Bão dư luận phản ứng nữ phóng viên N1TV ngáng chân người di cư
Đoạn video ngắn ghi lại cảnh cô Petra László – quay phim của đài truyền hình Hungary N1TV – ngáng ngã một người đàn ông đang bế con và đá những đứa trẻ khác lại thổi bùng lên lửa giận dữ trong dư luận.
Hình ảnh trong đoạn video nói trên ghi lại cảnh một nhóm di dân đang tháo chạy khỏi sự truy đuổi của cảnh sát tại biên giới vùng Rszke giữa Hungary với Serbia.
Khi một người đàn ông bế con trên tay chạy ngang qua László, nữ phóng viên này đã giơ chân ngáng khiến ông bố ngã suýt đè lên con mình (ảnh). Người đàn ông sau đó đã quay lại phản ứng với László, nhưng nữ phóng viên này vẫn thản nhiên tiếp tục tác nghiệp.
Đoạn video trên được một phóng viên người Đức đưa lên Twitter, sau đó lan truyền với tốc độ chóng mặt và vấp phải sự phản ứng dữ dội của cư dân mạng. Index – trang tin tức hàng đầu của Hungary – còn ghi lại được cảnh cô László đá một bé trai và bé gái trong đoàn di cư.
Người dùng Facebook sau đó thành lập một nhóm để lên án hành động phản cảm của nữ phóng viên này. Tài khoản trên đã nhận được hàng trăm bình luận chia sẻ bất bình và phẫn nộ chỉ trong một đêm.
Mặc dù ủng hộ phe cực hữu và thường chứng tỏ quan điểm tiêu cực về làn sóng người di cư tràn sang Hungary, đài truyền hình N1TV cũng không thể làm ngơ trước hành vi gây bão dư luận của Petra László.
László lập tức bị sa thải vì “hành vi không thể dung thứ”. Tổng biên tập Szabolcs Kisberk tuyên bố trên website của N1TV: “Quyết định sa thải quay phim Petra László có hiệu lực ngay lập tức và không có gì để bàn cãi thêm”.
Video đang HOT
Ngoài hình phạt buộc thôi việc, cô László còn có thể phải đối mặt với mức án phạt tới 5 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Minh Hằng
Theo Dantri/the Guardian
Bức ảnh lịch sử làm nên tên tuổi của nữ phóng viên Pháp
Trước ngày 30/4/1975, khi phần lớn các nhà báo và phóng viên ảnh nước ngoài rời Sài Gòn để đảm bảo an toàn, nữ phóng viên ảnh người Pháp Francoise Demulder nằm trong số rất ít các nhà báo nước ngoài vẫn cố bám trụ.
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (Ảnh: Francoise Demulder)
Vào trưa ngày 30/4/1975, Demulder đã có mặt tại Dinh Độc Lập và bà đã chứng kiến chiến thắng của quân giải phóng vào thời khắc lịch sử.
Khi xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, Demulder đã chụp được cảnh chiếc xe húc đổ cánh cổng chính của dinh thự. Bà là một trong số ít người phương Tây có mặt lúc đó nhưng người duy nhất ghi được khoảnh khắc lịch sử này.
Bức ảnh của đã Demulder được đăng tải trên báo chí khắp thế giới và trở thành biểu tượng cho sự thất bại của Mỹ và đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.
Hai năm 20 sau khi chiến tranh kết thúc, vào tháng 4/1995, bà Demulder đã trở lại Việt Nam, mang theo các bức ảnh tư liệu mà bà chụp được vào những phút cuối cùng của chiến tranh Việt Nam.
Qua chuyến thăm đó, một nhầm lẫn lịch sử đã được đính chính. Theo bức ảnh của Demulder, chiếc xe tăng đã húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập là xe tăng mang số hiệu 390, chứ không phải chiếc 843 như đã được công nhận trước đó. Cũng trong chuyến trở lại Việt Nam, Demulder đã tìm lại những người lính đã có mặt trên chiếc xe tăng 390 và có cuộc gặp gỡ đầy xúc động với họ.
Demulder đến chiến trường Việt Nam khi còn rất trẻ, mới 22 tuổi vào năm 1969. Tài năng, nhiệt huyết của tuổi trẻ và đam mê nghề nghiệp đã giúp Demulder gặt hái những thành công đầu tiên trong sự nghiệp phóng viên ảnh chiến trường.
Nữ phóng viên chiến trường Demulder thời trẻ (Ảnh: Georges Beutter)
Sinh tại Paris ngày 9/6/1947, Demulder từng là một sinh viên ngành triết học. Với dáng người cao, gầy và rất giống một trong những ngôi sao hàng đầu của Pháp thời bấy giờ, nữ ca sĩ Francoise Hardy, Demulder thấy rằng cô có thể kiếm tiền bằng nghề người mẫu. Trên thực tế, Demulder cũng đã có một thời gian ngắn làm người mẫu nghiệp dư.
Ấn tượng mạnh bởi phong trào phản đối chiến tranh của sinh viên tại Paris năm 1968 và được truyền cảm hứng bởi các bức ảnh gan góc về chiến tranh Việt Nam của các phóng viên ảnh như Larry Burrows, Don McCullin (đều là người Anh), Cathy Leroy (người Paris), Demulder đã mua vé máy bay một chiều tới Sài Gòn năm 1969.
Giống người đồng hương Cathy Leroy 2 năm trước đó, Demulder đã làm việc dưới sự dẫn dắt của Horst Faas, một phóng viên ảnh huyền thoại, người là trưởng đại diện của hãng tin AP ở Sài Gòn khi đó. Demulder đã tới các vùng chiến sự bằng xe máy hay đi trực thăng Huey của Mỹ để ghi lại hình ảnh những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh. Rồi cô lại trở về Sài Gòn, nộp các bức ảnh cho ông Faas để APđăng tải.
Các bức ảnh của Demulder và Leroy, cùng với sự phát triển của các hãng ảnh thời sự Pháp và sự ảnh hưởng của tạp chí Paris Match đối với nhiếp ảnh, đã đưa Paris trở thành kinh đô của ảnh báo chí vào những năm 1970 và 1980.
Sau chiến trường Việt Nam, Demulder tiếp tục thập nhập vùng chiến sự nóng bỏng. Ngoài Đông Nam Á và Trung Quốc, bà cũng đưa tin về các sự kiện tại Cuba, Pakistan, Ethiopia.
Demulder từng nói bà ghét chiến tranh "nhưng cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu bật thực tế rằng người vô tội luôn gặp khổ đau, trong khi người quyền lực ngày càng giàu lên".
Bức ảnh về người tị nạn Palestine tại Li-băng giúp Demulder đoạt giải ảnh báo chí thế giới (Ảnh: Image works)
Năm 1976, Demulder trở thành nữ phóng viên đầu tiên được trao giải Ảnh báo chí thế giới (WPPA) với bức ảnh người tị nạn Palestine tại Li-băng. Các bức ảnh của bà được đăng tải trên nhiều ấn phẩm quốc tế, trong đó có các tạp chí lớn như TIME, Life và Newsweek.
Demulder có nhiều người hâm mộ nhưng sống độc thân. Bà qua đời ở tuổi 61 tại Paris, Pháp năm 2008 sau một thời gian điều trị bệnh ung thư.
An Bình
Theo Dantri/Washington Post, SHM, Guardian
Những chuyện đằng sau bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975 "Người phóng viên mang bản tin chiến thắng về để phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam đã gặp tai nạn trên đường, vừa đến cổng Đài cô ấy đã ngất lịm đi..."- 40 năm sau, NSƯT Kim Cúc vẫn nhớ như in những câu chuyện đằng sau bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975. 40 năm đã trôi qua, nhưng trong ký...