Báo động chất lượng nông sản
Dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực vào cuộc, nhiều quy định về ATTP đối với nông sản đã được ban hành nhưng kết quả mang lại chưa như mong đợi của người tiêu dùng.
Nho là loại quả đứng đầu về nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Rau ngót, rau muống đứng đầu nguy cơ mất ATTP
Kết quả giám sát về tình hình tồn dư hóa chất trên rau, quả từ năm 2008 đến nay cho thấy, nhóm rau ăn lá có nguy cơ mất ATTP hơn rau ăn quả. Trong đó, các loại rau có nguy cơ cao như rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ. Loại rau, củ có ít nguy cơ nhất là bí xanh, bí đỏ. Còn trong các loại quả được giám sát thì nho tươi là loại quả có nguy cơ cao nhất, sau đến dưa lê, chuối, thấp nhất là xoài và cam. Đánh giá nguy cơ theo vùng địa lý cũng cho thấy, các vùng sản xuất, kinh doanh rau quả của các tỉnh phía Bắc có nguy cơ cao hơn khu vực miền Trung, và thấp nhất là khu vực các tỉnh phía Nam.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo các đơn vị thành viên lấy mẫu kiểm tra ATTP đối với mướp đắng, rau ngót tiêu thụ tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là những loại rau, quả có nguy cơ cao mất ATTP. Kết quả kiểm tra cho thấy, rau ngót có 7/25 mẫu phát hiện chứa thuốc BVTV vượt mức dư lượng tối đa cho phép; 15/25 mẫu phát hiện thuốc BVTV dưới mức cho phép và 3 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc. Về mướp đắng, có 2/25 mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 8/25 mẫu phát hiện thuốc dưới ngưỡng cho phép và 15 mẫu không phát hiện. Tuy rau muống và rau ngót được người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng ngày, nhưng ngành nông nghiệp cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu về hai loại rau này.
Còn theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho hay, báo cáo từ 30/63 tỉnh thành cho thấy, đã kiểm tra phân loại 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp, số cơ sở vi phạm là 1.126. Đặc biệt, triển khai Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT về việc phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp theo tiêu chí A, B, C thì số cơ sở xếp loại C vẫn rất cao, chiếm đến 25% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản xếp loại C. Trong lĩnh vực giết mổ, vẫn còn 64,9% cơ sở xếp loại C. Nhận định về thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát bày tỏ: “Mầm mống của những sản phẩm giả, kém chất lượng là từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh xếp loại B, C. Chúng ta bắt buộc phải xử lý những cơ sở yếu kém này. Nếu nương tay tức là chúng ta chấp nhận cho một bộ phận kiếm lời bất chính trên lưng người nông dân”.
Thuốc ngoài luồng thúc chín trái cây
Bên cạnh đó, ông Cao Đức Phát nêu thực trạng, hiện nay, xuất hiện tình trạng nông dân sử dụng một loại thuốc để thúc chín ép các loại trái cây như sầu riêng, mít, hồng xiêm… “Thương lái thu mua cả vườn, gồm cả quả chín và non. Sau đó, họ dùng hóa chất để thúc chín đồng loạt, đẹp mã. Điều này rất nguy hiểm, không những làm giảm chất lượng nông sản Việt Nam mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP vì không biết họ sử dụng hóa chất gì, lưu lượng ra sao”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay.
Video đang HOT
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, hiện nay, tất cả các nước xuất khẩu hay nhập khẩu đều không xuất – nhập hoa quả chín cây, mà được thu mua dưới dạng quả xanh, sau đó dùng hóa chất để xử lý chín. Tại Việt Nam, trong danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng cũng có nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng (kích thích, thúc chín tố) nhưng đến nay, chưa có doanh nghiệp nào đăng ký nhập khẩu. Vì vậy, tất cả các hóa chất điều hòa sinh trưởng mà người dân đang sử dụng là thuốc ngoài luồng, phần lớn được nhập từ Trung Quốc có tên “kích thích tố, chín trái cây”. Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ công bố thuốc điều hòa sinh trưởng trong danh mục để người dân sử dụng chính thức.
Liên quan đến sự cố khoai tây Trung Quốc tại Lâm Đồng bị phát hiện có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép, ông Cao Đức Phát yêu cầu Cục BVTV kiểm tra làm rõ sai phạm xảy ra ở khâu nào. Do giám sát cửa khẩu lỏng lẻo, không phát hiện ra hay khi vào trong nước, trong quá trình lưu thông các thương nhân tự ý cho thêm vào để bảo quản sản phẩm. “Ở biên giới, chúng ta đã kiểm soát từ cửa khẩu, rồi có Hiệp định về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng giữa các nước xuất – nhập khẩu. Nhưng tại sao, sản phẩm về đến trong nước vẫn tồn tại vi phạm? Phải tìm ra được tồn tại nằm ở khâu nào”. Bên cạnh đó, với rau ngót và mướp đắng, phải đưa vào chương trình giám sát cả năm nay, không thể để một loại rau ăn lá phổ biến mà có tỷ lệ mẫu tồn dư thuốc BVTV vượt ngưỡng cao như vậy.
Từ nay tới cuối năm, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu ngành nông nghiệp phải tập trung vào một số loại như thuốc BVTV, phân vi sinh, lò mổ. Thậm chí, có thể thuê tư vấn độc lập để đánh giá, giám sát, phải tạo ra được sự chuyển biến ở ba nhóm lĩnh vực này trong năm nay.
Theo ANTD
Quốc hội hoàn thành một kỳ họp lịch sử
Đánh giá nhiều nội dung quan trọng như thảo luận sửa Hiến pháp, hoãn thông qua luật Đất đai sửa đổi, đặc biệt là thực hiện thành công việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định đã hoàn thành trọng trách một kỳ họp lịch sử.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố Quốc hội hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 5 với trọng trách trước nhân dân, đất nước; đã đánh giá khách quan, sâu sắc những việc đã làm được, chưa làm được khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, đề cập giải pháp tích cực thời gian tới.
Ông Hùng ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong tình hình khó khăn, "chưa thuận" hiện nay, đã cố gắng để được những thành quả rõ rệt. Những tháng cuối năm, Chính phủ đã tập trung thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế, nợ xấu, hàng tồn kho giảm, bảo đảm quốc phòng an ninh, phấn đấu hoàn thành tốt nhất những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu kinh tế xã hội cả năm, mở ra triển vọng hoàn thành kế hoạch 5 năm 2015.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Kết quả lấy phiếu thể hiện chân thực tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đất nước".
Đánh giá về việc thảo luận sửa hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội khái quát, các đại biểu đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, nhất là các vấn đề có tính nguyên tắc hệ thống về thể chế chính trị, về quyền làm chủ của nhân dân. Ông Hùng nhấn mạnh, các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu đến 30/9/2013 để hoàn thiện dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Một lần nữa nhắc lại lần đầu tiên Quốc hội tổ chức hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, cả quy trình được làm một cách dân chủ, công khai và minh bạch để đồng bào cử tri cả nước theo dõi, giám sát. Các đại biểu Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, theo dõi, đánh giá một cách công tâm các vị được lấy phiếu.
"Kết quả lấy phiếu thể hiện chân thực tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đất nước" - đánh giá chốt lại, ông Hùng cũng nhắc nhở, đây là kinh nghiệm cho việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ở HĐND các cấp tới đây để Quốc hội giám sát công việc này.
Trước đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn với hơn 95% đại biểu tán thành.
UB Thường vụ Quốc hội khi tiếp nhận một số ý kiến cho rằng nhiều người trả lời chất vấn chưa giải đáp hết các vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu ra, còn biểu hiện né tránh hoặc trả lời chung chung nên đề nghị không khẳng định trong Nghị quyết là các Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải đáp được các vấn đề mà đại biểu nêu ra. UB Thường vụ đã tiếp thu ý kiến này, chỉnh lý lại dự thảo Nghị quyết.
Theo đó, Nghị quyết chỉ đưa ra nhận định, phiên chất vấn được tiến hành dân chủ, công khai, trách nhiệm, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, đúng trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc được cử tri cả nước quan tâm. Các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành với trách nhiệm của mình cơ bản giải đáp được các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu và đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giải quyết.
Nhiều ý kiến khác lại "phê" việc chưa đề cập nội dung chất vấn các Phó Thủ tướng. UB Thường vụ Quốc hội kiến giải, tại phiên chất vấn, các Phó Thủ tướng phát biểu với tư cách người thay mặt Chính phủ để làm rõ thêm những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Những nội dung này đã được đưa vào từng lĩnh vực cụ thể trong Nghị quyết nên ý kiến này không được bổ sung.
Xét từng lĩnh vực cụ thể, trước hết, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc hội nêu yêu cầu Bộ trưởng Cao Đức Phát xây dựng những mô hình cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi thủy, hải sản, rừng.
Đối với yêu cầu Bộ trưởng NN&PTNT phải có giải tháo gỡ khó khăn cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long như thu mua lúa gạo tồn đọng, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm người trồng lúa có lãi tối thiểu 30%, UB Thường vụ nhận định, đây là chủ trương nhất quán của Chính phủ. Dự thảo Nghị quyết cũng đã nêu yêu cầu đẩy mạnh giải pháp tiêu thụ nông sản, ổn định giá thu mua lúa, hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm, thuế... để phát triển nông nghiệp bền vững.
Với yêu cầu giữ ổn định cơ bản giá nông sản cả nước thay cho phạm vi hẹp là ổn định giá thu mua lúa, UB Thường vụ lo ngại khi nguồn lực có hạn, chỉ đảm bảo ổn định giá thu mua lúa gạo là phù hợp.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thống nhất giao Bộ trưởng Cao Đức Phát rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cắm mốc phân loại các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khắc phục nạn phá rừng, chống cháy rừng; sơ kết việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới...
Đối với Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Nghị quyết chất vấn nêu yêu cầu ông Tuấn Anh cần có giải pháp tích cực để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chấn chỉnh hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật; bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, khuyến khích các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống...
Riêng với ngành du lịch, ông Hoàng Tuấn Anh có trách nhiệm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hiện tượng tiêu cực; phối hợp chặt chẽ các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Mục tiêu cụ thể Quốc hội đề ra, đến năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế; sau 2020, có vị trí xứng đáng trong khu vực.
Đối với lĩnh vực Lao động - Thương binh &Xã hội của nữ Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, 4 yêu cầu được đưa ra, trong đó có việc quản lý doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý trong nước, đơn vị sử dụng lao động ngoài nước và người lao động. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách, chế độ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường ổn định, chi phí thấp, quyền lợi của người lao động được bảo đảm
Ngoài ra, Bộ trưởng Hải Chuyền phải tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động. Cùng với đó, nữ Bộ trưởng nhận lời nhắc nhở khẩn trương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người có công đã được ban hành. Đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ còn tồn đọng, hướng dẫn lập hồ sơ đối với các trường hợp mất hồ sơ gốc, bảo đảm giải quyết đúng chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Đối với hoạt động của Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình, Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu giao cho ngành trong Nghị quyết số 37. Nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời khắc phục những tiêu cực, tồn tại trong ngành kiểm sát.
Ông Nguyễn Hòa Bình cũng được lưu ý phải nâng cao chất lượng công tác truy tố, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn, không để tồn đọng kéo dài; tăng cường vai trò chủ động, tích cực và nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa. Bảo đảm chất lượng các kháng nghị của VKS.
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội "chấm điểm" chất vấn Phần trả lời chất vấn của 3 Bộ trưởng, 1 Phó Thủ tướng và Viện trưởng VKSND tối cao đều được ghi nhận tích cực. "Điểm cộng", "điềm trừ" cho tỷ mỉ song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn rất rộng tay với... "điểm thưởng". Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát dài, "lấn" thời lượng...