Báo chí Mỹ bình luận: Trung Quốc có ý đồ xây “Vạn Lý Trường Thành” trên biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đất và xây đảo nổi trái phép ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là bước đi hết sức thô bạo trên Biển Đông. Hành động này ngày càng lộ rõ mưu độc của Trung Quốc ở Biển Đông và gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế. Báo chí Mỹ đã bình luận hành động này của Trung Quốc là xây “Vạn lý trường thành” trên Biển Đông…

Báo chí Mỹ bình luận: Trung Quốc có ý đồ xây Vạn Lý Trường Thành trên biển Đông - Hình 1

Âm mưu muốn “hóa tốt thành xe

Nhiều nước trên thế giới đã chỉ rõ, bằng việc đắp đất phong nền, biến đá thành đảo tại Gạc Ma (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ chính là Trung Quốc. Bởi chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng, Bắc Kinh đã thay đổi hiện trạng xung quanh các bãi đá ngầm kể trên.

Mặc dù, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh trả lời phóng viên nước ngoài rằng “việc bồi đất đảo chủ yếu với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân đồn trú trên các hòn đảo này”. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông trong nước, điển hình là Tân Hoa Xã trong một bài viết lại cho rằng: “Trung Quốc xây dựng mở rộng Gạc Ma nhằm thay đổi thế yếu của quân đội Trung Quốc”. Nếu đó là tuyên bố của giới cầm quyền Trung Quốc thì theo các chuyên gia quốc tế đây là một nước đi hết sức nguy hiểm và thâm độc. Bài báo này còn nêu rõ việc mở rộng

Gạc Ma là bước đệm để máy bay chiến đấu của họ có thể xâm nhập toàn bộ khu vực Trường Sa. Một khi hình thành được cứ điểm quân sự ở đây, Trung Quốc không chỉ có thể khống chế quần đảo Trường Sa mà còn tạo thành bàn đạp “quản” cả Biển Đông; rồi dần dà trở thành “cái gai rất chướng” đối với các hoạt động kết nối giữa lục địa và biển của Việt Nam.

Mối lo ngại này không phải không có lý do, bởi chính tờ Hoàn Cầu thời báo cũng thông tin Gạc Ma cách TP.HCM 830km, cách Manila 890km, cách eo biển Malacca khoảng 1.500km. Như thế với đường băng 2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng tác chiến đến tận Malacca.

Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn nhận định của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa (gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất) đang bị Trung Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược muốn “hóa tốt thành xe”, với âm mưu tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Ông Lâm Trung Bân cũng cho rằng việc đảo hóa 6 bãi đá này giúp Trung Quốc tạo nên được gần “10 điểm cao chiến lược” ở Biển Đông.

Reuters dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao các vấn đề châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là “tạo thực tế mới trên Biển Đông”. Chuyên gia Glaser cho rằng việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư.

Khi có các hoạt động kinh tế, Bắc Kinh sẽ viện “thực tế mới” này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra. Qua đó, Trung Quốc sẽ có thêm cơ sở hiện thực hóa bản đồ “đường lưỡi bò” vô lý, hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế.

Mục tiêu thứ hai của Bắc Kinh, theo chuyên gia Glaser, là xây dựng trên bãi đá Gạc Ma các cơ sở quân sự như đường băng máy bay, lắp đặt hệ thống rađa để thu thập thông tin tình báo…

Video đang HOT

Trên thực tế, trước đó Tạp chí Quốc phòng Canada – Kanwa Defense Review từng cảnh báo cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Gạc Ma sẽ có chức năng theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ và các nước khu vực. Kanwa cho biết có khả năng Trung Quốc đang xây đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự. Khi đó, Bắc Kinh sẽ đủ sức tổ chức thực hiện các chiến dịch trên không ở toàn eo biển Malacca, phục vụ chiến lược kiểm soát Biển Đông và thôn tính đảo Đài Loan, điều mà trước đây quốc gia này không thể làm được. Kanwa đánh giá đây là mối đe dọa trực tiếp tới Mỹ, Việt Nam và Đài Loan. Đảo mới trên đá Gạc Ma và đường băng quân sự cũng sẽ giúp Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Đồng quan điểm này, theo tờ Want China Times của Đài Loan sau khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng đảo Gạc Ma ở Trường Sa và thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, thì Bắc Kinh có thể lắp đặt hệ thống radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không và trên biển. Như thế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến tận Singapore sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc. Tàu bè qua eo biển Malacca cũng sẽ bị radar Trung Quốc theo dõi.

Trên tạp chí Mỹ National Interest, chuyên gia Raul Pedrozo, cựu luật sư thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cũng cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nổi trên bãi Gạc Ma là nằm trong ý đồ xây một “Vạn Lý Trường Thành” trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt hoàn toàn vùng biển này. Ông cũng khẳng định, Trung Quốc đã biện minh cho tất cả các hành động này bằng tuyên bố họ có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và đáy biển có liên quan. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế cho thấy Trung Quốc không có bất cứ cơ sở gì để đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tựu trung, chiến lược “Biển Xanh” mà Trung Quốc đặt nhiệm vụ cho lực lượng hải quân bao gồm 5 bước. Thứ nhất, bảo đảm các con đường tiếp cận trên biển tới Đài Loan. Thứ hai, tiến hành các chiến dịch ở phía Tây Thái Bình Dương. Thứ ba, bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của Trung Quốc. Thứ tư, chặn các tuyến giao thông đường biển của của các nước khác. Thứ năm, duy trì sức mạnh trên thế giới, sẵn sàng tấn công đối phương.

Xâm lược kiểu mới đặc biệt nghiêm trọng và thâm độc

Các hoạt động trên Gạc Ma và các bãi cạn khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy tất cả đều có sự liên kết với nhau, là sự bố trí, sắp xếp được tính toán bài bản của một chiến dịch xâm lược kiểu mới của Trung Quốc. Về bản chất vụ Trung Quốc biến Gạc Ma và một số đảo chìm khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nổi nhân tạo là nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, bởi đây là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên quần đảo Trường Sa chứ không còn là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 9-9, hãng BBC từng đăng phóng sự về hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông của tác giả Rupert Wingfield Hayes. Trong chuyến đi thực địa của mình, Wingfield-Hayes đã đến thăm 2 bãi cạn nhưng bây giờ đã được cải tạo thành đảo. Wingfield-Hayes đã miêu tả đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như sau: “Hàng triệu tấn đất đá được nạo vét từ đáy biển, sau đó đổ vào các bãi cạn để tạo đảo”. Không những vậy, “dọc theo đường bờ biển mới, tôi chứng kiến các đội công nhân đang xây dựng một bức tường chắn sóng. Ở đây có các xe tải bơm xi măng, những cần trục, đường ống thép lớn…”.

Bình luận của chuyên trang quân sự tờ QQ News cho thấy, dù với mục đích xây dựng căn cứ không quân như phân tích của giới quan sát và truyền thông quốc tế, hay căn cứ hải quân – hải cảnh như tờ báo Trung Quốc này thì rốt cuộc vẫn chỉ nhằm khống chế Trường Sa, hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp tiến tới độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Bãi đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một rạn đá màu nâu, được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển, còn đa phần bãi đá Gạc Ma chìm dưới nước. Bãi đá này này nằm cách bãi đá Cô Lin hơn 3 km về phía Đông Nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn.

Năm 1988, sau trận Hải chiến Trường Sa, Trung Quốc đánh chiếm 6 rạn san hô và đảo san hô trong bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn kiểm soát 29 hòn đảo trong quần đảo này.

Chuẩn đô đốc PGS-TS Lê Kế Lâm, Nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam: Trung Quốc đang muốn uy hiếp các nước khác

Báo chí Mỹ bình luận: Trung Quốc có ý đồ xây Vạn Lý Trường Thành trên biển Đông - Hình 2

Tháng 3-1988, Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang chiếm 5 bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có 3 đảo quan trọng là Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Việc làm này của Trung Quốc nằm trong ý đồ muốn chiếm hoàn toàn biển Đông để lấy đường đi ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bằng hình thức vũ trang quân sự. Mặc dù quyền hàng hải trên Biển Đông đối với tất cả các nước là đều ngang nhau, nhưng Trung Quốc không muốn như thế, họ muốn có quyền đặc biệt của họ là khống chế, quản lý và chiếm hoàn toàn biển Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc xây đảo như Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, biến thành căn cứ quân sự với ý đồ lâu dài là để đưa không quân của Hải quân và các tàu chiến, nối dài bàn tay của Trung Quốc về phía Nam. Không phải chỉ ở Hải Nam nữa và không phải Phú Lâm (Hoàng Sa) mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ năm 1956 và 1974 nữa mà họ nối dài từ Phú Lâm xuống gần 1000 km. Như vậy rõ ràng khi Trung Quốc xây dựng được Gạc Ma rồi, các máy bay cường kích của họ có thể hoạt động được xuống Singapore, toàn bộ vùng biển Đông có cả Indonesia và Malaysia đều nằm trong tầm khống chế của Trung Quốc. Khi có được điều này rồi thì cán cân lực lượng ở Biển Đông thay đổi và họ sẽ đứng trên thế mạnh để uy hiếp các nước khác. Đó là ý đồ lâu dài. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây các căn cứ quân sự ở trên các bãi đá ngầm mặc dù đầy tham vọng nhưng cũng rất mạo hiểm. Họ muốn biến những bãi đá ngầm này thành những hàng không mẫu hạm không chìm, nhưng đó là những hàng không mẫu hạm không thể di chuyển. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thì những cơ sở này sẽ bị tiêu diệt đầu tiên.

Thúy Hằng (Tổng hợp)

Theo ANTD

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế

Tại cuộc Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam", khai mạc sáng nay (26-5) tại TP Hồ Chí Minh, hàng chục chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế trong và ngoài nước đã thảo luận về hành động sai trái của Trung Quốc và đưa ra nhiều lời khuyên đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 1

Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Biển Đông chưa bình yên

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nêu rõ, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, duy trì môi trường ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là bổn phận và trách nhiệm của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để bảo đảm hoà bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế. "Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm và yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trong khu vực còn nhiều khác biệt nên Biển Đông vẫn chưa được bình yên", GS.TS Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh.

Các học giả đã chỉ rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn sai trái, làm Biển Đông "dậy sóng". Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó Tổng biên tập tờ Jakarta Post, Indonesia khẳng định, việc triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng biển của Việt Nam là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở Biển Đông (DOC). Chỉ rõ hơn sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, TS. Nguyễn Toàn Thắng đến từ Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực là vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật quốc tế. Sự hiện diện hiện nay của Trung Quốc ở Hoàng Sa không làm phát sinh danh nghĩa chủ quyền đối với Trung Quốc. Do vậy, việc Trung Quốc cho rằng, họ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn là hoàn toàn trái Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) vì đảo Tri Tôn không có quy chế của đảo theo Điều 121 của Công ước để được hưởng các vùng biển theo quy định của UNCLOS 1982 mà chỉ có một vùng biển tối đa là 12 hải lý. Mặt khác, đảo Tri Tôn thuộc chủ quyền của Việt Nam. "Là thành viên của UNCLOS 1982, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước", TS Nguyễn Toàn Thắng phát biểu. Trong khi đó, GS Baladas Ghoshal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ nhận định, việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là một động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại.

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 2

GS.TS Mai Hồng Quỳ phát biểu đề dẫn

ASEAN phát huy "quyền lực mềm"

Tại cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Theo GS Baladas Ghoshal, ASEAN đang ngày một đoàn kết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Tiếng nói của ASEAN đã góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, tuyệt nhiên không thể sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực. Trong khi đó, Luật gia Veeramalla Anjaiah cho rằng, ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để sớm cùng Trung Quốc ký COC. Đồng thời, ASEAN cần vận động sự ủng hộ ủa các quốc gia ngoài Hiệp hội như Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a trong tiến trình giải quyết hoà bình các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

TS Nguyễn Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam và GS Andrea Margelleti, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Italia cùng đưa ra nhận định rằng, với vai trò là tổ chức quốc tế liên chính phủ của khu vực, ASEAN phải là trung tâm điều phối và hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN trong đó có Trung Quốc. Do vậy, ASEAN cần phát huy "quyền lực mềm" và khẩn trương cùng với Trung Quốc tiến tới ký kết COC- công cụ pháp lý khu vực quan trọng nhất để giải quyết hoà bình các tranh chấp liên quan. Để làm được điều này, ASEAN cần học tập kinh nghiệm của EU trong giải quyết tranh chấp để vận dụng vào việc xây dựng COC cũng như tiến hành thúc đẩy giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế.

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 3

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

Cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế

Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền một cách hòa bình là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo. TS Trần Phú Vinh, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng thể các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc, theo đó Điều 33 của Hiến chương đã qui định các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình gồm các pháp chính trị ngoại giao và biện pháp pháp lý gồm: Đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, Toà án và trước tổ chức quốc tế bằng các hiệp định khu vực. TS Trần Phú Vinh cho rằng: "Các bên nên sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết hoà bình tranh chấp nếu các biện pháp ngoại giao đã áp dụng nhưng không đạt hiệu quả". Liên hệ với vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp ngoại giao nhưng Trung Quốc vẫn không đàm phán thiện chí với Việt Nam. Do vậy, theo TS Trần Phú Vinh, Việt Nam có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hoặc yêu cầu Toà án Công lý quốc tế (ICJ) ra kết luận với câu hỏi, Trung Quốc đặt giàn khoan, sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có phù hợp luật quốc tế hay không? "Đây là một biện pháp nên được sử dụng", TS Trần Phú Vinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, GS Hikmahanto Juwana đến từ khoa Luật, Đại học Indonesia cho rằng, Việt Nam cần đánh giá đầy đủ các chứng cứ pháp lý của Việt Nam và của Trung Quốc để thấy được điểm mạnh điểm yếu về chứng cứ của hai bên. Ngoài ra, Việt Nam cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của Việt Nam. "Trước hết, Việt Nam nên sử dụng các biện pháp chính trị-ngoại giao sau đó mới tính tới việc đưa ra Toà án Công lý quốc tế", GS Hikmahanto Juwana phát biểu.

Tại cuộc Hội thảo, GS.TS Makane Moise Mbengue đến từ khoa Luật Đại học Giơ-ne-vơ, Thuỵ Sĩ cũng đã trình bày về những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên hợp quốc và Toà án Công lý quốc tế để Việt Nam có thể tham khảo.

Theo Quân Đội Nhân Dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùngVụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùng
22:48:22 13/01/2025
Ô tô Mercedes chở nhiều người lao xuống biển Nha TrangÔ tô Mercedes chở nhiều người lao xuống biển Nha Trang
10:52:01 13/01/2025
Xe tải tông vào cửa hàng tạp hóa làm 6 người tử vongXe tải tông vào cửa hàng tạp hóa làm 6 người tử vong
06:30:37 13/01/2025
Tạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải PhòngTạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải Phòng
20:30:39 14/01/2025
Người lạ vào tận trường mầm non nghi bắt cóc bé gái 4 tuổiNgười lạ vào tận trường mầm non nghi bắt cóc bé gái 4 tuổi
13:35:14 14/01/2025
Bình gas nổ trên bàn ăn, 9 học sinh và giáo viên bị bỏng ở Long AnBình gas nổ trên bàn ăn, 9 học sinh và giáo viên bị bỏng ở Long An
07:44:56 13/01/2025
E dè bị xử phạt, đèn xanh còn 5 giây nhiều người đã dừng xeE dè bị xử phạt, đèn xanh còn 5 giây nhiều người đã dừng xe
17:44:01 13/01/2025
Tài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diệnTài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diện
21:12:46 14/01/2025

Tin đang nóng

Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặtLễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặt
21:40:56 14/01/2025
Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?
23:46:43 14/01/2025
HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!
22:22:25 14/01/2025
Động thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phúĐộng thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phú
23:49:39 14/01/2025
Bị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gầnBị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gần
21:44:31 14/01/2025
Giữa lúc rộ tin cưới con trai tỷ phú, Á hậu Phương Nhi từng nói gì về gu bạn trai?Giữa lúc rộ tin cưới con trai tỷ phú, Á hậu Phương Nhi từng nói gì về gu bạn trai?
20:22:53 14/01/2025
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở CampuchiaCuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia
22:35:54 14/01/2025
Tam Triều Dâng giữ chừng mực khi đóng cùng Võ Cảnh để tránh gây hiểu lầmTam Triều Dâng giữ chừng mực khi đóng cùng Võ Cảnh để tránh gây hiểu lầm
21:03:24 14/01/2025

Tin mới nhất

Nam sinh 14 tuổi dập nát tay do nghịch pháo tự chế

Nam sinh 14 tuổi dập nát tay do nghịch pháo tự chế

21:11:23 14/01/2025
Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý chế pháo hoặc sử dụng pháo tự chế không rõ nguồn gốc. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo tự chế.
Ô tô con đâm 5 xe máy trên phố ở Hà Nội, 2 người bị gãy chân

Ô tô con đâm 5 xe máy trên phố ở Hà Nội, 2 người bị gãy chân

20:41:31 14/01/2025
Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h40 ngày 14/1, một vụ tai nạn liên hoàn giữa 1 ô tô con và 5 xe máy đã xảy ra tại nút giao Đào Tấn - Bưởi (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội).
Tìm thấy cháu bé nghi bị bắt cóc ở Hải Phòng, tạm giữ người phụ nữ liên quan

Tìm thấy cháu bé nghi bị bắt cóc ở Hải Phòng, tạm giữ người phụ nữ liên quan

20:22:04 14/01/2025
Người dân cùng lực lượng Công an TP Hải Phòng đã tìm thấy cháu bé 4 tuổi bị người phụ nữ vào tận trường mầm non đón đi chiều 13/1.
Phá cửa ô tô BMW giải cứu tài xế sau tai nạn kinh hoàng ở Đắk Lắk

Phá cửa ô tô BMW giải cứu tài xế sau tai nạn kinh hoàng ở Đắk Lắk

13:31:53 14/01/2025
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa giải cứu thành công tài xế lái ô tô BMW bị mắc kẹt trong cabin sau tai nạn kinh hoàng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM

08:47:22 14/01/2025
Cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả hai vụ tai nạn thảm khốc làm 9 người chết, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông hợp lý, khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM.
Cụ ông 84 tuổi bị chó nuôi trong nhà cắn tới tử vong

Cụ ông 84 tuổi bị chó nuôi trong nhà cắn tới tử vong

08:06:49 14/01/2025
Nạn nhân là ông Khan, 84 tuổi, tử vong tại tầng trệt của nhà riêng. Con gái ông là người đầu tiên phát hiện ra thi thể của cha không còn nguyên vẹn nên đã gọi điện trình báo chính quyền.
Loạt hành vi "tác động" lên biển số xe máy sẽ bị phạt nặng

Loạt hành vi "tác động" lên biển số xe máy sẽ bị phạt nặng

07:10:25 14/01/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1, có quy định về lỗi không gắn biển số xe máy.
Cảnh sát giao thông bí mật ghi hình xử lý ô tô "rùa bò" ở Hà Nội

Cảnh sát giao thông bí mật ghi hình xử lý ô tô "rùa bò" ở Hà Nội

06:52:27 14/01/2025
Để xử lý tình trạng xe khách chạy kiểu rùa bò , đón trả khách không đúng quy định, cảnh sát giao thông Hà Nội đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó bí mật ghi hình để làm căn cứ xử lý vi phạm.
Nỗi đau xé lòng sau vụ tai nạn cướp đi 6 sinh mạng trong một gia đình ở Nghệ An

Nỗi đau xé lòng sau vụ tai nạn cướp đi 6 sinh mạng trong một gia đình ở Nghệ An

06:23:25 14/01/2025
Trong căn nhà nhỏ bên đường bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, những chiếc quan tài xếp hàng ngang khiến ai chứng kiến cũng không khỏi xót xa. Tiếng khóc than hòa vào gió lạnh, bao trùm lên cả bản làng.
Sau tiếng nổ, khu xưởng tại Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

Sau tiếng nổ, khu xưởng tại Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

20:47:41 13/01/2025
Bên trong dãy xưởng nhiều người đã hô hoán nhau dập lửa nhưng bất thành. Được biết, dãy nhà xưởng bị cháy sản xuất dệt, tái chế nhựa...
Hà Nội: Máy xúc va chạm với xe máy khiến 2 trẻ em tử vong

Hà Nội: Máy xúc va chạm với xe máy khiến 2 trẻ em tử vong

20:30:30 13/01/2025
Chiều 13/1, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trên đường 401 (đoạn qua thôn Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng khiến 2 trẻ em tử vong.
Người dân sợ bị phạt khi leo lề, rẽ phải nhường đường xe cấp cứu lúc bị kẹt xe

Người dân sợ bị phạt khi leo lề, rẽ phải nhường đường xe cấp cứu lúc bị kẹt xe

20:15:30 13/01/2025
Những ngày qua khi Nghị định 168 có hiệu lực thi hành, một số tuyến đường xe cộ trở nên đông đúc, kẹt cứng và xe cứu thương cũng một phần bị ảnh hưởng, di chuyển chậm.

Có thể bạn quan tâm

Nấu cà ri gà cứ thêm nguyên liệu này, cả nhà ăn hoài không chán

Nấu cà ri gà cứ thêm nguyên liệu này, cả nhà ăn hoài không chán

Ẩm thực

06:12:24 15/01/2025
Cà ri gà là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, ấm cúng cho bữa cơm gia đình. Hãy thêm nguyên liệu này để món cà ri hấp dẫn hơn nhé!
Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Tv show

06:00:53 15/01/2025
Gây ấn tượng bởi lối diễn duyên dáng, ít ai biết rằng nghệ sĩ Phương Dung từng trải qua không ít gian truân, thậm chí có giai đoạn bỏ nghề suốt một thập kỷ.
Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Phim châu á

06:00:05 15/01/2025
Là một tín đồ của điện ảnh Hàn, bạn đã bỏ túi ngay lịch phát hành và thông tin của rất nhiều bộ phim đặc sắc ra mắt ngay đầu tháng 1 năm 2025 chưa?
Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Hậu trường phim

05:59:38 15/01/2025
Theo trang Variety đưa tin vào thứ Hai, lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra vào ngày 2 tháng 3 (giờ địa phương) mặc dù ngày công bố đề cử đã bị trì hoãn.
Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Phim việt

05:57:28 15/01/2025
Thời gian gầy đây, bộ phim Đi Về Miền Có Nắng nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả khi lên sóng trên khung giờ vàng của VTV3.
Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Sức khỏe

05:47:53 15/01/2025
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu trẻ em hoặc vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng...
Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Sao châu á

23:29:22 14/01/2025
Giới thạo tin cho biết cha Quan Hiểu Đồng đã ép cô phải chia tay với Lộc Hàm vì sợ bạn trai ảnh hưởng tới sự nghiệp của con gái.
Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Sao việt

23:04:58 14/01/2025
Trương Quỳnh Anh có buổi tiệc sinh nhật ấm áp bên bạn bè thân thiết, đón chào tuổi 35 với nhan sắc xinh đẹp và ngọt ngào.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.
UAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho Ukraine

UAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho Ukraine

Thế giới

22:32:22 14/01/2025
Sự xuất hiện của các loại máy bay không người lái (UAV) cáp quang đặt thêm thách thức cho hệ thống tác chiến điện tử trên chiến trường.
Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Netizen

22:26:51 14/01/2025
Hình ảnh cần thủ bên cạnh đầu cá mập cùng câu chuyện đằng sau đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng về mối hiểm nguy của đại dương.