Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền trên tuyến đường thủy Hội An – Cù lao Chàm
Nằm trong Dự án chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An (Quảng Nam) tuyến đường thủy nội địa Hội An – Cù lao Chàm dài 17 km đang được nạo vét và đặt phao báo hiệu để đảm bảo khơi thông luồng tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn của ngư dân và tàu phục vụ khách du lịch.
Phương tiện cơ giới thi công đê ngầm chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại.
Công trình chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại được triển khai vào tháng 7/2021 và dự kiến hoàn thành trước mùa mưa năm 2022. Theo đó, dọc theo bờ biển Cửa Đại thường xuyên bị sóng biển gây sạt lở, được xây dựng tuyến đê ngầm dài 1.530m để chống xói lở khẩn cấp và bảo vệ bờ biển Hội An. Cùng với tuyến đê ngầm, dự án còn nạo vét để thông luồng Cửa Đại, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra và cửa, với tổng kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết: Tuyến Cửa Đại – Cù lao Chàm là tuyến đường thủy nội địa có mật độ giao thông đông đúc. Mỗi ngày có tới hơn 150 tàu, ca nô chở hàng ngàn khách du lịch cùng với tàu đánh cá của ngư dân liên tục ra vào khu vực Cửa Đại và cầu cảng Cù lao Chàm, thuộc xã đảo Tân Hiệp.
Video đang HOT
Trong đợt nạo vét lần này, luồng đường thủy nội địa Hội An – Cù lao Chàm được nạo vét với chiều dài gần 2 km, rộng 100 m và sâu 5 m so với mặt nước biển. Tuyến này còn được lắp đặt hệ thống gồm 7 phao luồng báo hiệu, đảm bảo cho tàu thuyền đánh cá và ca nô phục vụ khách du lịch ra vào an toàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng thông tin thêm.
Cũng trên tuyến đường thủy nội địa Hội An – Cù lao Chàm, trước mùa du lịch biển đảo năm nay, Đồn Biên phòng Cửa Đại (Bộ đội Biên phòng Quảng Nam) đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động Trạm kiểm soát an toàn tàu thuyền của ngư dân và phương tiện vận tải du lịch.
Trạm kiểm soát an toàn tàu thuyền Cửa Đại được xây dựng trên cồn cát tự nhiên khu vực cửa biển Cửa Đại, còn gọi là đảo khủng long, cách bờ hơn 2 km. Trạm có kết cấu bằng thép, chiều cao gần 6 m, đảm bảo khả năng quan sát quá trình lưu thông của toàn bộ tàu thuyền của ngư dân và ca nô vận chuyển khách trên tuyến đường thủy nội địa Hội An – Cù lao Chàm.
Trung tá Nguyễn Hoang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại cho biết, tại trạm quan sát, đơn vị bố trí một tổ gồm 5 cán bộ, chiến sĩ và 1 ca nô cứu hộ cứu nạn, thường xuyên túc trực để kiểm soát an toàn tàu thuyền nhằm kịp thời phát hiện, xử lý khi có tình huống xấu xảy ra trên tuyến đường thủy Cửa Đại – Cù lao Chàm.
Trong mùa du lịch biển đảo, trung bình mỗi ngày có 3.000 khách tham quan biển đảo và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm. Việc khơi thông luồng tàu, lắp đặt phao báo hiệu và Trạm kiểm soát an toàn tàu thuyền trên tuyến đường thủy nội địa Hội An – Cù lao Chàm sẽ góp phần tích cực trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch biển đảo Quảng Nam.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, mùa mưa bão chính thức bắt đầu
Theo các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm 2022 đã chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của cơn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông vào đêm qua (28/6).
Hồi 7h ngày 29/6, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 30/6, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 15,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Dự báo, trong 24-48h tới, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 1/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Đáng chú ý, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động. Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.
Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia nhận định, cơn ATNĐ đầu tiên của mùa bão diễn biến phức tạp, cơ quan dự báo quốc tế cho hướng di chuyển rất rộng, có thể hướng đến Hồng Kông (Trung Quốc) hoặc miền Trung Việt Nam. Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia dự báo, khả năng cao ATNĐ tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây Bắc, trong 24 đến 48 giờ tới có thể mạnh thành bão.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới, cảnh báo mưa dông tại Hà Nội Rạng sáng nay (29-6), vùng áp thấp ở trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão trong vòng 2 - 3 ngày tới. Vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng 29-6, áp...