Điều đặc biệt trong việc sáp nhập tỉnh thành, tổ chức lại cấp xã
TS.Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tổ chức lại cấp xã mang dấu ấn đổi mới về tư duy, tầm nhìn về sự phát triển và hưng thịnh.
Mới đây, Bộ Chính trị đã xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Dự kiến tuần tới, nội dung này được gửi lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành cho ý kiến.
Phá bỏ tư duy lối mòn
Từ yêu cầu xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, TS.Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự đã thể hiện tinh thần mạnh mẽ, quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chỉ rõ quan điểm cốt lõi khi thực hiện việc sắp xếp bộ máy không chỉ đơn thuần là tinh gọn các đầu mối mà phải hướng tới mục tiêu lớn hơn là mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống, tổ chức. Đây không phải là một sự thay đổi ngắn hạn vài chục năm, mà phải có tầm nhìn chiến lược trăm năm, thậm chí vài trăm năm.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ thể hiện lộ trình cụ thể mà còn thấy rõ mục tiêu, yêu cầu rất cao, đột phá. “So với các lần sáp nhập địa giới, các đơn vị hành chính trước đây, đương nhiên lần sáp nhập này có nhiều điểm khác biệt”, ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia về tổ chức nhà nước, điều này thể hiện trước hết qua việc sáp nhập các đơn vị hành chính lần này được tiến hành đồng thời cả cấp tỉnh và cấp xã. Bên cạnh đó, tổ chức chính quyền địa phương còn giảm xuống chỉ 2 cấp, không tổ chức cấp huyện.
“Hai điểm trên cho thấy việc sáp nhập tỉnh thành lần này chính là một phần của cách mạng tổ chức bộ máy, vừa tinh gọn vừa giảm cấp chính quyền địa phương, tức thay đổi rất căn cơ”, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích.
TS.Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ là một chuyên gia về hành chính công (Ảnh: Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam).
Cùng với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, ông Trần Anh Tuấn đánh giá cao những điểm mới về tiêu chí sáp nhập trong đợt sắp xếp này. Cụ thể, việc sắp xếp không chỉ căn cứ vào các tiêu chí đơn thuần trước đây như về quy mô dân số, diện tích mà còn phải chú trọng đến quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, mở rộng không gian phát triển gắn với 6 vùng kinh tế – xã hội.
“Đây cũng là điểm khác về tư duy sáp nhập không còn theo lối mòn, không chỉ dừng lại ở mục tiêu tinh gọn mà đã vươn xa hơn về tầm nhìn, đó là sáp nhập để đạt mục tiêu cuối cùng là phát triển và hưng thịnh. Việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã nhằm tạo ra không gian mới, tạo ra động lực mạnh mẽ để địa phương, vùng và đất nước phát triển”, ông Trần Anh Tuấn nêu bật.
Thực hiện cùng với việc sáp nhập tỉnh, các đơn vị hành chính cấp xã, vị chuyên gia nêu thêm yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc phải nghiên cứu để xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã phù hợp với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo, …
Video đang HOT
Cùng với đó, mô hình chính quyền địa phương được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, vị trí việc làm, biên chế…
Điểm đáng lưu ý mà ông Trần Anh Tuấn đề cập là các cơ quan của cấp ủy Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội… cũng được sắp xếp tổ chức bảo đảm tính đồng bộ trên địa bàn cấp xã (sau khi sáp nhập).
Sau cùng, thông qua việc sáp nhập này, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhận định, các cơ quan liên quan sẽ phải đánh giá và phân loại đội ngũ cán bộ, công chức để thực sự nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy tổ chức mới và giải quyết chế độ chính sách đối với những người chịu sự tác động của việc tinh gọn, sáp nhập.
Với những vấn đề nêu trên, so với các lần sáp nhập trước đây, theo ông Trần Anh Tuấn, lần sắp xếp đơn vị hành chính này thể hiện tính hệ thống, toàn diện, đồng bộ trong cách mạng tinh gọn bộ máy và bảo đảm sự thành công, đưa đất nước cất cánh vào kỷ nguyên mới.
Mở rộng không gian, vươn xa tầm nhìn
Sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thực chất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy đang tái cấu trúc lại hệ thống chính trị theo hướng gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, tránh lãng phí nguồn lực.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ khái quát: “Đây là một cuộc cách mạng mà cách mạng thì phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, nhận thức. Mục tiêu của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy là vì sự phát triển và giàu mạnh.
Việc sáp nhập một số tỉnh, xã lần này được tiếp cận theo một hướng tư duy mới – tư duy phát triển, mở rộng không gian, vươn xa tầm nhìn”.
Vị chuyên gia ủng hộ tư duy mới thể hiện trong định hướng sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh bởi lẽ thấy rõ mục tiêu là sáp nhập để phát triển, sáp nhập để vươn mình. Theo ông, dù không đơn giản, định hướng này rất thuyết phục để có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản về nhận thức, về quan điểm, từ đó chắc chắn sẽ thành công.
Với chỉ đạo sáp nhập nhiều tỉnh thành, tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương chỉ 2 cấp, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích những điểm tích cực, đáng chú ý.
Sắp xếp đơn vị hành chính là cuộc cách mạng trong tinh gọn bộ máy (Ảnh minh họa: Trịnh Nguyễn).
Thứ nhất, ông Tuấn kể đến lợi ích trong mở rộng không gian phát triển cho các địa phương trên mọi phương diện của đời sống kinh tế – xã hội, gắn với chiến lược phát triển kinh tế, với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, ….
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương được tổ chức tinh gọn hợp lý, phù hợp với đặc điểm của đô thị, của nông thôn và hải đảo.
Cùng với ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số, bộ máy hành chính của chính quyền địa phương tinh gọn sẽ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Một lợi ích lớn trong việc sắp xếp này thể hiện qua sự phân định thẩm quyền giữa Trung ương và chính quyền địa phương sẽ được thực hiện mạnh mẽ.
Theo TS.Trần Anh Tuấn, chính quyền địa phương sẽ phải “tự quyết định, tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm” trong triển khai các nhiệm vụ, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Cùng với đó, chính quyền cấp dưới tỉnh (cấp cơ sở) sẽ được trao nhiều thẩm quyền hơn trong việc quyết định các nhiệm vụ liên quan đến đất đai, đầu tư, phúc lợi xã hội…
Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức qua tinh giản sẽ được nâng cao để phù hợp với tổ chức bộ máy mạnh, hiệu lực, đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Chế độ công vụ, công chức theo vị trí việc làm sẽ được xây dựng hoàn thiện theo hướng năng động, trách nhiệm, thực tài và hiệu quả.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, phần kinh phí tiết kiệm được do tinh gọn tổ chức bộ máy và giảm cấp chính quyền địa phương là khoản ý nghĩa dành cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế,… phục vụ người dân ngày một tốt hơn.
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30% từ 1-7
Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1-7, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp)
Trao đổi với báo chí về việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1-702024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết triển khai việc này là nhiệm vụ lớn nhất của Bộ Nội vụ trong năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay theo phương án cải cách tiền lương, từ 1-7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Theo phương án cải cách tiền lương tới đây, lương của cán bộ, công chức, viên chức ở các lĩnh vực có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là với khối giáo dục, y tế. Làm rõ vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
"Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này"- Bộ trưởng nêu rõ.
Sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù
Đối với lương của cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết theo Nghị quyết 27, sắp tới đây sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.
Người đứng đầu Bộ Nội vụ cho biết hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). "Nhóm này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước"- Bộ trưởng nói.
Như vậy, khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.
Để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.
Lý giải rõ việc này, bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh nhằm đảm bảo lương mới của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27.
Để thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các bộ, ngành, địa phương kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh các chính sách liên quan, trong đó có hệ thống vị trí việc làm, hoàn thành trước 31-3, để kịp tiến độ cải cách tiền lương từ ngày 1-7.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tới đây, Bộ Chính trị sẽ xem xét, thông qua chủ trương, nguyên tắc về những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương mới của toàn hệ thống chính trị để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã, thực hiện từ ngày 1/7 năm nay.
Bộ Nội vụ cũng đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đồng thời, cùng với Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Bộ Nội vụ đang tham mưu cho cấp có thẩm quyền để xây dựng hệ thống bảng lương gồm lương cơ bản chiếm 70% và phụ cấp 30% tổng quỹ lương"- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói và cho biết còn có thêm 10% quỹ lương cơ bản để người đứng đầu cơ quan, đơn vị khen thưởng.
Một điểm đáng chú ý được lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết là người đứng đầu có quyền trong việc ban hành cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thuê chuyên gia, thu hút và trọng dụng những người có tài năng vào trong khu vực công. Các cơ chế sẽ sớm được cụ thể hóa để các cơ quan, đơn vị thực hiện.
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam, từng vào "tầm ngắm" sáp nhập "Bắc Ninh", "Bắc Bling" đang là từ khóa tìm kiếm hot trên mạng xã hội. Tỉnh này có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam, với 822,70km2, đã từng vào "tầm ngắm" sáp nhập tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam hiện nay với 822,70km2. Với dân số gần 1,5 triệu người, Bắc Ninh xếp thứ 22...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bệnh viện thông tin vụ hai mẹ con sản phụ tử vong dù trước đó tỉnh táo

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Hậu đã biết sự thật về bố
Phim việt
15:00:02 24/04/2025
Lộ clip Á hậu Phương Nhi đón sinh nhật sang chảnh sau khi ở ẩn làm dâu nhà tỷ phú?
Sao việt
14:56:27 24/04/2025
Vụ sao nam lộ ảnh thân mật giữa đêm với ngọc nữ kém 15 tuổi: Thêm 2 người mẫu bikini bị réo tên!
Sao châu á
14:47:18 24/04/2025
Diễn viên Thanh Thúy khoe vẻ đẹp không tuổi với đầm chất liệu lụa
Phong cách sao
14:46:49 24/04/2025
Xem độ mỏng đáng kinh ngạc của iPhone 17 Air trong video mới
Đồ 2-tek
14:30:13 24/04/2025
Tiền kỹ thuật số $TRUMP tăng vọt sau tin mời ăn tối cùng Tổng thống
Thế giới
14:21:47 24/04/2025
Đối thủ lớn nhất của iPhone có lợi thế trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Thế giới số
14:03:24 24/04/2025
San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ
Lạ vui
14:00:37 24/04/2025
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm
Pháp luật
13:37:08 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025