng tâm của ngành công nghiệp Mỹ. Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mới tuyên bố vào hôm thứ tư rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất chip AI do công ty tự phát triển trong nửa cuối của năm 2019. Mặc dù Alibaba không tiết lộ các chi tiết về chip AI sắp...