Báo chí Nga đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin
Các tờ báo Nga đã đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt – Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin được chào đón tại sân bay khi đặt chân đến Hà Nội sáng ngày 12/11. (Ảnh Ria Novosti)
Tờ Ria Novosti cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thủ đô Hà Nội hôm nay 12/11, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Tổng thống Putin sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Việt Nam như Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự kiến, ông Putin cũng tham gia vào lễ khai mạc những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam.
Ria dẫn lời cố vấn tổng thống Yury Ushakov cho hay một loạt các thỏa thuận sẽ được ký kết trong chuyến thăm này.
Thương mại giữa Việt Nam và Nga được dự đoán sẽ tăng gấp đôi lên 7 tỷ USD vào năm 2015, từ mức 3,66 tỷ USD trong năm ngoái. Con số đó sẽ tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam gồm máy móc, phân bón, các sản phẩm kim loại. Nga nhập khẩu quần áo, các sản phẩm nông nghiệp và điện tử của Việt Nam. Tập đoàn năng lượng Gazprom cũng mong muốn xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Việt Nam từ các nhà máy đang được xây dựng ở Siberia và vùng Viễn Đông.
Trang điện tử Đài Tiếng nói nước Nga (VOR) cho hay, Tổng thống Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi đặt chân tới Hà Nội. Ông Putin dự kiến có cuộc hội đàm song phương với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tiếp đến là các cuộc hội đàm giữa các phái đoàn hai nước.
Theo VOR, phái đoàn tháp tùng ông Putin tới Việt Nam lần này bao gồm lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn như tập đoàn dầu mỏ Rosneft, tập đoàn năng lượng Gazprom, tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom, công ty phát triển dầu mỏ Zarubezhneft, cùng giới chức từ hàng loạt bộ, ngành của Nga.
Video đang HOT
VOR cũng nhấn mạnh tới việc Nga và Việt Nam đang hợp tác tốt trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, du lịch.
Về lĩnh vực kinh tế, hơn 90 dự án liên quan tới nguồn vốn của Nga đang được thực hiện tại Việt Nam với tổng trị giá 2 tỷ USD.
Trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, các tập đoàn LUKOIL, Gazprom và Rosneft của Nga đang hợp tác thành công cùng liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, vốn được thành lập từ năm 1981.
Nga sẽ trợ giúp Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận-1. Hai nước cũng đang tiến gần hơn tới việc thành lập một trung tâm công nghệ và khoa học hạt nhân tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục, hiện Việt Nam có khoảng 5.000 sinh viên và nghiên cứu đang học tại tại các trường hại học của Nga. Hai bên còn đang thảo luận về một thỏa thuận liên chính phủ nhằm thành lập Đại học công nghệ Việt-Nga.
Về lĩnh vực du lịch, Việt Nam là một điểm đến yêu thích của các du khách Nga. Khoảng 190.000 người Nga đã đến thăm Việt Nam trong năm 2012, tăng tấp đôi so với năm 2011.
Đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin, tờ Thời báo Mátxcơva đã trích dẫn bài viết của ông Putin về tương lai quan hệ Việt-Nga, được đăng tải trên báo chí Việt Nam hôm 10/11. Trong bài viết, ông Putin cho biết các chuyên gia Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, với hai tổ máy đầu tiên sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024.
Nhà lãnh đạo Nga cũng ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong năm 2012, kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương đã tăng 20% và đạt 3,66 tỷ USD. Kế hoạch chung là đưa con số này đạt 7 tỷ USD ngay vào năm 2015. Và tiếp đó, tới năm 2020 sẽ là 10 tỷ USD.
Trong bài viết, ông Putin cũng ca ngợi sự hợp tác hiệu quả của các liên doanh dầu khí Việt-Nga. Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro có khối lượng khai thác những năm qua đạt 206 triệu tấn dầu, tổng lợi nhuận đạt con số hàng chục tỷ USD. Gazprom và Rosneft đang gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam.
Những dự án hai tập đoàn này đang triển khai liên quan đến khai thác dầu khí, hiện đại hóa những cơ sở lọc hóa dầu, cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng từ vùng Viễn Đông của Nga sang Việt Nam, ông Putin viết.
An Bình
Tổng hợp
Theo ANTD
Nga chờ đợi trở lại cảng Cam Ranh
Theo thông tin từ Đài Tiếng nói nước Nga, Hà Nội và Moscow có thể tiến hành thảo luận mở trạm đảm bảo hậu cần Hải quân tại cảng Cam Ranh.
Quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Theo đó, ngày 11/11, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn thông báo của Interfax-AVN dựa theo các nguồn tin quân sự - ngoại giao cho biết, trong tương lai gần Nga và Việt Nam có thể thỏa thuận về việc mở Trạm đảm bảo hậu cần của Hải quân Nga tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Nguồn tin trên cho biết thêm, Cam Ranh có thể trở thành hải cảng thân thiện, nơi mà trên hành trình từ căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương đến vịnh Aden và hướng ngược lại khi thực thi nhiệm vụ, các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ có thể ghé vào một cách hợp pháp để tiếp nhiên liệu dự trữ và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật.
Việc Nga trở lại Cam Ranh được báo chí nước ngoài đặc biệt quan tâm, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shogui.
Tờ Quốc phòng Trung Quốc hồi đầu tháng 3/2013 có bài viết về vấn đề này cho biết, trọng tâm chuyến thăm của ông Sergei Shogui là để khảo sát và nghiên cứu để khởi động lại căn cứ hải quân Cam Ranh; 2 nước Nga - Việt có thể ký thỏa thuận để tàu chiến Nga đi vào Cam Ranh. Trước mắt, quan chức 2 nước đang trao đổi, thương lượng về môi trường để Hải quân Nga đưa trang thiết bị và quân nhân đến đóng tại đây.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, tham vọng của Nga với quân cảng Cam Ranh còn rất lớn.
Cùng chung nhận định này, Tờ Thời báo Hoàn cầu - một ấn bản của tờ Nhân dân nhật báo thuộc đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, theo tiết lộ của thượng tướng Ivashov, người từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác quốc tế Bộ quốc phòng Nga cho rằng, rất có thể trong khi đang ở Việt Nam ông Shogui đã bí mật thảo luận với Việt Nam về khả năng quân đội Nga xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh, hơn nữa không chỉ là căn cứ hải quân dưới hình thức trạm đảo bảo kỹ thuật trang thiết bị mà còn có thể xây dựng căn cứ không quân để triển khai hậu cần và phân đội tác chiến của lực lượng không quân chiến lược của Nga ở sân bay bên cạnh cảng Cam Ranh.
Các chuyên gia Nga cho biết, Nga hoàn toàn cần thiết phải xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh vì như vậy mới có thể củng cố chắc chắn địa vị chiến lược của Nga ở Đông Nam Á.
"Nhìn từ góc độ Việt Nam, việc Nga đóng quân trở lại ở Cam Ranh là có nhiều khả năng", tờ Thời báo hoàn cầu bình luận.
Thời báo hoàn Cầu nhấn mạnh, việc trở lại Cam Ranh sẽ tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ đó ảnh hưởng của Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng được nâng lên đáng kể và có tác động rất lớn tới những biến động tại khu vực Biển Đông và từ đó phát huy vai trò để "nước nhỏ có thể đương đầu được với nước lớn".
Về vị trí địa lý, vịnh Cam Ranh là cảng tự nhiên đẹp nổi tiếng thế giới, có khả năng khống chế tuyến đường biển từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương. Vị trí chiến lược như vậy rất quan trọng.
Báo chí Nga cho biết, việc xây dựng căn cứ hải quân ở Cam Ranh vẫn còn những tiếng nói bất đồng trong nội bộ Nga nhưng việc đưa một số lượng quân nhất định cùng với kỹ thuật, nguyên vật liệu đến đóng lâu dài thì lại được đa số ủng hộ.
Hồi đầu tháng 8/2013, trước khi chuyến thăm Liên bang Nga được thực hiện, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời ITAR-TASS rằng: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".
Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì. Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, dự kiến tại đây cũng sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.
Theo Xahoi
Động lực mới và mạnh mẽ trong quan hệ Việt - Nga CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga đã gắn bó với nhau nhiều năm bởi truyền thống hữu nghị và hợp tác. Trung tâm số 2 - mỏ Bạch Hổ thuộc Liên doanh Vietsovpetro - Ảnh: Thanh Hải Hai nước đã đưa mối quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược vào năm 2001. Năm 2012, mối quan hệ này lại...