Báo đen nghi xuất hiện tại Đồng Nai quý hiếm cỡ nào?
Theo nhóm nghiên cứu của Nick Pilprint, nhà khoa học thuộc Sở thú San Diego (Mỹ), báo đốm đen cực kỳ quý hiếm. Hiện chỉ có 11% số báo trên thế giới bị đột biến Melanism.
Ngày 30/6, cơ quan chức năng huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cảnh báo người dân cảnh giác trước thông tin xuất hiện 2 con vật nghi là báo đen. Người dân trình báo hai con vật đen to lớn này nặng khoảng 100 kg, ra vào khu vực giáp ranh 3 xã Tân An, Trị An và Vĩnh Tân.
Đại diện Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết hiện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Vĩnh Cửu tiến hành xác minh. Tuy nhiên có khả năng đây là mèo hoang chứ không phải là báo, bởi đây là khu vực dân sinh sống nhiều và toàn là rừng trồng nằm rải rác.
Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn gọi là Melanism.
Hội chứng đột biến di truyền này thường xảy ra ở các loài động vật có vú, giống như hội chứng bạch tạng, chỉ khác ở chỗ những sắc tố dư thừa sẽ biến màu lông hoặc da của động vật thành màu đen.
Loại gen này phổ biến trong loài báo đốm châu Á và châu Phi; và cả loài báo Nam Mỹ. Tuy vậy, mèo nhà lại không bị tác động bởi loại gen này.
Đặc biệt, báo đen có màu lông đen không có nghĩa nó không có đốm.
Vào ban ngày, nếu nhìn kỹ ta có thể thấy các đốm màu hoa của nó, còn vào ban đêm những đốm hoa chỉ hiện rõ dưới ánh sáng hồng ngoại.
Nhiều người cho rằng lông đen giúp loài báo này dễ ẩn nấp săn mồi, đặc biệt vào ban đêm nhưng thực tế không phải vậy. Chính bộ lông đốm mới dễ ngụy trang trong khi một khối đen sẽ bị phát hiện bởi các loài khác.
Theo nhóm nghiên cứu của Nick Pilprint, nhà khoa học thuộc Sở thú San Diego (Mỹ), báo đốm đen cực kỳ quý hiếm. Hiện chỉ có 11% số báo trên thế giới bị đột biến Melanism.
Và hầu hết những con báo này sống ở Đông Nam Á.
Thực hư chuyện báo đen xuất hiện tại Đồng Nai | VTC Now
Lần đầu tiên sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Hải sâm vú trắng. (Nguồn: wikimedia.org)
Dự án "Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử" thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo 4Innovation trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với chính phủ Australia.
Dự án do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu thực hiện và sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài lưu giữ gene hải sâm vú trắng, đã chia sẻ thông tin, nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dự án.
- Xin ông cho biết tại sao Viện III lại thực hiện dự án "Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử"?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Hải sâm (Stichopus japonicus Sel), gọi theo dân dã là sâm biển, dưa biển, đỉa biển - loại động vật không xương sống, thuộc ngành động vật da gai, sống ở biển, thích nghi với điều kiện nước chảy mạnh ở vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60 loài hải sâm trong số hơn 1.000 loài, được khai thác thương mại. Tại Việt Nam có khoảng 20 loài hải sâm có giá trị kinh tế được khai thác, trong đó hải sâm vú trắng (Holothuria fuscogilva) được xem là một trong những loài có giá trị kinh tế cao nhất.
Hải sâm vú trắng là một trong những loài khó sản xuất giống trên thế giới so với loài hải sâm cát (H.Scabra) đã được sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công tại Việt Nam.
Loài hải sâm vú trắng gần đây đã được đưa vào nghiên cứu sản xuất giống và tiến tới nuôi trồng tại Việt Nam.
Hải sâm vú trắng là loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, bị khai thác gần như cạn kiệt trên thế giới và tại Việt Nam. Năm 2019, hải sâm vú trắng được Hội đồng các nhà nghiên cứu khai thác hải sâm thế giới đề xuất đưa vào danh sách những loài nguy cấp trong Công ước về buôn bán quốc tế về loài có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này sẽ dẫn đến hạn chế hoặc cấm hoàn toàn buôn bán hải sâm vú trắng có nguồn gốc tự nhiên.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, việc sản xuất giống nhân tạo phục hồi nguồn lợi và nuôi trồng hải sâm vú trắng có ý nghĩa rất lớn.
Hải sâm vú trắng có thân dạng tròn, kích thước lớn, con trưởng thành có thể đạt hơn 3kg. Hải sâm vú trắng thường sống ở độ sâu từ 3-40m, kích thước có thể lên đến 57cm và tuổi thọ đến hơn 12 năm; phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, hải sâm vú trắng phân bố ở các đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa). Hiện nay, hải sâm vú trắng chỉ còn tìm thấy ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa do việc hạn chế khai thác, còn các vùng biển khác, nguồn lợi hải sâm vú trắng gần như cạn kiệt.
- Xin ông đánh giá về ý nghĩa dự án "Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử"?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài hải sâm vú trắng quý hiếm, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu Viện III đã nghiên cứu và thực hiện sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhưng chưa có công bố khoa học rõ ràng về kết quả thành công của hải sâm vú trắng.
Do đó, từ năm 2018, Viện III đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước với đề tài: "Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gene hải sâm vú trắng" nhằm xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm.
Sự khác nhau về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh thái của hải sâm vú trắng so với các loài hải sâm đang sản xuất đã gây không ít khó khăn cho nhóm nghiên cứu ở giai đoạn sản xuất con giống bám đáy trước khi đưa ra ương nuôi.
Ấu trùng hải sâm vú có kích thước nhỏ và trải qua ba giai đoạn ấu trùng, lần lượt là ấu trùng Auricularia, kế tiếp Doliolaria rồi đến Pentactula trước khi chuyển sang giai đoạn con giống Juvenile có hình dạng gần giống con trưởng thành.
Tuy nhiên, khó khăn nhất trong việc nuôi ương ấu trùng là giai đoạn ấu trùng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sống bám. Giai đoạn này nếu dinh dưỡng không đủ thì ấu trùng không thể chuyển giai đoạn bám đáy thành công.
Trước những khó khăn thực tế, từ cuối năm 2019, nhóm nghiên cứu đề tài đã phối hợp với nhóm nghiên cứu của dự án 4Innovation tại Viện III để cùng tìm hướng đi và đột phá trong sản xuất giống và ương nuôi hải sâm vú trắng.
Hải sâm được nuôi trong ao cát kết hợp với ốc hương. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Do đó, dự án "Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử" đã được lựa chọn là 1 trong 3 dự án trong 120 đề án được phê duyệt đợt 1/2019.
Sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã "khép kín" được các giai đoạn biến thái ấu trùng, từ giai đoạn Auricularia, Doliolaria, Pentactula, sau đó đến con giống nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo loài hải sâm vú trắng.
Thành công trong việc lần đầu tiên sản xuất con giống hải sâm vú trắng để đưa ra ương nuôi con giống lớn phục vụ nuôi thương phẩm.
Thành công của dự án "Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử" là kết quả của sự kiên trì và sáng tạo của cả nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất, ứng dụng công nghệ mới.
Việc chuẩn bị đưa con giống vào ương nuôi đã sẵn sàng và nhóm nghiên cứu dự án cũng đang khảo sát các vùng nuôi phù hợp cho nuôi thương phẩm.
Nếu việc triển khai nuôi thương phẩm thành công trong thời gian tới, dự án sẽ tạo ra một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn nguồn lợi hải sâm vú trắng tự nhiên và tạo sinh kế cho nhiều người dân biển đảo thay đổi nghề lặn bắt hải sâm vốn rất nhiều rủi ro.
- Trân trọng cảm ơn ông!./.
1001 thắc mắc: Sao được sinh ra thế nào, thọ bao nhiêu tuổi? Trong vũ trụ có vô vàn vị sao, nhiều ngôi sao to lớn và sáng hơn mặt trời rất nhiều. Câu hỏi đặt ra là chúng được hình thành thế nào và sống dai được bao lâu? Các ngôi sao luôn hình thành trong các thiên hà. Trong các thiên hà, có rất nhiều đám mây rất xốp gồm khí và bụi. Các...