Bão Boris gây thiệt hại tại nhiều nước Đông và Trung Âu
Ngày 16/9, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết nước này sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 1 tỷ zloty (tương đương 260,31 triệu USD) để hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa lũ nghiêm trọng ở khu vực phía Nam.
Ngập lụt tại Klodzko, Tây Nam Ba Lan ngày 15/9/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, lụt lụt ở Ba Lan do ảnh hưởng của bão Boris đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 2.600 người phải sơ tán trong 24 giờ qua. Ở thành phố Klodzko, nhiều tuyến phố bị ngập úng và các cửa hàng vỡ kính cửa sổ. Nước lũ cũng đã nhấn chìm thành phố Glucholazy ở khu vực giáp giới Cộng hòa Séc, buộc nhiều cư dân phải tạm tránh trú trong một trường học.
Ngoài Ba Lan, một số quốc gia khác ở Đông và Trung Âu như Hungary, Áo, CH Séc, Romania và Slovakia cũng đã xuất hiện mưa lớn và gió mạnh kể từ ngày 12/9 do ảnh hưởng của bão Boris, gây vỡ đập và mất điện trên diện rộng. Ít nhất 14 người đã thiệt mạng do bão lũ, bao gồm cả 4 người ở Ba Lan.
Ở Tây Bắc Hungary, chính phủ đã triển khai hơn 350 binh sĩ để xây dựng rào chắn lũ, do nước sông Danube và các con sông trong lưu vực có nguy cơ dâng cao. Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm đặc biệt phòng chống lũ lụt của Bộ Nội vụ Hungary, Thủ tướng Viktor Orban thông báo ông sẽ hoãn thực hiện tất cả các nghĩa vụ quốc tế của mình để ở lại ứng phó với bão Boris. Theo kế hoạch ban đầu, ông Orban sẽ có bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP) vào ngày 18/9 về chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian Hungary nắm giữ cương vị chủ tịch.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại bang Lower Austria ở Áo, bão lũ đã làm vỡ 12 con đập, tạo ra những dòng nước bùn chảy xiết, trong khi hàng nghìn hộ gia đình rơi vào cảnh mất điện và mất nước. Hiện một số cộng đồng vẫn đang bị cô lập và hàng trăm người bị mắc kẹt đã được trực thăng sơ tán.
Tại CH Séc, khoảng 119.000 hộ gia đình, chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, cũng đang sống trong cảnh không có điện.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi tinh thần đoàn kết hỗ trợ các khu vực chịu ảnh hưởng, đồng thời khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ các nước bị thiệt hại bằng nhiều hình thức.
Lý do Ba Lan muốn loại Hungary ra khỏi Khối Schengen
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 9/8 cảnh báo về khả năng loại bỏ Hungary ra khỏi Khu vực Schengen như một hình phạt sau khi Budapest nới lỏng các quy tắc nhập cảnh đối với người Nga.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu tại Warsaw. Ảnh: Getty Images
Theo kênh truyền hình RT, trong tháng 7, Budapest đã mở rộng chế độ thị thực đặc biệt đối với công dân Nga và Belarus. Chương trình này cho phép những công dân Nga và Belarus làm việc tại Hungary trong tối đa hai năm và tạo cơ hội cho họ nộp đơn xin thường trú.
Động thái của Hungary đã thu hút sự chú ý sau khi Chủ tịch đảng Nhân dân châu Âu Manfred Weber chỉ trích nước này trong một lá thư gửi cho Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, tuyên bố rằng chương trình mới có thể giúp "các điệp viên Nga" dễ dàng xâm nhập vào khối hơn.
Đầu tuần này, một nhóm gồm 67 thành viên của Nghị viện châu Âu đã gửi một lá thư chính thức tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, yêu cầu trừng phạt Hungary nếu nước này không thay đổi chính sách thị thực.
Nghị sĩ Phần Lan Tytti Tuppurainen - một trong những người tham gia ký vào bức thư - đã đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary và nếu cần thiết thì loại nước này khỏi Khu vực Schengen nếu các yêu cầu về thị thực mới không được sửa đổi.
Theo cảnh báo của Thủ tướng Tusk, việc loại Hunagry ra khỏi Khu vực Schengen thực chất là bước mở đầu cho việc loại trừ khỏi EU.
Khối Schengen là khu vực gồm 27 quốc gia châu Âu, cho phép người dân của các nước thành viên, người bên ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên, và du khách được cấp visa Schengen có thể di chuyển, đi lại tự do trong toàn bộ vùng lãnh thổ của các nước thành viên mà không phải chịu sự kiểm soát biên giới giữa các nước trong khối Schengen.
Nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết ông chưa nắm rõ đầy đủ chi tiết về quyết định cấp thị thực của Hungary, nhưng theo ông, thoạt nhìn các quy định đó đã vi phạm các điều khoản của luật pháp châu Âu cùng với các quy định liên quan đến rủi ro đối với an ninh của các quốc gia Schengen.
Ba Lan là một trong những quốc gia châu Âu ủng hộ mạnh mẽ Kiev trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, cung cấp các gói viện trợ quân sự và đóng vai trò là trung tâm cung cấp vũ khí phương Tây cho Kiev. Tuy nhiên, Hungary luôn phản đối việc tài trợ và cung cấp vũ khí này.
Về phần mình, Thủ tướng Viktor Orban đã kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột và bắt đầu thực hiện "sứ mệnh hòa bình" của Ukraine vào tháng trước, tổ chức các cuộc đàm phán với Kiev và Moskva để hối thúc các bên đàm phán. Các hành động của ông, bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã gây ra sự chỉ trích trong EU, trong đó một số thành viên kêu gọi hủy bỏ chức chủ tịch luân phiên EU mà Hungary đang nắm giữ.
Cho đến nay, EU phản ứng với những lời chỉ trích về các quy định cấp thị thực mới của Hungary bằng cách yêu cầu chính thức giải trình về động thái này. EU dự kiến giải quyết vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10.
Căng thẳng gia tăng giữa Hungary và Ba Lan về xung đột Nga - Ukraine Từng là đồng minh thân thiết, mối quan hệ giữa Ba Lan và Hungary đã trở nên tồi tệ vì mối quan hệ nồng ấm giữa Budapest với Moskva và việc Hungary chặn khoản tiền của EU cho các quốc gia thành viên cung cấp đạn dược cho Kiev. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (thứ...