Báo Anh: Trung Quốc đã nâng cấp 2 trung đoàn máy bay chiến đấu J-11
Trung Quốc năm 2014 đã trang bị 230 máy bay chiến đấu J-11A và J-11B, số lượng này sẽ lên tới 390 chiếc vào năm 2020; cũng có thể sản xuất trên 100 chiếc J-16.
Máy bay chiến đấu J-11A sau nâng cấp (nguồn mạng Quan sát, TQ)
Tờ tạp chí “Jane’s Defense Weekly” đăng bài viết “Các hình ảnh xác nhận Trung Quốc nâng cấp loạt J-11 phiên bản sớm” cho rằng, Trung Quốc đã nâng cấp máy bay chiến đấu J-11A phiên bản sớm, điều này gây chú ý cho dư luận. Theo bài báo, máy bay chiến đấu J-11A của Trung Quốc có thể sẽ sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động trong tương lai. Bài viết cho rằng, Sukhoi từng thừa nhận, trình độ chế tạo J-11 của Trung Quốc cao hơn máy bay chiến đấu Su-27 của bản thân Nga.
Theo bài viết, các hình ảnh trên diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, máy bay chiến đấu J-11A do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương, Trung Quốc sản xuất đã được nâng cấp bộ cảm biến, cho dù chưa đưa tin chính thức, nhưng đến nay đã có 2 trung đoàn máy bay chiến đấu đã tiếp nhận loại máy bay chiến đấu phiên bản nâng cấp này.
2 cái nằm ở phía sau buồng lái máy bay chiến đấu, hướng ra phía trước, ngoài ra 2 cái hướng ra phía sau lắp cho cánh đuôi buông của máy bay, thiết bị tương tự trước đây cũng lắp cho máy bay ném bom chiến lược H-6M và H-6K của Trung Quốc.
Nguồn tin từ Trung Quốc còn chỉ ra, màn hình trong buồng lái của máy bay chiến đấu cũng đã được nâng cấp, hơn nữa hệ thống điều khiển hỏa lực sau nâng cấp cho phép máy bay này sử dụng tên lửa không đối không cự ly trung bình R-77 do Nga chế tạo hoặc PL-10 do Trung Quốc chế tạo, nhưng, các hình ảnh hiện nay không thể xác nhận việc nâng cấp này.
Máy bay chiến đấu J-11B trong nhà máy của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương
Hầu như không có thông tin có thể đoán định radar của J-11A đã được nâng cấp, nhưng, Trung Quốc đã đạt được tiến triển rất lớn về radar mảng pha quét điện tử chủ động kiểu mới, máy bay chiến đấu J-10B và J-20 đều đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, công nghệ này cũng có thể được dùng cho nâng cấp J-11A phiên bản sớm.
Một loại phương án nâng cấp radar tiềm năng có thể cũng đã bao gồm hệ thống màn hình mũ sắt mới. Việc cải tiến tương tự cũng đang tiến hành ở không ít máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây. Máy bay chiến đấu J-11A của Công ty máy bay Thẩm Dương được lắp ráp theo hợp đồng ký kết với Công ty Sukhoi Nga vào năm 1998, Trung Quốc sẽ cùng với tổ hợp chế tạo máy bay Komsomolsk Nga hợp tác chế tạo 200 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK, linh kiện máy bay do Komsomolsk cung cấp.
Video đang HOT
Máy bay hợp tác sản xuất ban đầu được chứng minh là không thể đạt được tính năng theo yêu cầu, những máy bay này buộc phải tiến hành chế tạo lại dưới sự giúp đỡ của Nga, quan chức Công ty Sukhoi sau đó cho rằng, trình độ chế tạo máy bay chiến đấu J-11A do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương cuối cùng sản xuất đã vượt máy bay chiến đấu Su-27 do Sukhoi chế tạo.
Tuy nhiên, Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương cuối cùng chỉ chế tạo 104 chiếc máy bay chiến đấu J-11A, sau đó công ty này đã có hành động phá quan hệ hợp đồng kỹ thuật quân sự Trung-Nga, họ đã sao chép thiết kế của máy bay này và đã sản xuất máy bay chiến đấu J-11B, máy bay chiến đấu J-11BS, máy bay chiến đấu hải quân J-15 và J-15BS dùng cho hải quân và máy bay chiến đấu đa năng 2 chỗ ngồi thiên về tấn công đối đất J-16 – những máy bay này hầu như được nội địa hóa toàn bộ.
Máy bay chiến đấu J-11B/BS Trung Quốc
Tháng 4 năm 2014, nguồn tin từ một chính phủ ở châu Á xác nhận, Trung Quốc năm 2014 đã trang bị 230 máy bay chiến đấu J-11A và J-11B, số lượng này sẽ lên tới 390 chiếc vào năm 2020, đồng thời, Trung Quốc cũng có thể sản xuất trên 100 chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-16.
Mạng “Quan sát” Trung Quốc trước đây từng cho biết, thiết bị báo động tăng thêm của J-11A sau nâng cấp sẽ là dầu dò hệ thống báo động tên lửa sóng ngắn tia tử ngoại, việc nâng cấp này làm cho máy bay chiến đấu đã có năng lực cảnh báo tên lửa tới gần từ mọi hướng. Đồng thời, thiết bị điện tử hàng không của J-11A chắc cũng đã được nâng cấp, cho dù không thể xác nhận, nhưng một loại có thể là J-11A đổi “buồng lái thủy tinh”, giống như J-11B, từ đó tăng mạnh mức độ thông tin hóa cho máy bay này.
Theo Giáo Dục
Quan chức Mỹ: Vài trăm máy bay J-11 đủ làm F-22 mất tác dụng
7 loại máy bay Mỹ tham gia triển lãm quốc phòng ở Australia nhằm phô diễn sức mạnh quân sự, khẳng định cam kết với đồng minh, thúc đẩy giao dịch thương mại.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 (ảnh tư liệu)
Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 23 tháng 2 đăng bài viết: "Avalon 2015: Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương" cho rằng, tại Triển lãm quốc phòng và hàng không quốc tế Australia 2015 tổ chức ở sân bay Avalon, khu vực Melbourne, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phô diễn rất nhiều máy bay để tỏ rõ cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.
Triển lãm lần này từ ngày 24 tháng 2 kéo dài đến ngày 1 tháng 3, khi đó, máy bay có người lái và không người lái của Không quân và Hải quân Mỹ sẽ phô diễn cả ở trạng thái tĩnh và bay biểu diễn. Mỹ tổng cộng có 100 người và 7 loại máy bay tham gia triển lãm, Bộ Quốc phòng Mỹ rất hy vọng cùng với việc phô diễn thực lực quân sự của họ, thúc đẩy tương tác với các đồng minh khu vực này trong các hành động ứng phó khẩn cấp và nhân đạo.
Không quân Mỹ sẽ trưng bày 2 chiếc máy bay ném bom Boeing B-52H Stratofortress (1 chiếc tiến hành bay biểu diễn, 1 chiếc khác trưng bày ở trạng thái tĩnh); 2 chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Công ty Lockheed Martin (do phi công thực hiện nhiệm vụ khác, nên chuyển sang trưng bày ở trạng thái tĩnh);
1 chiếc máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Công ty Lockheed Martin; 1 chiếc máy bay tiếp dầu trên không KC-135 Stratotanker của Công ty Boeing trưng bày trạng thái tĩnh; 1 chiếc máy bay không người lái hoạt động thời gian dài trên không ở tầm cao RQ-4 Global Hawk của Công ty Northrop - Grumman.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (ở gần) bay cùng máy bay chiến đấu F-15
Trong khi đó, Hải quân Mỹ sẽ trưng bày máy bay đa năng trên biển P-8A Poseidon của Công ty Boeing và máy bay không người lái cánh xoay MQ-8B Fire Scout của Công ty Northrop - Grumman.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ định kỳ ủng hộ công nghiệp quốc phòng của Mỹ để bảo đảm cho họ có được đơn đặt hàng xuất khẩu sản phẩm trong loại hoạt động thương mại này, nhưng điều quan trọng tương tự là, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn thể hiện cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương ở Avaton. Máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu F-22 tham gia triển lãm đã thực sự cho thấy điểm này.
Về máy bay ném bom B-52 tham gia triển lãm, một chiếc sẽ trưng bày ở trạng thái tĩnh, còn một chiếc khác sẽ tiến hành bay biểu diễn ở căn cứ vào ngày 27 tháng này. Mặc dù nhà tổ chức chưa chỉ ra tên của căn cứ, nhưng nó có khả năng nhất là căn cứ không quân Anderson của Guam. Tóm lại, chiếc máy bay này sẽ tiến hành phô diễn bay qua lại 16 giờ ở Avalon.
2 chiếc máy bay chiến đấu F-22 nghe nói đến từ liên đội máy bay chiến đấu 1 Không quân Mỹ ở căn cứ liên hợp Langley - Justi, bang Virginia, chúng cũng sẽ tham gia triển lãm ở Avalon. Theo giới thiệu của nhà tổ chức, 1 chiếc trong đó vốn tiến hành bay biểu diễn, nhưng phi công đã chuyển sang nhiệm vụ hành động khác.
Máy bay ném bom B-52 trước đó từng tiến hành phô diễn tương tự ở Triển lãm hàng không Singapore, khi đó 1 chiếc máy bay ném bom bay qua lại với Guam. Chúng xuất hiện ở Avalon cũng là nhằm phô diễn năng lực của máy bay ném bom này ở khu vực này.
Máy bay chiến đấu dòng F-16 Mỹ
Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom B-52 có thể bay qua vùng biển mênh mông của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì thế làm cho nó có khả năng tạo ra sự uy hiếp mạnh mẽ đối với các nước phản đối Mỹ, đồng thời trở thành sự hiện diện giúp cho đồng minh của Mỹ cảm thấy yên tâm.
Giống như sự xuất hiện của máy bay ném bom B-52 Stratofortress ở Avalon, sự trở lại của máy bay chiến đấu F-22 cũng có ý khẳng định cam kết và năng lực của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu F-22 là máy bay tác chiến thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới hiện nay, mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu "có chức năng tương đương" của họ, máy bay chiến đấu F-22 Raptor hầu như cũng sẽ thống trị bầu trời trong rất nhiều năm.
Tuy nhiên, mặc dù máy bay chiến đấu F-22 chiến thắng trên phương diện tính năng thế hệ thứ năm, nhưng nó thua ở chỗ số lượng khá ít. Không quân Mỹ hiện chỉ có 182 máy bay chiến đấu F-22, hơn nữa sẽ không có nhiều hơn.
Trong khi đó, Không quân Trung Quốc có khoảng 250 máy bay chiến đấu Su-27/Su-30 và J-11 đang trong biên chế, ngoài ra còn có 150 máy bay chiến đấu J-10 và vài trăm máy bay chiến đấu loại khác.
Chính như một quan chức Không quân Mỹ đã nói: "Điều làm chúng tôi lo ngại không phải là máy bay chiến đấu J-20 hoặc J-31 (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đang nghiên cứu chế tạo), mà là vài trăm máy bay chiến đấu J-11 (và các loại máy bay khác) sẽ làm cho máy bay chiến đấu F-22 mất đi khả năng chống đỡ".
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc
Theo Giáo Dục