Bao bì Biên Hoà (SVI): Người Thái chính thức nắm cán bộ máy lãnh đạo
Tại Việt Nam, SCG không xa lạ với cả chục thương vụ M&A lớn nhỏ được thực hiện trong gần chục năm qua như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn…
Theo Quyết nghị mới nhất của HĐQT Bao bì Biên Hoà (SVI), HĐQT cùng ban giám đốc cũ đã đồng loạt từ nhiệm. Gồm, ông Trịnh Thanh Cần từ nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Trần Trang Bình từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Ngọc Diệp từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT cùng ông Nguyễn Đức Minh, Vũ Đức Tiến, Hoàng Hiếu Trí.
Ban Kiểm soát cũng thông qua đơn từ nhiệm của bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc và bà Nguyễn Phương Thảo.
Thay thế, người từ nhóm đầu tư mới sẽ đảm nhận lại bộ máy điều hành, gồm:
Trong đó, ông Ekarach Sinnarong sẽ làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật nhiệm kỳ 2020-2023.
Video đang HOT
Về SVI, vào đầu tháng 4/2020, Siam Cement (SCG) – Tập đoàn đa ngành Thái Lan – tuyên bố sẽ mua lại Công ty trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch COVID-19.
Thông báo từ SCG cho hay: Việc hạn chế ra ngoài, tiếp xúc khiến người dân tăng cường mua sắm online. Số liệu cũng cho thấy hành vi tiêu dùng của người dân đang thay đổi khá nhanh, đơn hàng trực tuyến theo thống kê tại hầu hết các công ty đều tăng đột biến bằng lần chỉ sau 1-2 tuần. Tận dụng cơ hội đó, SCG sẽ mua lại công ty sản xuất bao bì đóng gói này thông qua liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản – Rengo”.
Chỉ sau 2 tuần, hàng loạt cổ đông lớn SVI đồng loạt thoái vốn. Bao gồm:
Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt (BVIF) đã hoàn tất bán hết 19,4% vốn sở hữu; tương đương bán ra gần 2,5 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện nhằm ngày 6/4/2020, mục đích thanh toán cho danh mục.
Quỹ SSIAM SIF cũng bán ra 650.000 cổ phiếu SVI, tương đương 5,07% vốn và không còn là cổ đông Công ty. Giao dịch thực hiện thông qua phương thức thoả thuận vào ngày 3/4/2020. SSIAM cũng thoái sạch hơn 6% vốn từ ngày 10/4 thông qua phương thức thoả thuận, tương đương 772.000 cổ phiếu.
SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng – Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging).
Tại Việt Nam, SCG không xa lạ với cả chục thương vụ M&A lớn nhỏ được thực hiện trong gần chục năm qua như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn…
Nhựa Bình Minh tăng gần gấp đôi chi phí bán hàng để đẩy mạnh doanh số quý III
Cuối quý II và đầu quý III giá nguyên liệu nhựa giảm đột ngột đã giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh.
Công ty Nhựa Bình Minh ( HoSE: BMP ) công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu tăng nhẹ 4,2% đạt 1.115 tỷ đồng, giá vốn giảm 7,4% nên lãi gộp đạt 356 tỷ đồng, tăng 42%. Biên lãi gộp cải thiện từ 23,4% lên 31,9%, cao hơn mức 28,1% của quý II.
Tại cuộc gặp gỡ giới phân tích gần đây, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc BMP cho biết vào cuối quý II và đầu quý III giá nguyên liệu nhựa giảm đột ngột đã giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh.
Tuy nhiên, đi cùng với doanh thu tăng thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 74 tỷ lên 141 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt phải có chính sách bán hàng ưu đãi với các đại lý để đẩy mạnh doanh số. Trong chi phí bán hàng, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí hệ thống phân phối với 81 tỷ đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài là 36 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chi một khoản khá lớn cho chiết khấu thanh toán 29 tỷ đồng quý III và 88 tỷ đồng lũy kế 9 tháng.
Theo đó, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ của Nhựa Bình Minh đạt 153 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp nhựa báo cáo doanh thu tăng 6,5% đạt 3.385 tỷ đồng; lãi sau thuế 412 tỷ, tăng 25,5% so với 9 tháng 2019.
Doanh nghiệp thực hiện 74% chỉ tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng.
Đơn vị: tỷ đồng
Tại thời điểm 30/9, Nhựa Bình Minh có 365 tỷ đồng tiền và tương đương tiền với chủ yếu tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 3 tháng, tăng 16,6% so với đầu năm. Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn) ở mức 940 tỷ đồng, gấp 2,5 lần đầu năm. Song khoản tiền gửi có kỳ hạn dài giảm từ 300 tỷ về 100 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp có tổng các khoản tiền gửi là hơn 1.300 tỷ đồng.
Hàng tồn kho ở mức 435,8 tỷ đồng, giảm gần 20 tỷ so với đầu năm và tăng 7% so với cuối quý II. Trong đó, tồn kho nguyên vật liệu ở mức 141 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm và tương đương cuối quý II.
Nhiều doanh nghiệp nhựa tiếp tục hưởng lợi từ giá nguyên vật liệu giảm trong quý III Giá hạt nhựa PVC giảm vào cuối quý II và đầu quý III nhưng đến nay đã tăng trở lại mức bình quân năm 2019. Nhiều doanh nghiệp nhựa lãi tăng mạnh quý III nhờ tích trữ nguyên vật liệu trong giai đoạn giá thấp. Ngành nhựa Việt Nam thu hút nhiều nhà sản xuất mới trong giai đoạn 2015-2018 khiến cho tổng...