Báo động tình trạng đánh đập, ngược đãi công nhân
Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra ở nhiều KCN, trong các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đó là nhiều CN bị chủ DN ngược đãi, dùng “chiêu trò” để đuổi việc, thậm chí đánh đập không thương tiếc.
Công nhân bị người quản lý đánh bầm giập, thâm tím người (ảnh do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cung cấp).
Bắt đứng nắng, ngồi một chỗ là… chuyện thường
Ông Lê Lưu Luyến – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Đồng Nai – cho biết: “Chuyện CN bị ngược đãi diễn ra thường xuyên trong nhiều KCN”. Tại nhiều KCN khác, hằng ngày chúng tôi còn nhận được nhiều phản ánh bức xúc khác của CN bị Cty đối xử còn thậm tệ hơn. Nhiều CN bị bắt đứng nắng tập thể, bị bắt ngồi một chỗ, có CN thì bị Cty bắt lấy 1 cái ghế tháo ra rồi lại bắt lắp vào cả trăm lần. Rồi có cả CN bị quản lý đánh tơi tả, nhưng rồi không đủ bằng chứng nên không làm gì được – ông Luyến cho biết thêm.
Gần đây là trường hợp của CN Lê Anh Tuyền (SN 1983, Q.9, TPHCM) đang làm việc tại Cty S.I trong KCN Amata về việc anh bị Cty giam lỏng cả chục ngày mà Báo Lao Động đã có bài phản ánh. Anh Tuyền cho biết, anh bị Cty không bố trí công việc theo HĐLĐ mà bắt phải ngồi trong phòng bảo vệ, dưới sự giám sát của bảo vệ trong suốt thời gian 8 tiếng làm việc.
Tương tự, CN N.Đ.K.Ngân (SN 1983) cho biết, chị làm việc cho Cty M.Đ.T (H.Trảng Bom) theo dạng hợp đồng không thời hạn làm tại kho thành phần. Nhưng sau đó, bị chuyển làm trái nghề từ kho qua tổ may với lương thấp hơn 300.000 đồng, rồi sau đó lại tiếp tục chuyển sang tổ kiểm hóa được chừng 1 tháng thì cho chị ngồi không để người khác làm thay. Tương tự, CN Vũ Văn Miền cho biết, anh làm việc tại Cty H.S trong KCN Hố Nai 3, bị tai nạn lao động gãy tay thì bị Cty điều chuyển sang bộ phận đóng gói, bốc xếp hàng hóa. Nhưng do anh bị gãy tay không đảm nhận được công việc, nên Cty chuyển anh xuống phòng bảo vệ ngồi, sau đó đuổi việc anh.
Video đang HOT
Theo LĐLĐ tỉnh, đây thực chất là chiêu trò mà nhiều Cty tại Đồng Nai hiện nay đang sử dụng để tìm cách đuổi việc CN mà không phải bồi thường hợp đồng. Việc ngược đãi CN bằng nhiều hình thức như: Bắt ngồi một chỗ, không bố trí công việc… khiến nhiều CN bị ức chế, tự nghỉ việc.
Dùng ghế đập CN đến gãy tay
Nhiều trường hợp, CN bị quản lý đánh đập tới mức tiền mất, tật mang. Bà L.T.B.Sáu (SN 1967) là CN Cty TNHH H.A.T (TP.Biên Hòa). Cuối năm 2011, bà Sáu đến Cty làm việc thì bị người quản lý (SN 1984) dùng ghế gỗ đánh đến khi có người can ngăn mới dừng lại. Hậu quả, bà Sáu phải vào BV Đa khoa Đồng Nai để cấp cứu trong tình trạng gãy nát đầu dưới 2 xương cẳng tay trái, tổn thương thần kinh trụ giữa tại cổ tay, u đa sợi thần kinh, sau đó phải chuyển lên BV Chợ Rẫy TPHCM vì quá nặng.
Kết quả giám định pháp y, bà Sáu bị mất khả năng cử động sấp ngửa cẳng tay trái, các ngón tay bị co rút mất chức năng vận động, tỉ lệ thương tật toàn bộ là 37%. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng giải quyết, nhưng “tai nạn” này khiến bà Sáu mất khả năng lao động. Từ khi bị gãy tay, chi phí chữa bệnh gia đình bà vay mượn bạn bè, người thân đã lên tới hơn 40 triệu đồng. Hiện bà Sáu đã phải ở nhà và chưa thể làm việc, cả gia đình bà Sáu gồm cả chồng và con trai đều là CN, ở trọ trong 1 phòng chưa tới 10m2, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt – GĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai – cho rằng, do nhiều CN thiếu hiểu biết pháp luật nên bị nhiều Cty chèn ép. Nhiều trường hợp CN bị đánh đập bầm giập mặt mày, thâm tím hết người, nhưng không đủ bằng chứng do CN không dám tố cáo hoặc không dám đứng ra làm chứng nên nhiều CN đành chịu thiệt. Có CN đòi kiện thì bị Cty thuê giang hồ đe dọa, dằn mặt khiến nhiều người sợ hãi đành phải im lặng.
Để nâng cao kiến thức pháp luật cho CN, Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ đang triển khai chương trình hỗ trợ CN nhằm đào tạo CN tự nắm vững những kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân và tư vấn cho các CN khác. Những CN này được ví như những “hạt giống” pháp luật CĐ, làm lan tỏa kiến thức pháp luật trong các KCN-KCX. Tuy nhiên, hỗ trợ kiến thức cho CN cũng không nhằm nhò gì nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của CNLĐ – bà Nguyệt cho biết thêm.
Theo Lao Động
Vụ 3 cái chết bí ẩn ở đầm tôm (Cà Mau): Những lời khai rùng rợn
Phạm Minh Vương, người duy nhất còn sống trong 3 anh em làm thuê tại vuông tôm của ông Cao Văn Liền ở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi - Cà Mau, đã có những lời khai ban đầu với cơ quan công an về quá trình làm thuê ở vuông tôm của ông Liền
Bà Trần Nguyệt Phượng cho rằng người làm thuê bị thương là do họ tự gây ra, thế nhưng Phạm Minh Vương khai không chỉ bị đánh đập mà còn từng bị vợ chồng ông Liền bắt ăn ớt và phân gà
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 12 - 6 - 2012, người dân phát hiện có một xác chết rũ xương trong vuông tôm của ông Cao Văn Liền. Người chết được cho là Phạm Minh Hiếu, đang làm thuê cho ông Liền. Từ cái chết này, nhiều người dân địa phương cho biết tại đây từng xảy ra 2 cái chết mà họ cho là bí ẩn. Đó là Trương Thị Út (con nuôi của ông Liền) và Phạm Minh Phụng (người làm công cho ông Liền) cả hai lúc chết đều 16 tuổi.
Ép người làm thuê đánh đập lẫn nhau
Liên quan đến những cái chết này, Phạm Minh Vương là nhân chứng quan trọng bởi Vương là anh ruột của Phụng, Hiếu và là người yêu của Út.
Do đang làm việc tại vuông tôm của ông Liền khi Út và Phụng chết nên Vương là người biết nhiều tình tiết liên quan. Vương đã khai với cơ quan công an, làm đơn tố cáo, buộc vợ chồng ông Liền phải có trách nhiệm về việc 2 em trai của Vương chết ở đầm tôm. Theo Vương, vợ chồng ông Liền đã dùng vũ khí khống chế, đánh đập người làm thuê, ép người làm thuê đánh đập, hành hạ lẫn nhau khi họ không làm vừa lòng chủ.
Phù hợp với lời khai của Vương là những vết sẹo trên người Vương cùng số vũ khí mà công an đã thu giữ tại nhà ông Liền. Ngoài ra, nhiều người dân ở địa phương cũng cho biết đã từng thấy anh em Vương bị thương tích đầy người trong thời gian làm thuê cho ông Liền. Tuy nhiên, bà Trần Nguyệt Phượng, vợ ông Liền, đã phản bác hoàn toàn tố cáo của Vương và cho rằng do anh em Vương, Phụng, Hiếu tự đánh đập, hành hạ lẫn nhau, không liên quan đến vợ chồng bà.
Phải ăn ớt và phân gà
Người thân của những người bị thiệt mạng ở đầm tôm của ông Liền cho biết Công an tỉnh Cà Mau đã tiếp cận, ghi nhận thương tích trên người của Phạm Minh Vương. Theo đó, cơ quan kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Cà Mau đã ghi nhận có 20 vết sẹo trên người Vương, tập trung phần lớn ở hai đùi và dương vật, đồng thời đang giám định để làm rõ nguồn gốc của những thương tích nói trên.
Tại buổi làm việc ngày 6-7, Vương đã được Cơ quan CSĐT ghi lời khai về quá trình làm thuê ở vuông tôm ông Liền. Ngoài những trận đòn, anh em "tương tàn" bởi ông bà chủ vuông tôm, Vương đã kể với cơ quan công an thêm nhiều tình tiết mới.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, Vương nói: "Trước giờ, tôi không dám nói ra vì sợ người thân mắng là mình quá ngu nhưng công an đã hỏi thì tôi phải nói hết. Hồi Phụng còn sống, 3 anh em chúng tôi không chỉ bị chủ vuông tôm đánh, ép anh em đánh nhau mà còn bị vợ chồng ông Liền ép ăn ớt và phân gà".
Vương kể: Lần đầu, 3 anh em bị bắt quả tang không tuần tra vuông tôm mà lén đi xem phim liền bị phạt ăn 1 kg ớt đỏ. "Chúng tôi bằm ớt ra rồi chia mỗi đứa 300 g cùng ăn, không ăn thì bị đánh. Sau đó khoảng 10 ngày, chúng tôi lại bị phát hiện lén đi xem phim liền bị phạt ăn phân gà. Vợ ông Liền lấy lon sữa bò đựng đầy phân gà, buộc 3 anh em chúng tôi phải ăn hết. Việc này xảy ra tại chòi canh vuông tôm. Tôi và Hiếu phải ăn và ói đến mấy ngày. Thằng Phụng không chịu ăn nên bị đánh bằng dây cu-roa đến chảy máu".
Một tình tiết mới mà Vương đã khai báo với cơ quan công an là Hiếu từng bị ông bà chủ vuông tôm dùng kìm kẹp dương vật đến bí tiểu. Vương kể rõ: "Khi phát hiện Hiếu hiếp dâm con gái mình, vợ chồng ông Liền đã đánh nó tét môi, chảy máu. Xong, họ lấy kìm bấm dương vật của nó đến sưng tấy lên, bí tiểu cả ngày hôm sau. Vợ chồng ông Liền hành hạ cho đã rồi mới kêu tôi vô ký tên vào giấy nhận tội".
Theo NLD
Hỗ trợ 20 triệu đồng cho mẹ con "người rừng" Ngày 3-7, phóng viên Báo Người Lao Động thường trú tại Phú Yên đã trao 20 triệu đồng từ bạn đọc đến mẹ con "người rừng" Đặng Lưu Tam Anh (đang ở tạm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Yên) Đây là số tiền mà ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy...