Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khô
Thuỷ sản khô (cá khô, mực khô, tôm khô …) là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nếu quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phụ gia không theo quy định, sản phẩm có nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.
1. Nguy cơ về an toàn thực phẩm
Theo kết quả kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại một số địa phương cho thấy vẫn còn tình trạng một số tiểu thương/ cơ sở chế biến đã đã sử dụng hóa chất (Trichlofon) trong bảo quản thuỷ sản khô để diệt ruồi, kiến kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm …. Bên cạnh đó, sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh nếu điều kiện sản xuất không bảo đảm ATTP.
Hiện nay, mối nguy đáng quán tâm đối với nhóm sản phẩm này là Trichlofon, vi sinh vật gây bệnh như Salmonella.
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu hiểu biết đã sử dụng như một cách để bảo quản sản phẩm với mục đích diệt ruồi, kiến ….
2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân dẫn đến có Trichlofon trong sản phẩm thuỷ sản khô:
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu hiểu biết đã sử dụng như một cách để bảo quản sản phẩm với mục đích diệt ruồi, kiến ….
- Người sản xuất và kinh doanh không biết được đây là chất cấm sử dụng và tác hại của chất này đối với sức khoẻ con người.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của cơ quan quản lý đến người dân còn chưa đầy đủ.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế.
b. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Salmonella trong sản phẩm thuỷ sản khô:
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu kiến thức về bảo đảm ATTP trong xử lý, chế biến, bảo quản thuỷ sản khô.
Video đang HOT
- Điều kiện sản xuất của cơ sở từ khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến lây nhiễm vào sản phẩm (từ công nhân, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm).
- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của cơ quan quản lý đến người dân còn chưa đầy đủ.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế.
3. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khô
- Quyết định 46 /2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (Salmonella: không cho phép trong 25gr).
- Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam (trong đó, Trichlofon nằm trong danh mục hoá chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản)
- Quy định về điều kiện bảo quản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được quy định trong Luật ATTP (Mục c Khoản 2 Điều 10; Điều 20, Mục a Khoản 2 Điều 27).
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 02 – 17: 2012/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Phạt tiền:
Phạt đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu.
Phạt đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Phạt đến 20 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm.
Phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Khắc phục hậu quả
- Buộc tiêu hủy sản phẩm.
- Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
Một số khuyến nghị:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản khô
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình khai thác/thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản thuỷ sản khô nhằm ngăn ngừa lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
- Chỉ sử dụng phụ gia trong danh mục phụ gia được phép sử dụng với tồn dư không vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 02/VBHN-BYT về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm).
- Không sử dụng không sử dụng hoá chất không cấm sử dụng như trichlofon trong sản xuất thuỷ sản khô.
b. Người tiêu dùng: Theo chuyên gia, người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn mặt hàng có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng.
Theo Danviet
2 vựa khô ở Cà Mau "dính" chất cấm có trong thuốc trừ sâu
Hai cơ sở kinh doanh cá khô ở Cà Mau sử dụng chất làm thuốc trừ sâu để bảo quản cá khô nhằm tránh bị ruồi và kiến bám vào.
Ngày 12-11, thông tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ vựa khô vi phạm về ATVSTP trên địa bàn TP Cà Mau.
Theo đó, một số cơ sở bán cá khô có hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Đơn vị đã buộc các cơ sở kinh doanh cá khô vi phạm phải tiêu hủy toàn bộ những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trước đó, Chi cục ATVSTP Cà Mau tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời lấy các mẫu thực phẩm gửi đi kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm tại Viện Y tế công cộng TP HCM cho thấy có nhiều mẫu khô không đạt chất lượng và "dính" chất cấm nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Cụ thể, tại vựa khô T.C. (đường Phan Bội Châu, phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), các mẫu khô cá mối, cá chỉ vàng, cá thòi lòi dương tính chất Natri Borat (còn gọi là hàn the).
1 trong 2 cơ sở bán khô vi phạm
Tương tự, tại vựa khô L.B. (đường Phan Bội Châu, phường 7), khô cá rún và đầu cá rún "ngậm" phải chất trichlorfon (chất dùng làm thuốc trừ sâu) - chất rất nguy hiểm nên không được sử dụng trong thực phẩm.
Trichlorfon thuộc nhóm thuốc lân hữu cơ, gây hiệu lực trừ côn trùng qua đường ruột, tiếp xúc và hô hấp, thuốc có hiệu lực cao đối với côn trùng bọ hai cánh như ruồi, muỗi. Trichlorfon được dùng để trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút cây trồng và nông sản, trừ côn trùng y tế và ký sinh trùng hại vật nuôi. Trichlorfon có độc tính thuộc nhóm độc II, có khả năng gây hại đến sức khỏe con người khi bị hấp thụ vào cơ thể, dẫn đến các triệu chứng xuất huyết, tức ngực, khó thở do co thắt ống phế quản. Trường hợp bị nặng có thể bị bất tỉnh, rối loạn thần kinh, nhịp tim bất thường hay có thể dẫn đến tử vong.
Theo một số người có am hiểu trong lĩnh vực kinh doanh cá khô, chỉ vì để bảo quản cá khô không bị ruồi nhặng, kiến... mà một số cơ sở đã sử dụng chất cấm để bảo quản khô mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tin - ảnh: VÂN DU
Theo nld.com.vn
An toàn thực phẩm cuối năm: "Đánh" thẳng túi tiền của người vi phạm Không còn nhắc nhở hay cảnh cáo, việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định trong Nghị định 115/2018 đã đánh thẳng vào túi tiền của đối tượng vi phạm để kéo giảm và ngăn chặn tình trạng này. Nhiều chế tài nặng Nghị định 115/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về...