Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt để phòng, chống dịch hiệu quả
Các tỉnh, thành phố phía Nam cần chủ động phối hợp, thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thể huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho nhân dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19; đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở xã hội, đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Khánh có gần 10 người (ở đường Hưng Phú, Quận 8, TP Hồ Chí Minh) vui mừng đón nhận 4 phần quà từ “Siêu thị 0 đồng di đồng” san sẻ trước những khó khăn chuỗi ngày giãn cách xã hội “ai ở đâu, ở yên đó”.
Trên đây là đề nghị của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại buổi sơ kết, đánh giá kết quả công tác của Tổ công tác sau 2 tháng hoạt động tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam vào ngày 22/9. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì sơ kết.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68, Quyết định 23 của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo các địa phương có giải pháp tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp… để đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
Sau 2 tháng trực tiếp đôn đốc việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng đánh gia cao sự nỗ lực của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị các tỉnh, thành phố phía Nam đã nhanh chóng vào cuộc quyết liệt nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Các hoạt động hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động kịp thời đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch.
Trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị từng thành viên Tổ công tác cần bám sát hơn nữa mục tiêu, nhiệm vụ được giao, nhất là thực hiện đồng bộ các kế hoạch công tác theo quyết định của Bộ trưởng. “Trong đó, chú trọng theo dõi tình hình đời sống công nhân, người lao động mất việc làm, khảo sát đánh giá về nhu cầu việc làm; tuyển dụng lao động của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu với Bộ ban hành các chính sách phù hợp khi các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới”, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Anh Thắng, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ, Tổ Phó thường trực Tổ công tác đặc biệt, từ ngày thành lập, Tổ công tác đã thường xuyên cập nhật việc hỗ trợ tại các tỉnh, thành phía Nam để đưa ra những kiến nghị nhằm gỡ khó cho từng địa phương; liên tục đôn đốc lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đẩy nhanh việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID-19.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh cơ bản đã đảm bảo công tác an sinh; kịp thời giải quyết các nhu cầu về lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân, người lao động. Thành phố đã cấp phát xong 14.500 tấn gạo hỗ trợ cho người dân trong đợt đầu; đồng thời đang chuẩn bị tiếp nhận đợt hai với 56.605 tấn còn lại trong tổng số hơn 71.100 tấn gạo Chính phủ cấp hỗ trợ.
TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ gần 1,8/2 triệu túi an sinh, mỗi túi trị giá 300.000 đồng cho người dân; vận động hơn 85.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê 670.000 phòng trọ với số tiền 329 tỷ đồng; đã cơ bản triển khai xong gói hỗ trợ từ ngân sách của thành phố theo Nghị quyết số 09 của Hội đồng nhân dân thành phố cho các lao động tự do với số tiền trên 5.400 tỷ đồng. Thành phố đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục chi hỗ trợ đợt ba cho trên 7,3 triệu người mất việc, mất thu nhập, hộ nghèo, cận nghèo, người dân gặp khó khăn đang có mặt tại địa phương, mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người từ sau ngày 22/9.
Về công tác phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam, ông Phạm Anh Thắng nhận định có những tiến triển khả quan, số ca mắc tại 19 tỉnh, thành phố đều giảm so với đầu tháng 9. “Các tỉnh, thành phố phía Nam đều coi trọng công tác đảm bảo an sinh xã hội, coi đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, mở rộng đối tượng hỗ trợ từ nguồn ngân sách và vận động xã hội hóa từ các nguồn lực thông qua Mặt trận Tổ quốc các cấp để đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, đồng thời phủ rộng hơn đối tượng được hỗ trợ”, ông Thắng nhận định.
Theo Tổ công tác đặc biệt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến thời điểm hiện tại, các tỉnh, thành phố phía Nam đã nhận được hơn 58.800/136.300 tấn gạo (đạt hơn 43% số gạo được Thủ tướng Chính phủ quyết định). Tổng kinh phí chi chính sách của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đạt hơn 9.800 tỷ đồng; chính sách bảo hiểm xã hội hơn 2.700 tỷ đồng; chính sách tiền mặt hơn 7.000 tỷ đồng; chính sách vay vốn hơn 35,7 tỷ đồng…
Phát huy vai trò công tác dân vận trong phòng, chống dịch
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác dân vận đã phát huy vai trò và góp phần không nhỏ vào kết quả phòng, chống dịch trên cả nước.
Khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch; thực hiện tốt chỉ đạo của các cấp chính quyền, triển khai mạnh mẽ các biện pháp. Từ đó, cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt hoạt động an sinh xã hội, chung tay, chia sẻ với cộng đồng, quyết tâm đẩy lùi đại dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn thăm, tặng quà một chốt kiểm dịch địa bàn giữa thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề, Sóc Trăng, ngày 31/8. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN
Hiệu quả từ phong trào "Dân vận khéo"
Phong trào thi đua "Dân vận khéo" luôn được hệ thống chính trị huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, quan tâm triển khai đồng bộ với những cách làm hay và sáng tạo, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, các cấp ủy, chính quyền, ngành y tế, đặc biệt công tác dân vận ở huyện Long Phú đã quyết tâm thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. Công tác dân vận không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch, mà còn cung cấp những thông tin chính thống, tránh gây hoang mang trong cộng đồng. Nhiều người dân còn tự nguyện sử dụng xe máy mang loa di động để tuyên truyền đến bà con vùng sâu, vùng xa về các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Dương Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Long Phú cho biết, trong thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền trong huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, tập trung chỉ đạo phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Nhiều cấp ủy cơ sở đã chỉ đạo việc đăng ký mô hình bám sát nội dung phong trào, đổi mới phương pháp vận động nhân dân, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; phát huy cao độ tinh thần tự quản và ý thức cộng đồng của nhân dân, đặc biệt huy động sức mạnh nhân dân trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, phong trào "Dân vận khéo" của huyện Long Phú đã góp phần đưa chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, tăng cường sự gắn bó giữa ảng với nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Dân vận Thành ủy Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Để nâng cao hiệu quả công tác dân vận, Ban Dân vận Thành ủy Việt Trì tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch; chuẩn bị lực lượng đoàn viên, hội viên nòng cốt để chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, ngành chức năng ứng phó các tình huống dịch bệnh.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Việt Trì Vũ Kim Đức cho biết, xác định nhiệm vụ trọng tâm thời điểm này là phòng, chống dịch COVID-19, cán bộ dân vận các cấp đã tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức; đồng thời phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động người dân phát huy tinh thần "tương thân, tương ái", từ đó xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân dân vận khéo trong tuyên truyền, chăm lo, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, chung tay phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Chủ động nắm chắc tình hình nhân dân
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, ngành Dân vận vẫn nỗ lực không ngừng, tích cực triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Ban Dân vận các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác dân vận của Đảng, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương, Ban Dân vận Trung ương yêu cầu Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đặc biệt là các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, khẩn trương chỉ đạo theo hệ thống công tác dân vận các công việc cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trong bối cảnh chủng virus mới diễn biến nhanh, mạnh, khó lường và còn nhiều khó khăn về điều kiện đảm bảo; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tự ý thức bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; thực hiện nghiêm giãn cách xã hội và tuân thủ thông điệp 5K.
Bên cạnh đó, Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân vận các cấp bám sát cơ sở, địa bàn, nắm chắc tình hình các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối tượng yếu thế, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bị mất việc, giãn việc... để kịp thời chia sẻ, phối hợp hỗ trợ, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giúp đỡ, góp phần đảm bảo sức khỏe, an sinh xã hội, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, tuyệt đối không để một người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn.
Đoàn xe lưu động tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 bên ngoài chợ Đồng Xuân. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức tôn giáo, cơ quan hữu quan xây dựng các đội hình tình nguyện được tổ chức chặt chẽ, nhiệm vụ rõ ràng, được tập huấn kiến thức, kỹ năng trong hoạt động phòng, chống dịch, sẵn sàng tham gia các phương án ứng phó, phòng chống dịch theo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp tham gia điều phối các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân... Phát huy hiệu quả Tổ COVID cộng đồng, tạo sự hưởng ứng tích cực và sự đồng thuận trong nhân dân góp phần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg.
Dự báo dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mới đây tại hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo, vận động mọi tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19; tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng chương trình hành động thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
"Cần chủ động nắm chắc tình hình nhân dân, nhất là công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất, người lao động, người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; nắm tình hình dân tộc, tôn giáo để tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề mới phát sinh ngay từ cơ sở. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc", Trưởng ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh.
Trưởng ban Dân vận Trung ương nêu rõ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động hướng về cơ sở, vận động các nguồn lực xã hội nhằm chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn và ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19; thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Sẵn sàng cho cuộc sống 'bình thường mới' - Bài 2: Chắt chiu, củng cố từng thành quả đạt được Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động phòng, chống dịch Thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực: Mở rộng được vùng an toàn, vùng xanh; cơ bản bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; công tác điều trị từng bước được hoàn thiện, số ca tử vong đang giảm dần... Vượt...