Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an sinh xã hội
Ngày 15/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng thông tin, Sở đang lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan đưa học sinh, giáo viên đang ở ngoài thành phố trở về trước ngày 1/10.
Nhà sách Giáo dục – Công ty Cổ phần sách và Thiết bị Giáo dục Miền Trung (địa chỉ 272, Trần Cao Vân, quận Thanh Khê) đang ở vùng đỏ nhưng được phép mở cửa hoạt động. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, nhằm chủ động chuẩn bị các điều kiện đảm bảo việc tổ chức dạy học trực tiếp vào thời gian thích hợp trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Sở đang phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố phương án cho phép học sinh, giáo viên đang ở ngoài thành phố trở về.
Trong đó, lưu ý chỉ những người đang ở “ vùng xanh”, “vùng cam” “vùng vàng” được về thành phố. Danh sách được chia theo các tỉnh, thành phố cụ thể và bố trí thời gian cho phép trở về hợp lý (từ ngày 25/9/2021 đến ngày 30/9/2021), tránh gây ùn tắc. Người trở về được quản lý, cách ly và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Người đưa về (nếu có) cũng phải ở cùng nơi và được quản lý như người được cho phép trở về.
Qua rà soát, hiện Đà Nẵng có khoảng 8.000 học sinh, giáo viên đang ở 55 tỉnh, thành phố khác chưa trở về thành phố (thống kê ngày 1/9/2021) do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
* Ngày 15/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời có văn bản về việc áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các địa bàn gồm: Khóm 4, phường 3, thành phố Vĩnh Long; xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình; xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm.
Thời điểm bắt đầu áp dụng từ 0 giờ ngày 16 đến hết ngày 21/9. Trong thời gian giãn cách, địa phương khẩn trương điều tra, truy vết rõ nguồn lây, đánh giá mức độ nguy cơ để có phương án thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi thực hiện giãn cách xã hội.
Các chiến sỹ công an thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long tham gia trực tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN
Vĩnh Long quyết định áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15/CT-TTg đối với tất cả các xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn. Thời điểm áp dụng từ 0 giờ ngày 16 đến hết ngày 30/9. Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện quy định người dân không ra đường trong khoảng thời gian từ 20 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau đến hết ngày 30/9; dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Đối với việc tổ chức đám tang yêu cầu tổ chức trong nội bộ gia đình, sắp xếp giãn cách không tập trung quá 10 người trong cùng thời điểm viếng và phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc 5K.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long yêu cầu tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát của tỉnh, huyện, xã giáp các tỉnh lân cận và giáp các địa bàn nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, tăng cường kiểm tra các cửa ngõ ngoài tỉnh vào địa bàn. Người dân không tự ý ra khỏi tỉnh khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Riêng đối với người dân từ vùng dịch vào tỉnh Vĩnh Long, phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp đi ngang qua và không dừng, đỗ trên địa bàn…
Video đang HOT
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, tính đến ngày 15/9, toàn tỉnh ghi nhận 2.229 ca mắc COVID-19, trong đó điều trị khỏi 2.042 trường hợp, tử vong 44 trường hợp. Tỉnh đang điều trị cho 143 bệnh nhân, cách ly tập trung 106 trường hợp và cách ly tại nhà 695 trường hợp. Đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 229.639 người, trong đó có 194.397 người tiêm mũi 1 và 34.677 tiêm mũi 2.
* Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến giữa tháng 9, tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành việc chi hỗ trợ đợt 1 cho 37.882 người với tổng kinh phí trên 56,8 tỷ đồng. Dự kiến đợt 2 sẽ được tỉnh tiến hành từ nay đến cuối năm, với khoảng 41.000 lao động tự do bị mất việc làm do đại dịch COVID-19. Kinh phí hỗ trợ trong đợt 2 ước khoảng 61,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh giao ngành chức năng xem xét hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đến nay, ngành chức năng đã tiếp nhận hồ sơ của 1.093 doanh nghiệp, giảm đóng bảo hiểm cho 36.786 người, với số tiền giảm trên 2,7 tỷ đồng; phê duyệt danh sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và chi hỗ trợ cho 31 người với kinh phí trên 115 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc, bao gồm người lao động nuôi con nhỏ và đang mang thai; trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế (F1); hộ kinh doanh; người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất… với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Theo ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, hiện các địa phương trong tỉnh đã nhận và kịp thời tổ chức cấp phát 2.921.085 tấn gạo của Chính phủ cấp cho 194.739 người là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã vận động hỗ trợ bằng tiền vào Quỹ phòng, chống dịch COVID của các cấp trong tỉnh được gần 33,5 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, tỉnh đã xuất chi hỗ trợ 23,2 tỷ đồng phục vụ các hoạt động an sinh xã hội và phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân và các lực lượng tuyến đầu chống dịch…
* Chiều 15/9, Đồn Biên phòng Xín Cái (Hà Giang) phối hợp với Công an huyện Mèo Vạc tiếp nhận 2 vụ với 13 công dân do Đồn Biên cảnh Điền Bồng và Cục Công an huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bàn giao. Những công dân này sang làm thuê tại tỉnh Quảng Đông nhưng không có giấy tờ hợp pháp.
13 công dân được phía Trung Quốc trao trả tại khu vực mốc 450, thuộc địa phận thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN
Sau khi tiếp nhận, Đồn Biên phòng Xín Cái đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hoàn thành các thủ tục pháp lý và bàn giao số công dân trên cho khu cách ly xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) để cách ly y tế theo quy định.
Đồn Biên phòng Xín Cái hiện đang duy trì 7 tổ, chốt làm nhiệm vụ phòng, chống dịch trên biên giới. Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 5/9, Đồn đã phối hợp với chính quyền địa phương thu dung và phát hiện 284 vụ với hơn 1.271 công dân vi phạm về xuất, nhập cảnh.
Được bán mang về, hàng quán vùng xanh ở Đà Nẵng vẫn im lìm
Mặc dù được phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán vùng xanh ở Đà Nẵng vẫn im lìm do không có nguyên liệu, không có khách.
Từ ngày 5/9, chính quyền TP Đà Nẵng thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch sau 20 ngày thực hiện "ai ở đâu ở yên đó". Trong đó, quy định tại vùng xanh, các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được nhận đặt hàng và bán hàng qua mạng, không được phục vụ khách tại chỗ.
Hiện toàn thành phố có 18/56 phường, xã được công nhận là vùng xanh; tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang và các quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê.
Dù đã 5 ngày kể từ khi thành phố cho phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán ở các vùng xanh vẫn im lìm.
Dù đã được phép bán mang về nhưng nhiều hàng quán ở vùng xanh của Đà Nẵng vẫn cửa đóng then cài.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà - chủ quán cà phê trên đường Pasteur (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) - cho hay, biết thành phố đã có chủ trương cho hàng quán ở vùng xanh được bán mang về nhưng chị vẫn chưa mở quán vì không có khách.
"Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, người dân ra đường phải có giấy đi đường. Vì vậy, có mở bán cũng không có khách nên đành tiếp tục đóng cửa vậy", chị Hà nói.
Tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái (phường Hải Châu 1) không có quán nào hoạt động, dù được phép bán cho khách mang về.
Không chỉ quán chị Hà đóng cửa, nhiều hàng quán bên cạnh cũng vẫn im lìm như những ngày toàn thành phố thực hiện "ở yên".
Tương tự, trên tuyến phố ẩm thực Phạm Hồng Thái (phường Hải Châu 1), những hàng quán san sát nhau cũng cửa đóng then cài.
Ông Nguyễn Văn Hậu - chủ quán chè ở tuyến phố ẩm thực có tiếng ở Đà Nẵng - cho biết, quán nghỉ bán đã 2 tháng nay. Giờ thành phố cho hàng quán ở vùng xanh được mở bán mang về nhưng quán không có nguyên liệu. Thêm vào đó, nếu bán thì cũng không có khách nên đành đóng cửa tiếp.
Theo các hộ kinh doanh, sở dĩ họ chưa mở lại hàng quán vì không có nguyên liệu và chưa có khách.
Quán bún bò Huế của gia đình anh Trần Thịnh Thái (trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn "ngại" mở bán dù đã được phép hoạt động.
"Chúng tôi ở vùng xanh nhưng 5 ngày mới được phát phiếu đi chợ một lần. Trong khi kinh doanh mặt hàng này đòi hỏi nguyên liệu tươi ngon, mua đồ hàng ngày. Bên cạnh đó, việc đi lại của người dân vẫn đang bị kiểm soát chặt, nấu ra rồi biết bán cho ai", anh Thái nói.
Một số hàng quán mở bán nhưng cũng chỉ bán cầm chừng do nguyên liệu ít và đắt đỏ. Quán chị Lê Thị Hiếu (ở phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bình thường bún mắm, cao lầu, bánh xèo, pizza, nhưng bữa nay chị chỉ bán pizza.
Số hàng quán ở vùng xanh mở bán còn rất ít.
Các hàng quán mở giao hàng cho khách hầu hết đều thông qua shipper.
"Hàng quán mở lại bán nhưng người dân 5 ngày mới được đi chợ một lần. Với lại bây giờ đồ gì cũng đắt, như xà lách 50.000 đồng/kg, hành tây, cà rốt: 60.000 đồng/kg, phô mai thì không nhập được hàng. Vì vậy, quán chỉ có bán pizza thôi", chị Hiếu nói.
Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) - cho biết, trên địa bàn phường có 40 - 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng hầu như các hàng quán vẫn mở bán trở lại.
"Có nhiều nguyên nhân khiến các hàng quán chưa mở lại nhưng chủ yếu là do không có nguyên liệu và chưa có khách", ông Hùng nói.
Các cơ sở kinh doanh trong thành phố Sóc Trăng được hoạt động trở lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký Quyết định về việc điều chỉnh mức độ nguy cơ dịch COVID-19 đối với 10 phường thuộc thành phố Sóc Trăng. Theo đó, 10 phường của thành phố Sóc Trăng được chuyển từ mức "nguy cơ cao " (vùng cam) giảm xuống mức "nguy cơ" (vùng vàng). Lực lượng...