Báo Đức chứng minh Nga dùng dầu mỏ hạ bệ Mỹ
Tờ Deutsche của Đức vừa dự đoán dầu mỏ sẽ giúp Nga sẽ giúp “hạ” đồng USD của Mỹ thì ngay lập tức, Moscow quyết định cắt giảm 10% ngân sách.
Báo Đức: Dầu mỏ Nga sẽ giúp hạ bệ USD và bá quyền Mỹ
Tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten ngày 16-1 đưa tin, Nga dự định tạo lập loại mác tiếp thị dầu theo một tiêu chuẩn riêng, không nằm trong hệ thống giao dịch trên thế giới hiện nay là Brent và WTI, để định giá mua và bán nguyên liệu trên các thị trường quốc tế.
Tờ báo này lưu ý rằng, ngay từ hồi tháng 11, trên sàn giao dịch hàng hóa-nguyên liệu quốc tế Saint-Peterburg đã tổ chức những phiên bán xuất khẩu đầu tiên với loại dầu riêng của Nga là Ural.
Theo quan điểm của tờ báo Đức, việc tạo ra các “chuẩn Nga” dành cho dầu mỏ sẽ có hệ quả sâu rộng đối với nền thương mại thế giới, cho đến nay vẫn tiến hành hầu như chỉ bằng USD.
Hiện tại, để xác định giá dầu mỏ Nga vẫn đang dùng mác Brent. Mác dầu này được dùng để đánh giá khoảng 2/3 các hợp đồng “vàng đen” trên thị trường thế giới, mặc dù thị phần của loại dầu này trong tổng khối lượng khai thác nguyên liệu mỗi ngày chỉ chiếm khoảng 1%.
Tờ báo Đức đánh giá, việc tạo ra “chuẩn Nga” sẽ là đòn giáng không chỉ vào đồng tiền Mỹ, mà còn giáng vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.
Động thái này sẽ phá vỡ “cây cột chịu lực” duy trì sự thống soái trên thị trường giao dịch thương mại và tiền tệ của Mỹ. Bởi chừng nào tất cả các giao dịch còn diễn ra thông qua Brent và WTI, thì nhu cầu đối với đồng USD sẽ không bao giờ giảm sút.
Video đang HOT
Bức Đức cho rằng, Nga có thể hy vọng vào dầu mỏ?
Tác giả bài báo giải thích, Ngân hàng trung ương các nước khác trong quá trình tái đầu tư để nhận thặng dư thương mại, thường cân đối bằng tiền USD, chủ yếu trong trái phiếu của Chính phủ Mỹ.
Điều đó cho phép người Mỹ vay nợ vô thời hạn mà không bị hậu quả cho bản thân, bởi họ có thể in tiền thêm tiền USD, vốn từ sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1971, đã biến thành đồng tiền “không có gì đảm bảo”.
Bây giờ nợ công của Hoa Kỳ gồm khoảng 19 nghìn tỷ. Và điều này không gây hại cho họ nhờ sự ràng buộc của đồng USD với dầu mỏ, và nếu một ngày dầu mỏ giao dịch theo chuẩn riêng của Nga, thanh toán bằng đồng rúp hay Nhân Dân Tệ của Trung Quốc thì đồng USD sẽ lâm nguy và Mỹ sẽ biến thành con nợ thực sự.
Như đang thấy, rõ ràng bước đi này của Nga là một bộ phận trong chiến lược dài hạn nhằm hóa giải độ phụ thuộc của nền công nghiệp dầu mỏ của đất nước vào đồng tiền Mỹ – tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten đánh giá. Thêm vào đó, còn ý nghĩa đáng kể nữa là nêu tấm gương cho các nước đang phát triển khác.
Medvedev: Kinh tế khó khăn nhưng đang phát huy nội lực
Hôm 13-1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Diễn đàn Gaidar rằng, đối với nền kinh tế Nga, những thách thức hiện nay là nghiêm trọng nhất trong thập kỷ qua. Nhưng ông cũng khẳng định rằng, bất chấp tất cả mọi điều, nền kinh tế quốc gia sẽ không bị phá vỡ.
Thủ tướng Medvedev khẳng định rằng, dù có khó khăn nhưng kinh tế Nga sẽ không “chết”
Thủ tướng Dmitry Medvedev nhận định rằng “kế hoạch chống khủng hoảng” do Chính phủ vạch ra đã vận hành tốt. Nga đã chặn được sự sa sút trong sản xuất, và không để xảy ra chấn động trong đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho đất nước đứng vững trong giai đoạn phức tạp nhất của năm 2016.
Ông Medvedev lưu ý rằng, điều tồi tệ nhất là giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Điều đó không thể không ảnh hưởng đến thu ngân sách.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga đã thành công tránh cắt giảm mạnh ở những hạng mục chi tiêu quốc gia quan trọng, ví dụ như trong các lĩnh vực xã hội và chi tiêu cho quốc phòng. Và đường lối này sẽ được tiếp tục trong năm 2016 – Thủ tướng nói.
Về chi tiêu quân sự, ông Dmitry Medvedev khẳng định rằng Nga có nhiệm vụ tái trang bị vũ khí, thiết bị quân sự mới đến 70% vào năm 2020 cho lực lượng vũ trang của đất nước. Nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành, không hề có bất kỳ sự nghi ngờ nào về điều đó.
Bởi vì không một quốc gia nào có thể hy sinh vấn đề an ninh và quốc phòng, kể cả đất nước nhỏ bé nhất. Liên bang Nga là đất nước rộng lớn nhất thế giới, với đường biên giới dài nhất. Nếu Nga không duy trì được hoạt động của lực lượng vũ trang ở mức bình thường, thì không thể bảo vệ được đất nước.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Đức: Nga đã đúng khi buộc tội Thổ tiếp tay cho IS
Báo Đức Bild cho rằng ông Putin có cơ sở chắc chắn để tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại dầu từ tay khủng bố ở Syria nhằm kiếm lời, các xe dầu của khủng bố ở Syria "lũ lượt đổ về Thổ Nhĩ Kỳ cả ngày lẫn đêm".
Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nước tiêu thụ dầu mỏ lớn của IS, tác giả bài báo nhận định. Các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ kí hợp đồng mua dầu mỏ với các lực lượng thánh chiến và gửi cho chúng hơn 10 triệu USD mỗi tuần.
Điện Kremlin từ lâu đã biết được việc làm ăn phi pháp khi mua dầu từ Syria rồi chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân Nga liên tiếp dội bom vào các cơ sở hạ tầng của IS khiến chính quyền Ankara không thể ngồi yên.
Theo báo Bild, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ với bọn khủng bố không nhất quán: một mặt chính quyền Ankara cho người Mỹ cơ hội sử dụng các căn cứ không quân của nước này để không kích vào IS. Mặt khác, Tổng thống Erdogan lại đồng ý để bọn khủng bố lẻn vào Syria qua đường Thổ Nhĩ Kỳ mà không hề gặp bất kì trở ngại nào.
Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải là quốc gia duy nhất kiếm tiền từ việc mua dầu từ IS. Những nước buôn lậu dầu mỏ như Jordan hay Kurdistan có một thị trường chợ đen sôi động buôn bán dầu mỏ với IS. Đây là lời tuyên bố của Eckart Woertz, nhà phân tích cao cấp của Trung tâm Barcelona về Quan hệ quốc tế.
Tổng thống Putin, sau cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng lượng lớn dầu mỏ ở những vùng mà IS kiểm soát tại Syria được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ: "Chúng tôi đang nói về việc cung cấp dầu mỏ ở phạm vi công nghiệp từ các vùng lãnh thổ Syria do bọn khủng bố kiểm soát - dầu mỏ xuất phát từ chính những vùng này chứ không phải nơi nào khác. Quan sát bằng vệ tinh chúng tôi biết được những đoàn xe chở dầu này đang hướng tới đâu", ông Putin tuyên bố. "Chúng lũ lượt đổ về Thổ Nhĩ Kỳ cả ngày lẫn đêm".
Theo Danviet
Thời đại dầu thô kết thúc với đợt IPO nghìn tỉ USD ở Ả Rập Xê Út Hãng dầu khí Ả Rập Xê Út đang trong giai đoạn xem xét để là doanh nghiệp nghìn tỉ USD đầu tiên nếu trở thành công ty đại chúng. Lúc này, không ít người nhìn thấy các dấu hiệu kết thúc của thời đại dầu thô. Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, việc Ả Rập Xê Út thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu...