Báo chí Trung Quốc “đổi giọng” về vấn đề Hong Kong
Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc trong suốt tuần qua không đả động đến phong trào phản kháng tại Hong Kong. Nhưng sáng 06/10/2014 đã dành 10 phút để nói về các sinh hoạt tại Hong Kong đang trở lại bình thường, theo RFI.
Sinh hoạt bình thường trở lại ở khu thương mại Mong Kok, Hong Kong, ngày 06/10/2014.
Thông tín viên đài RFI Caroline Puel từ Bắc Kinh ghi nhận:
Sau khi đã lên gân và tỏ thái độ không khoan nhượng trong suốt tuần lễ vừa qua, trong vài giờ gần đây, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cởi mở hơn. Tất cả các bài báo mới nhất, đều tìm cách làm &’hạ nhiệt’ tình hình ở Hong Kong. Tân Hoa Xã đi đầu theo hướng này khi nhấn mạnh : Người biểu tình đang giải tán, các trường học và công sở hoạt động trở lại bình thường, các trục lộ giao thông cũng vậy.
Thay đổi trong thái độ đó của các phương tiện truyền thông Trung Quốc không chỉ giới hạn trên hồ sơ Hong Kong. Cả một chiến dịch tuyên truyền liên quan đến Tân Cương được mở ra hôm nay. Tân Cương là một tỉnh ở miền tây bắc Trung Quốc vốn được cai trị với một bàn tay sắt. Gần đây hàng loạt các vụ khủng bố đẫm máu đã diễn ra tại khu vực này.
Video đang HOT
Nhiều bài báo trong ngày dành để nói về cộng đồng Hồi giáo ở Tân Cương một cách tích cực. Những bài viết đó đề cao phong tục tập quán và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ. Bên cạnh đó, Trung Quốc hôm nay cũng cho phát hành nhiều cuốn sách trắng với xu hướng mở rộng vòng tay đối với các sắc tộc thiểu số.
Rõ ràng đây là đường lối chung ở Bắc Kinh hiện nay. Trong khi đó mọi người đều biết có hai phe trong hàng ngũ các nhà cầm quyền Trung Quốc. Một bên có lập trường cứng rắn, còn bên kia thì ý thức được rằng giải pháp đối thoại là cần thiết. Hy vọng là phe thứ nhì này đang chiếm thế áp đảo, nhất là trong việc xử lý vấn đề Hong Kong. Có như vậy mới mong mở ra đối thoại với người biểu tình Hong Kong, để rồi mọi chuyện sẽ lắng xuống. Ít ra là vào thời điểm này .
Theo NTD/Bizlive
Đe dọa kinh tế Hong Kong, "đòn đánh" Tôn tử từ phía Trung Quốc?
Cục Quản trị Du lịch Quốc gia Trung Quốc đang cấm các nhóm du lịch ở lục địa du hành đến Hong Kong. Lệnh cấm hôm thứ tư đánh dấu một sự thay đổi chiến lược trong cách thức Bắc Kinh cố gắng kiềm chế và gieo rắc sự chia rẽ đối với những người biểu tình vì dân chủ ở vùng đất tự trị này.
Một bản điện tử cho thấy chỉ số Hàng Sinh của Hong Kong hạ 72 điểm, 3/10/14. Chứng khoán Hong Kong hạ giá trong khi các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ nhì.
Theo VOA, hơn nửa triệu người ở lục địa Trung Quốc băng qua biên giới vào Hong Kong mỗi năm, cho tới nay vẫn là nhóm du khách lớn nhất đến thành phố này.
Giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp Du lịch Joseph Tung nói trong khi du khách không phải từ Trung Quốc đang chọn tránh xa Hong Kong vào thời điểm nhạy cảm này, thì thông cáo hôm thứ tư là một cú đánh mạnh vào khu vực du lịch địa phương.
"Con số nhóm du khách vào khoảng 300 đến nơi mỗi ngày từ lục địa; nhưng theo thông tin chúng tôi nhận được, mặc dù điều này chưa được xác nhận bởi vì chúng tôi không có văn kiện chính thức từ phía các đại diện ở Trung Quốc - họ đã nhận được chỉ thị ngưng quảng cáo các tour du lịch đến Hong Kong."
Ông Michael Degolyer, Giám đốc Dự án Chuyển giao Hong Kong, dự báo lệnh cấm chỉ vài giờ trước khi lệnh được công bố. Nó tạo thành một phần điều ông gọi là tình huống Anaconda - sự bóp nghẹt dần phong trào dân chủ Hong Kong.
Sự sụt giảm trong thương nghiệp du lịch sẽ dẫn đến việc cắt giảm công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ - có lẽ ngay vào đầu tuần tới - tạo áp lực đối với đồng đôla Hong Kong và việc các công ty bị loại ra khỏi bảng niêm yết của thị trường Hàng Sinh trong khi lòng tin toàn cầu bị lung lay trong nền kinh tế địa phương. Ông Degolyer nói:
"Mục tiêu hay sách lược là ngày càng làm cho dân chúng chống lại những người đứng đầu phong trào Chiếm Trung bởi vì thiệt hại kinh tế dần dà gia tăng này. Và vì thế có nhiều cách, mà không cần phải dùng tới hơi cay mắt hay vũ lực, để gia tăng áp lực đối với sinh viên và những người ủng hộ Chiếm Trung phải thoái lui."
Ngoài đường phố, những người hoạt động - mệt mỏi nhưng kiên quyết - bày tỏ tình đoàn kết với dân chúng Hong Kong, nhưng vẫn không nhúc nhích trước hành động của Bắc Kinh.
Nhiều người coi biện pháp đó chỉ là một mưu toan khác của Trung Quốc để làm cho tin tức về phong trào dân chủ ngấm ngược trở lại qua biên giới.
Ngoài ra, ngành du lịch góp phần chưa đầy 5 phần trăm tổng sản phẩm nội địa của Hong Kong và chỉ có 30 phần trăm du khách Trung Quốc đến trong các nhóm du khách có tổ chức, theo lời nhà hoạt động Bernard Luck, đang đứng trên một rào cản với bạn bè.
"Khi du khách lục địa xuống Hong Kong, họ chi tiền vào các khách sạn hạng sang, mua ví Gucci, iPhone, đóng góp vào nền kinh tế Hong Kong, nhưng không trực tiếp. Các bạn có thấy không? Tất cả khoản tiền này là đưa trở lại cho Gucci và Apple. Nó sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ, đối với dân chúng."
Nếu Bắc Kinh cố ý chọn, thì họ có thể áp đặt một hình phạt kinh tế gay gắt hơn nhiều đối với công dân của vùng bán tự trị này, phụ thuộc lớn vào lục địa về cung ứng thực phẩm và nước uống. Ông DeGolyer mô tả đây là "tình huống Tôn Tử theo tên tác giả của Sách Chiến Quốc.
"Nếu họ thực sự muốn Hong Kong đầu hàng mà không bắn một phát súng nào, thì họ chỉ cần nói: "Được, ta sẽ cho bọn bay toàn quyền tự trị - không có nước, không có chuyên chở trên đất liền, không có tàu bè, không có máy bay." Và sau từ 1 tuần đến 10 ngày, đặt câu hỏi, "Được, bọn bay muốn tự trị đến mức nào?"
Theo Bizlive
Hông Kông: Quân đội Trung Quốc ngứa mắt cũng phải ngồi im - Phong trào "chiếm trung tâm" tại Hồng Kông đã bước sang tuần thứ 2 mà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Liệu có khả năng Trung Quốc sẽ dùng quân đội để thiết lập an ninh tại đặc khu này không? Reuters có một bài phân tích để đánh giá về khả năng này. Thiểu tướng Tan cụng ly với ông...