Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh
Cuối năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội ta quyết định mở Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh vào đầu năm 1968, nhằm nghi binh, thu hút, giam chân quân đội Mỹ-ngụy, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam vào Tết Mậu Thân 1968.
Thực hiện chủ trương trên, ngay từ giữa năm 1967, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559 tiến hành công tác chuẩn bị mọi mặt, trong đó gấp rút thực hiện bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các đơn vị tham gia chiến dịch.
Theo kế hoạch, Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh có quy mô lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng, sử dụng số lượng lớn vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó lần đầu tiên có xe tăng tham gia tác chiến. Vì vậy, bảo đảm kỹ thuật là nhiệm vụ nặng nề của hậu cần chiến dịch. Thực hiện nhiệm vụ này, Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần chiến dịch đã tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cao hệ số kỹ thuật xe, pháo. Cụ thể, đối với pháo mặt đất đạt hệ số kỹ thuật lên tới 96%; pháo cao xạ đạt từ 90% đến 98%; xe cơ giới các loại đạt tới 92%. Ta còn tổ chức trạm sửa chữa xe và vũ khí ở các căn cứ hậu cần chiến dịch. Các trung đoàn binh chủng và sư đoàn bộ binh đều tổ chức trạm sửa chữa nhỏ, tổ sửa chữa cơ động, kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa, giữ vững hệ số kỹ thuật, tạo nên sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị.
Bộ đội Đoàn 559 vận chuyển vật chất hậu cần phục vụ Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh. Ảnh tư liệu
Video đang HOT
Bộ tư lệnh Đoàn 559 chỉ đạo các đơn vị, binh trạm trực tiếp chi viện cho hậu cần Quân khu Trị-Thiên (B5) và hậu cần chiến dịch, lập thêm các kho dự trữ ở A Sầu, A Túc, động Cô Tiên; tổ chức các kho dự trữ ở các vùng giáp ranh để tiếp nhận vật chất hậu cần thu mua, huy động từ vùng đồng bằng đưa về. Ngoài ra, còn tăng cường phối hợp với các địa phương để huy động và bảo đảm hậu cần cho các đơn vị tác chiến trên địa bàn trọng điểm. Cơ quan hậu cần chiến dịch đã triển khai các căn cứ hậu cần bảo đảm cho tác chiến. Ở hướng tây, ta triển khai 2 căn cứ và một phân căn cứ. Căn cứ phía bắc (A1) ở Cha Ky, La Tương, Làng Sen (bắc Đường 9). Căn cứ phía nam (A3) ở Tam Luông, Pê Luông, Tô Lin (nam Đường 9). Phân căn cứ A2 trên trục Đường 9. Trên hướng đông, hậu cần chiến dịch dựa vào cơ quan và các phân đội hậu cần của Mặt trận B5 đã triển khai từ trước để củng cố, điều chỉnh cho phù hợp, hình thành căn cứ phía sau ở khu vực bắc núi Thị Vệ, nam Thạch Bàn; căn cứ phía trước ở khu vực bắc Bến Quang, Bồ Hồ Sứ, nam sông Bến Hải để bảo đảm cho các đơn vị ở bờ nam sông Bến Hải tới Đường 9.
Đến ngày 20-1-1968, trên hướng tây, hậu cần chiến dịch đã tiếp nhận, dự trữ 1.631 tấn gạo, 108 tấn thực phẩm, 640 tấn đạn và 50 tấn hàng khác. Trên hướng đông, hậu cần chiến dịch đã tiếp nhận, dự trữ 2.137 tấn gạo, 238 tấn thực phẩm, 2.320 tấn đạn, 300 tấn xăng dầu, 200 tấn hàng khác. Toàn chiến dịch đã chuẩn bị được 7.624 tấn vật chất (đạt 81,1% kế hoạch), đủ khả năng bảo đảm cho các đơn vị tác chiến.
Nhờ chuẩn bị chu đáo, khi Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh nổ ra (20-1-1968), hậu cần các cấp đã bảo đảm đầy đủ, kịp thời vũ khí, phương tiện, lương thực, cứu chữa thương binh, đáp ứng yêu cầu tác chiến, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.
DƯƠNG HÀ (Theo tài liệu của Tổng cục Hậu cần)
Theo QĐND
Ông Tập Cận Bình lệnh tăng cường huấn luyện 2 triệu quân nhân
Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1-3 sắp tới, gồm các biện pháp được cho là lần đầu tiên được áp dụng trong lịch sử Trung Quốc (TQ).
Nhà lãnh đạo TQ Tập Cận Bình đã ký ban hành các quy định làm rõ các phương pháp huấn luyện quân đội và truy tố các hành vi sai trái trong quân đội trong bối cảnh tranh chấp biển Đông liên tục căng thẳng, tờ Sputnik New đưa tin.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đồng thời là chủ tịch của Quân ủy Trung ương đã ký lệnh tăng cường huấn luyện cho hai triệu quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), theo báo cáo của Army Technology. Chính quyền TQ đã thông báo triển khai các thanh sát viên và một hệ thống giám sát mới tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Cũng theo báo cáo của Army Technology, quy định mới gồm các biện pháp "chấn chỉnh các hành vi không phù hợp với yêu cầu chiến đấu trên thực tế", xây dựng các tiêu chí xác định các hành vi vi phạm và kỷ luật trong quá trình huấn luyện, đồng thời củng cố việc quản lý huấn luyện quân đội.
Quân nhân TQ bị chỉ trích là thiếu đào tạo bài bản bằng các chương trình huấn luyện tiên tiến, hiện đại. Với ngân sách quốc phòng 175 tỉ USD, TQ đã đầu tư rất nhiều vào việc tái vũ trang PLA và hải quân.
Lệnh đã được ban hành là một bước nữa trong những nỗ lực gần đây của TQ tăng cường khả năng tác chiến của quân đội, trong đó bao gồm triển khai hệ thống radar mạng có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, thử nghiệm một tàu sân bay bằng bệ phóng mới và thử tên lửa "sát thủ tàu sân bay".
Những biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra trong khu vực, Mỹ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hàng không quy mô lớn ở Thái Bình Dương triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình có nhiệm vụ phá vỡ thế trận phòng thủ của kẻ thù bằng một cuộc tấn công.
KIM NGUYÊN
Theo PL
Hải cảnh Trung Quốc và vai trò mới trong các tranh chấp biển Thông thường, trong các cuộc tranh chấp trên biển, các lực lượng Trung Quốc được bố trí đội hình theo thứ tự tàu cá-ngư dân- tàu hải giám- hải cảnh-hải quân. Nhưng nay có dấu hiệu cho thấy lực lượng hải cảnh (coast guard) đang có khả năng được đẩy lên tuyến đầu. Các nhà phân tích nói Trung Quốc có khả năng...