Bão chồng bão trên biển Đông
Cùng với cơn bão số 7 đang hoạt động, sáng 9/10, trên vùng biển Thái Bình Dương có 1 cơn bão khác với tên quốc tế là KOMPASU đang hoạt động, dự báo, khoảng đêm 11/10 đến sáng 12/10, cơn bão này có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8.
Vị trí và đường đi của bão số 7. Ảnh: KTTV.
Trong sáng 9/10, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 9. Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu cơn bão số 7 với không khí lạnh nên từ chiều ngày 9/10, gió mạnh lên cấp 8 – 9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 2 – 4 m, biển động rất mạnh.
Từ chiều 9/10 đến ngày 10/10, do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An dự báo có gió mạnh cấp 6 – 7, phía Bắc có nơi cấp 8, giật cấp 10.
Từ chiều nay 9/10 đến ngày 11/10, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150 – 250 mm, có nơi trên 300 mm.
Từ ngày 10 – 11/10, ở phía Tây Bắc Bộ có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 50 – 100mm, có nơi trên 150 mm.
Từ ngày 10 – 12/10, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100 – 250 mm, có nơi trên 250 mm.
Từ 9/10 đến 13/10, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 3 – 7 m, trên các sông khu vực Bắc Bộ và hạ lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 2 – 4 m.
Đỉnh lũ các sông nhỏ, thượng lưu các sông ở Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức báo động 1 – báo động 2 và trên báo động 2; đỉnh lũ trên các sông suối thượng lưu khu vực Đông Bắc, Việt Bắc ở mức báo động và trên báo động; hạ lưu các sông chính ở khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh còn dưới mức báo động 1.
Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cùng với đó, sáng 9/10, trên vùng biển Thái Bình Dương có 1 cơn bão khác với tên quốc tế là KOMPASU đang hoạt động. Vị trí lúc 7 giờ ở khoảng 13,8N độ Vĩ Bắc, 131,0 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 1100 km về phía Đông Nam.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, khoảng đêm 11/10 đến sáng 12/10, cơn bão này có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8.
Dự báo, đây là một cơn bão mạnh khi ở trên biển, di chuyển nhanh và có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ trong khoảng ngày 13 – 14/10 và có thể gây ra một đợt mưa lớn cho các khu vực này trong giai đoạn 13 – 15/10.
Cảnh báo đi xe máy về quê lúc mưa bão
Bất chấp trời mưa lớn, những ngày qua, lượng người đi xe máy về quê lưu thông qua các tỉnh miền Trung vẫn rất đông.
Đáng lo nhất khi người dân lưu thông qua những đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập lụt...
Đoàn người mắc kẹt trong dòng lũ
Lúc 0 giờ 30 ngày 8.10, một đoàn khoảng 200 xe máy với 400 người đi từ các tỉnh phía nam về quê tránh dịch. Khi đến Km 68, trên tuyến QL14B (thuộc TT.Thạnh Mỹ, H.Nam Giang, Quảng Nam) thì cũng là lúc nước lũ tràn ra đường, khiến nhiều ô tô, xe máy bị mắc kẹt giữa dòng nước.
Gian nan về quê, hàng trăm người gặp lũ lúc nửa đêm ở Quảng Nam
Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội CSGT số 2 (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam), cho biết sau khi đoàn xe mắc kẹt, CSGT cùng tình nguyện viên đã tích cực hỗ trợ từng phương tiện vượt qua dòng lũ, tất cả đều an toàn và tiếp tục hành trình, đến chốt kiểm soát thuộc địa phận TP.Đà Nẵng lúc hơn 1 giờ sáng cùng ngày. "Do mưa lớn kéo dài, nước đổ về nhanh, cống thoát không kịp nên lũ tràn lên đường. Mưa lớn tiếp tục làm gián đoạn giao thông một số vị trí, sáng nay đơn vị đã phối hợp với đơn vị thi công khắc phục và cho lưu thông trở lại sau khi đã đảm bảo an toàn", trung tá Sơn nói.
Theo trung tá Sơn, trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại các khúc cua nguy hiểm đã có biển cảnh báo. Tuy nhiên với thời tiết mưa gió lớn, với quãng đường dài và taluy dương lại cao, dốc thì rất hay xảy ra sạt lở đất đá xuống đường, cùng với nước thoát không kịp sẽ tràn ra đường gây nguy hiểm cho bà con nhân dân khi qua lại.
Covid-19 sáng 9.10: Cả nước 831.643 ca nhiễm, 759.482 ca khỏi | Thí điểm mở lại đường bay nội địa
Sạt lở, nguy hiểm rình rập
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý đường bộ 3 (Tổng cục Đường bộ VN), khuyến cáo với thời tiết mưa to, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến QL14B. Đây là hai tuyến đường người dân đi xe máy từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê tránh dịch khá đông.
"Nếu phát hiện tình trạng có nguy cơ mất an toàn trên hai tuyến đường này thì chúng tôi yêu cầu thông báo ngay các chốt kiểm soát dịch các tuyến Đắk Lắk - Đắk Nông và Gia Lai - Kon Tum, đề nghị các chốt thông tin cho người dân biết chọn đường khác đi, nhằm đảm bảo an toàn trong hành trình về quê", ông Bình nói.
Thực tế tại Quảng Nam trong những ngày qua, PV đã ghi nhận nhiều câu chuyện buồn của những người phải dừng cuộc hành trình hồi hương của mình khi đã đi được gần nửa chặng đường, vì không may gặp nạn và vĩnh viễn ra đi. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra ngày 5.10 tại Km 1407 300 đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo khiến 2 mẹ con quê Thanh Hóa tử vong; sau đó, chiều 8.10, hai người đàn ông quê Nghệ An điều khiển xe máy về quê vì mưa lớn, đường trơn cộng với mệt mỏi đã đâm vào xe tải bên đường khiến 1 người tử vong tại chỗ.
Bắc bộ đến Quảng Bình hứng mưa lớn trước bão số 7 Bão số 7 có hoàn lưu rất rộng nên sẽ gây mưa lớn ở khu vực Bắc bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình bắt đầu từ hôm nay (9.10), ngay khi cơn bão này vẫn còn ở trên biển. Bão vào đảo Hải Nam rồi đổi hướng vào Bắc bộ Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc...