Báo động khủng hoảng nợ toàn cầu
Ngân hàng Thế giới góp tiếng nói mạnh hơn để kêu gọi các chính phủ ngăn chặn khủng hoảng nợ
Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách gấp rút hành động để giải quyết vấn đề nợ gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đạt mức cao nhất trong 8 năm qua vào năm 2018.
“Quy mô, tốc độ và chiều rộng của làn sóng nợ mới nhất liên quan đến tất cả chúng ta. Điều đó nhấn mạnh lý do vì sao việc quản lý nợ và tính minh bạch cần phải là những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách – để họ có thể gia tăng tỉ lệ tăng trưởng và đầu tư, cũng như bảo đảm rằng khoản nợ mà họ đảm nhận sẽ góp phần mang lại kết quả phát triển tốt hơn cho người dân” – ông David Malpass, Chủ tịch WB, khẳng định.
Tăng với tốc độ nhanh nhất trong 5 thập kỷ, làn sóng nợ ở các khu vực này đã phình lên 55.000 tỉ USD vào năm ngoái, theo báo cáo “Global Waves of Debt” (Làn sóng nợ toàn cầu) của WB, bao gồm 4 đợt tăng nợ từ 1970 – 2018, mới công bố hôm 19-12. Đáng nói là, Trung Quốc gánh phần lớn sự tăng trưởng nợ này (tương đương hơn 20.000 tỉ USD) nhưng Bắc Kinh cũng đã trở thành chủ nợ lớn đối với các nước có thu nhập thấp.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về những rủi ro từ mức nợ cao trong năm 2018 Ảnh: AP
Video đang HOT
Từ đó, WB cảnh báo làn sóng nợ có thể kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng khác. Theo báo The Hindu (Ấn Độ), mức nợ toàn cầu tăng mạnh trong vài năm qua khi lãi suất giảm, khuyến khích những người đi vay ở tầm quốc gia cũng như doanh nghiệp tận dụng chi phí vay thấp.
Báo cáo của WB được đưa ra không lâu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tỉ lệ nợ toàn cầu cao hơn trong năm 2018. Tổng cộng nợ công và nợ tư nhân toàn cầu đã nhảy vọt lên mức 188.000 tỉ USD vào cuối năm 2018, tăng 3.000 tỉ USD so với năm 2017 và tương đương gần 230% nền kinh tế thế giới, theo bản cập nhật Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu của IMF hôm 17-12.
Bà Ceyla Pazarbasioglu, Phó Chủ tịch WB, cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên hành động nhanh chóng để giảm nguy cơ các cú sốc kinh tế. Theo bà, quản lý nợ là hết sức cấp bách vì “lịch sử cho thấy các làn sóng nợ lớn nổi lên thường trùng với các cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển”.
Báo cáo của WB phân tích: Lãi suất toàn cầu tiếp tục thấp “không tạo ra sự bảo vệ chắc chắn” trước các cuộc khủng hoảng tài chính khi chi phí đi vay có thể tăng mạnh hoặc mức tăng trưởng kinh tế có thể giảm đáng kể. Theo trang tin The National (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), làn sóng nợ mới nhất này khác với trước đây bởi vì nó cho thấy có sự tích lũy đồng thời cả nợ công và tư nhân, liên quan đến các loại chủ nợ mới và trải rộng trên nhiều khu vực.
Theo đó, nếu làn sóng nợ bị vỡ, nó có thể gây tổn hại nhiều hơn vì ngoài các chính phủ, nó sẽ nhấn chìm các công ty tư nhân, vào thời điểm kinh tế trì trệ. “Rõ ràng, đây là thời gian để sửa chữa chính sách” – Chủ tịch Malpass nói thêm.
Cả WB và IMF đều đã cảnh báo về tình trạng nợ toàn cầu đang gia tăng trong nhiều năm nhưng báo cáo mới nhất của WB góp tiếng nói mạnh hơn để kêu gọi các chính phủ ngăn chặn khủng hoảng nợ. Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, nói rằng các quốc gia đang phát triển ở châu Phi đặc biệt cần đạt được sự cân bằng hợp lý giữa đầu tư tài chính cho phát triển và mức nợ có thể quản lý được.
LỤC SAN
Theo nld.vn
IMF cảnh báo rủi ro đối với kinh tế khu vực châu Á do căng thẳng thương mại
Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2019 và 5,1% trong năm 2020.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Trong cuộc họp báo tại hội nghị thường niên năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2019 và 5,1% trong năm 2020.
Theo quan chức này, cùng với đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong bối cảnh tình hình bất ổn dai dẳng trên toàn cầu.
Ông Rhee nêu rõ nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một sự suy giảm toàn diện giữa bối cảnh của căng thẳng địa chính trị và thương mại, do đó khu vực châu Á sẽ không nằm ngoài xu hướng này và cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng tin THX, Jonathan Ostry, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, cũng đồng tình với quan điểm trên của ông Rhee và nhận định khu vực châu Á sẽ trải qua một sự suy giảm đáng kể trong năm 2019 và 2020.
Theo ông Ostry, căng thẳng thương mại không chỉ gây ra tác động trực tiếp vào thuế quan, mà nó còn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, và "những tác động này gây tổn hại cho đầu tư và tăng trưởng".
Theo Triển vọng kinh tế thế giới mới được IMF công bố, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,1% trong năm 2019 và giảm xuống 5,8% vào năm 2020. Theo ông Rhee, điều này phản ánh sự chuyển đổi liên tục của Trung Quốc sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn và tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại đang diễn ra.
Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng 0,9% trong năm 2019 và ở mức trung bình 0,5% vào năm 2020. Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ có thể sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm 2019, tăng lên 7% vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Rhee, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, song khu vực châu Á "vẫn được coi là khu vực năng động nhất" trên thế giới, chiếm hơn 70% mức tăng trưởng toàn cầu trong năm nay./.
Minh Hằng
(Theo THX)
IMF cảnh báo triển vọng 'vô cùng bất ổn' của kinh tế toàn cầu Khép lại kỳ họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày 19/10, IMF cho rằng cần phải gia tăng áp lực để các quốc gia tuân thủ các quy định thương mại toàn cầu. Tổng Giám đốc IMF - bà Kristalina Georgieva phát biểu tại Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế...