Báo chí quốc tế đổ về Quảng Ngãi đưa tin dịp 50 năm thảm sát Mỹ Lai
Nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế của Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản… đăng ký tác nghiệp báo chí nhân lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai ( Quảng Ngãi).
Sáng 13.3, lãnh đạo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, cho biết nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế đăng ký tác nghiệp báo chí sự kiện tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai. Số lượng đoàn và nhà báo đến tác nghiệp tăng hơn gấp đôi so với dịp 40 năm.
Theo đó, nhiều văn phòng thường trú của các hãng tin như Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), The Yomiuri Simbun, The Asahi Shinbun, Truyền hình NHK, báo Akahata, Phân xã Kyodo News (Nhật Bản) tại Hà Nội; Thông tấn DPA, kênh truyền hình Đức ZDF, báo Frankfuter Allgemeine Zeitung (Đức); báo RIA (Nga), Hãng VVTH Al – Jazeera (Quatar)… cử hàng chục nhà báo đến Quảng Ngãi tác nghiệp.
Nhiều nhà báo của các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới tác nghiệp ở khu chứng tích Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ảnh: Minh Hoàng.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Đỗ, đại diện Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ) tại Việt Nam, cho hay khác với nhiều năm trước, năm nay có ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cùng một số cựu binh, giáo viên nghỉ hưu, thợ máy (quốc tịch Mỹ) yêu chuộng hòa bình đến dự lễ tưởng niệm.
Dịp này, ông Gerard Boivineau, cựu Tổng Lãnh sự Pháp cùng phu nhân; nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, hoa hậu Ngọc Hân cùng nhiều thành viên Quỹ hòa bình Mỹ Lai cũng về dự.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, chia sẻ lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai là dịp để ôn lại quá khứ đau thương, mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi trong chiến tranh.
“Nhìn lại quá khứ cũng là để kêu gọi mọi người chung tay xây dựng thế giới hòa bình. Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Quảng Ngãi đến với bạn bè quốc tế về nghị lực vượt qua mất mát, vươn lên từ m ảnh đất đau thương hồi sinh, phát triển”, ông Trí nói.
50 năm trước, một trung đội Mỹ tràn vào làng Sơn Mỹ. Trong sáng 16.3.1968, họ đã sát hại 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Đến tháng 11.1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek. Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Theo Minh Hoàng (Zing)
Bí thư huyện Sơn Tây: "Tôi không có nhiều đất rừng như người ta nói"
Theo ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, diện tích đất rừng ông đang sở hữu một phần được nhà nước cấp từ rất lâu, còn phần làm trang trại ở tại xã Sơn Liên là ông mới mua sau này.
Cùng nhiều nội dung khác, ông Đinh Kà Để-Bí thư huyện Sơn Tây còn bị phản ánh đang sở hữu một diện tích lớn đất rừng ở tại địa phương; mua và sang nhượng đất trong khu vực đã được quy hoạch xây trung tâm huyện mới. Tuy nhiên ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây cho biết: "Ngoài khoảng 5ha đất tôi được nhà nước cấp trước đó, cách đây mấy năm tôi có mua thêm gần 4ha ở tại xã Sơn Liên để làm trang trại chứ không sở hữu hàng trăm ha đất rừng như người ta nói".
Khu đồi nằm trong khu quy hoạch trung tâm huyện Sơn Tây mới, theo ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây là do ông bà để lại chứ không phải mua, sang nhượng của người khác
Còn về phản ánh sang nhượng và mua bán đất trong khu vực đã quy hoạch trung tâm huyện, ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây khẳng định không có, nhưng cho biết gia đình ông đang sở hữu trên 2000m2 đất đồi ngay trong khu vực này. Theo ông Để giải thích đây là diện tích đất vườn do ông bà để lại, chứ không phải mua và sang nhượng khi có thông tin nơi đây được quy hoạch xây trung tâm huyện.
Vào sáng 11.3, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, ông Trương Viết Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Sơn Tây, đơn vị đảm nhận đền bù, giải tỏa dự án khu trung tâm huyện cho biết: Do người trực tiếp phụ trách bồi thường dự án đã nghỉ. Vì vậy hiện vẫn chưa cung cấp được nội dung mà phóng viên yêu cầu và để lại trước đó. Ông Vũ hẹn tuần đến sẽ trả lời cụ thể PV Dân Việt.
Biệt thự của ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây ở tại thành phố Quảng Ngãi
Như đã phản ánh, Sơn Tây được xếp vào diện một trong những huyện nghèo nhất nước (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP), thế nhưng ông Đinh Kà Để-Bí thư huyện này lại sở hữu khối tài sản "khủng" gồm nhiều nhà cửa, ô tô trị giá tiền tỷ... Trong đó có biệt thự ngay tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi, gây nhiều thắc mắc trong dư luận ở địa phương.
Cùng với xác nhận có mua một lô đất biệt thự và xây nhà tại thành phố Quảng Ngãi, ông Để-Bí thư huyện Sơn Tây giải thích: Tiền mua đất gần 1,4 tỷ đồng, còn tiền xây ngôi nhà chắp vá chỗ này một ít, vay chỗ kia một chút nên không biết cụ thể bao nhiêu. Tiền mua đất và làm nhà ở thành phố Quảng Ngãi là từ bán bò, vườn, vay mượn của ngân hàng...
Theo Danviet
"Biển người" dự lễ đón nhận Di tích QG đặc biệt Khởi nghĩa Ba Tơ Tối 9.3, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức "Lễ đón nhận xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ". Đại diện lãnh đạo bộ ngành trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cùng hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận đã về tham dự. Cách đây...