Báo động về tình trạng tan chảy các thềm băng ở Nam Cực
Ngày 12/10, các nhà khoa học cho biết khối lượng của 40% thềm băng Nam Cực đã giảm mạnh trong 25 năm qua, làm tăng nguy cơ nước biển dâng.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đánh giá đây là xu hướng báo động.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đã phân tích hơn 100.000 bức ảnh vệ tinh để đánh giá tình trạng của 162 thềm băng tại Nam Cực trong giai đoạn 1997 – 2021. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, xu hướng tan chảy đã khiến 71 trong 162 thềm băng bị giảm khối lượng, trong đó có 68 thềm băng bị giảm ở mức đáng kể.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, mức giảm này đã vượt ra ngoài những biến động bình thường của thềm băng và là bằng chứng nữa cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đang ảnh hưởng đến Nam Cực như thế nào. Gần 67.000 tỷ tấn băng đã chảy vào đại dương trong 25 năm qua, con số này đã được bù đắp phần nào với 59.000 tỷ tấn băng tăng thêm.
Tác giả Benjamin Davison, nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds cho biết các nhà khoa học từng tin rằng phần lớn thềm băng sẽ trải qua quá trình thu hẹp nhanh chóng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Sau một thời gian, thềm băng sẽ dần phục hồi. Trên thực tế, gần một nửa số thềm băng đang bị thu hẹp mà không có dấu hiệu phục hồi.
Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có 29 thềm băng gia tăng về khối lượng và 62 thềm băng không có sự thay đổi đáng kể. Có 48 thềm băng mất hơn 30% khối lượng trong 25 năm. Tác nhân chính gây tan chảy là hải lưu và gió tại phía Tây Nam Cực, đẩy nước ấm đến dưới thềm băng. Gần như tất cả các thềm băng ở Tây Nam Cực đều ghi nhận sự suy giảm về khối lượng do tiếp xúc với nước ấm bên dưới.
Việc thềm băng suy giảm đã khiến sông băng di chuyển nhanh hơn, làm mực nước biển toàn cầu tăng thêm 6mm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu. Dù Nam Cực chỉ đóng góp 6% trong tổng mực nước biển dâng, song con số này có thể tăng mạnh nếu thềm băng tiếp tục thu hẹp.
Thềm băng là những tảng băng nổi bao quanh Nam Cực, giúp bảo vệ và ổn định sông băng trong khu vực bằng cách làm chậm dòng chảy vào đại dương. Theo ESA, thềm băng lớn tan chảy sẽ giải phóng nước ngọt vào đại dương – có thể có tác động đến sự lưu thông của đại dương, bao gồm việc di chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhiệt và carbon khỏi hệ sinh thái vùng cực.
Các số liệu được công bố vào tháng trước cho thấy băng biển giúp giữ đại dương bao quanh Nam Cực đã xuống mức thấp kỷ lục trong mùa Đông năm nay, khiến các nhà khoa học lo ngại tác động của biến đổi khí hậu tại đây đang tăng lên. Việc nước ngọt tràn vào đại dương sẽ làm giảm độ mặn của nước ở Nam Đại Dương, khiến nước trở nên nhẹ hơn, làm chậm quá trình chìm xuống và có nguy cơ làm suy yếu hệ thống băng chuyền đại dương trên toàn cầu (một mạng lưới các dòng hải lưu tác động lớn tới khí hậu toàn cầu).
Băng biển ở Nam Cực thấp nhất trong gần 45 năm
Các nhà khoa học cảnh báo lớp băng bề mặt tại Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano, quần đảo Nam Shetland, Nam Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) cho biết băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,91 triệu km2 trong tuần này. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi NSIDC bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1979.
Theo NSIDC, trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là bước vào mùa tan băng, lượng băng này dự kiến còn giảm hơn nữa trước khi đạt mức tối thiểu hằng năm. Theo lý giải của các nhà khoa học, băng biển Nam Cực tan chảy không có tác động rõ rệt đến mực nước biển vì băng vốn đã nằm trên đại dương, nhưng nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Cơ chế điều hòa khí hậu bằng băng tuyết rất quan trọng, trong đó lớp băng tuyết phản xạ đến 80% lượng tia nắng Mặt Trời và mang lại hiệu ứng làm mát. Tuy nhiên, khi băng biển tan chảy, thì bề mặt đại dương sẽ là nơi hấp thụ lượng ánh nắng Mặt Trời. Với đặc thù về sắc tố tối hơn nhiều so với băng, thì điều này sẽ tác động khiến quá trình ấm lên toàn cầu tăng tốc.
NSIDC cho biết thêm rằng sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng, dễ chịu tác động của những con sóng và điều kiện thời tiết ấm dẫn đến sự tan chảy và nứt vỡ.
Chu kỳ băng tuyết Nam Cực hằng năm biến đổi đáng kể giữa các mùa. Lục địa này đã không trải qua sự tan chảy nhanh chóng trong 4 thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan bắt đầu tăng cao vào năm 2016, gây lo ngại rằng xu hướng băng tan có thể kéo dài.
Kỷ lục băng biển thấp nhất trước đây được ghi nhận vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2. Năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 thế giới từng ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của hiện tượng thời tiết La Nina.
Một nghiên cứu khoa học mới được công bố cũng cho thấy nguy cơ từ việc nhiệt độ toàn cầu tăng. Theo nghiên cứu này, chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,5 độ C, các tảng băng lớn sẽ tan chảy khiến mực nước biển tăng lên vài mét, tiềm ẩn các tác động môi trường vô cùng nghiêm trọng.
Cảnh báo có thể mất hàng thế kỷ để khắc phục tình trạng băng tan tại Nam Cực Giới khoa học cảnh báo tuy lượng băng tại Nam Cực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, song sẽ không có biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng. Băng trôi tại Vịnh Chiriguano ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN Kết luận này được đưa ra trong...