Bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư
Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 100 nghìn người.
Quang cảnh hội thảo.
Đây là thông tin từ hội thảo “Bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư” do Văn phòng Nhân quyền tổ chức diễn ra ngày 15-1 tại Hải Phòng.
Các đại biểu dự hội thảo đã giới thiệu, chia sẻ những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta xoay quanh mục tiêu nỗ lực bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư. Đặc biệt là quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài – vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhà nước ta đã thể chế hoá thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thế giới thông qua các điều ước, thoả thuận quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Video đang HOT
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với công dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Điều đó đã thể hiện sự ưu việt của chính sách, quyết tâm trong hành động bảo hộ công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của nhà nước ta đối với thế giới, cũng như trong tâm trí của người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là động lực khuyến khích sự đóng góp ngày càng nhiều của đồng bào ta ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội thảo cũng chia sẻ và trao đổi về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống buôn bán người thông qua lao động di cư; các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; vai trò của các cơ quan báo chí trong tuyên truyền chính sách của nhà nước, góp phần bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư; phản bác lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù định về lĩnh vực này…
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống Mặt trận các cấp vững mạnh
Ngày 17/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông tổ chức Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020).
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hình thành và truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong 90 năm qua.
Trải qua hàng chục năm lịch sử, xuyên suốt những năm tháng cách mạng, Mặt trận luôn công hiến vào những cuộc cách mạng, từ quá trình hoạt động, trải qua năm tháng với nhiều tên gọi khác gọi khác nhau để phù hợp với thời điểm khi đó. Minh chứng được thể hiện trong những thắng lợi lịch sử vẻ vang của nhân dân ta về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua mọi thời kỳ. Qua đó, có thể thấy MTTQ Việt Nam là một trong những nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
Tại Đắk Nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành và các tổ chức thành viên, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã có nhiều hoạt động đa dạng hóa hình thức, mở rộng khối đại đoàn kết các dân tộc; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, tập hợp đoàn kết, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động...
Chỉ riêng từ năm 2015 đến nay, qua các phong trào, các cuộc vận động, Mặt trận các cấp đã vận động được nhân dân hiến trên 125 ha đất, đóng góp công sức vào việc xây dựng trên 100 km đường giao thông nông thôn, đưa 22/60 xã ở các huyện đạt chuẩn nông thôn mới; vận động được trên 25 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội, trong đó Qũy "Vì người nghèo" ở 3 cấp được trên 15 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng gần 500 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, Qũy "Đền ơn đáp nghĩa" vận động được trên 2 tỷ đồng, xây dựng được 18 căn nhà tình nghĩa, giúp đỡ và cứu trợ nhưng hộ khó khăn trên 5 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang tích cực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và hướng về ủng hộ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, MTTQ các cấp trong tỉnh cũng đã nhận được sự ủng hộ với tổng số tiền hàng tỷ đồng.
Những thành tựu to lớn đạt được trong thời gian qua của MTTQ tỉnh là kết quả tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, là kết quả của truyền thống đoàn kết của các tầng lớp Nhân dân, của đồng bào các dân tộc, tôn giáo trong tỉnh.
Tại buổi kỷ niệm, ông Lưu Văn Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những thành tích mà MTTQ các cấp đã đạt được trong thời gian qua.
Ông Lưu Văn Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Nông phát biểu tại buổi lễ.
"Phát huy những truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của MTTQ Việt Nam trong 90 năm qua, Mặt trận tỉnh Đắk Nông trong quá trình xây dựng và phát triển đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó tổ chức bộ máy được kiện toàn củng cố, phương thức hoạt động được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; đội ngũ Mặt trận các cấp thường xuyên được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng; tỷ lệ cán bộ Mặt trận tham gia cấp ủy, tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp ngày càng tăng", ông Trung nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Lưu Văn Trung đề nghị, trong thời gian tới, tiếp tục xây dựng hệ thống Mặt trận các cấp vững mạnh; kêu gọi, tập hợp các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua, lao động sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra vừa qua; thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng.
Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã tặng Bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông tặng Bằng khen cho 25 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giời gian qua.
Muốn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 5 tỷ đồng Đây là quy định được nêu trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Chiều 13/11, với 93,36% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Luật gồm VIII...