Báo Ấn Độ “giật mình” trước câu nói của ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 1.8 cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ đánh bại “kẻ thù xâm lược” để “bảo vệ chủ quyền”, nhân dịp kỷ niệm chính thức ngày thành lập quân đội nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Times of India, đánh giá những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt, ông Tập nói: “Chúng ta không cho phép bất kỳ cá nhân, tổ chức hay đảng chính trị nào chia tách dù chỉ một phần lãnh thổ của Trung Quốc, vào bất kỳ thời điểm nào hay bằng bất kỳ cách thức nào”.
Ông Tập nói thêm: “Người Trung Quốc yêu hòa bình. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm cách gây hấn hoặc bành trướng, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ ngậm trái đắng làm tổn hại đến chủ quyền, an ninh hoặc lợi ích phát triển”.
Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đưa ra hai ngày sau lễ diễu binh vào ngày 30.7. Khi đó, ông Tập nói trước 12.000 binh sĩ rằng, quân đội Trung Quốc có đủ tự tin và năng lực để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Tuyên bố của ông Tập không trực tiếp nhắc đến Ấn Độ hay bất kỳ đối thủ nào, nhưng được truyền thông Ấn Độ đặc biệt chú ý. Tờ India Today đặt câu hỏi, “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi Ấn Độ là kẻ thù xâm lược?”
Binh sĩ Trung Quốc tại khu vực biên giới Trung-Ấn ở Sikkim.
Video đang HOT
Báo Ấn Độ cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép và không có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền biên giới. Ông Tập không muốn thể hiện sự mềm yếu trước Đại hội 19 sẽ diễn ra vào cuối năm nay, theo India Today.
Tại điểm nóng tranh chấp ở cao nguyên Doklam, 3.000 binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ canh gác tại các cứ điểm cách nhau 150 mét. Ấn Độ muốn cả hai bên rút quân đồng thời nhưng Trung Quốc dường như không muốn từ bỏ dự án xây đường sá ở biên giới.
Căng thẳng Trung-Ấn bắt nguồn từ tháng 6 khi Trung Quốc tố quân Ấn Độ vượt qua biên giới Trung Quốc-Bhutan. Ấn Độ nói Trung Quốc xây đường sá trái phép và binh sĩ được điều đến theo yêu cầu trợ giúp quân sự từ Bhutan.
Theo Danviet
15 năm truy lùng 'cáo tham nhũng' ở Trung Quốc
Lẩn trốn suốt 15 năm, cuối cùng Xie Renliang vẫn không thể thoát khỏi mắt các nhà điều tra trong chiến dịch "Săn cáo" ở Trung Quốc.
Hình ảnh Zhang Jianping tại sân bay ở Thượng Hải được camera an ninh ghi lại. Ảnh: AFR.
"Săn cáo" là cụm từ dùng để chỉ chiến dịch của Trung Quốc truy bắt các quan chức và giám đốc điều hành tham nhũng đã ôm tài sản bỏ trốn ra nước ngoài. Cùng với "đả hổ diệt ruồi", chiến dịch này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động kể từ khi lên nắm quyền, nhằm diệt trừ vấn nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền.
Tính đến tháng 4/2017, chiến dịch "Săn cáo" đã bắt giữ được 40 trong 100 đối tượng bị "truy nã gắt gao nhất", theo Asia Today. Trong đó, vụ bắt giữ hồi năm 2015 đối với "cáo" tham nhũng Xie Renliang, kẻ mà báo chí địa phương đưa tin rằng y lẩn trốn ở Australia dưới cái tên Zhang Jianping, vẫn được nhắc đến như một điển hình trong nỗ lực giăng lưới tóm quan tham ở Trung Quốc.
Nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt cùng kho dữ liệu liên tục cập nhật, nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ phát hiện một người đàn ông khả nghi tại sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải, vào ngày 20/1/2015. Người này mang hộ chiếu Australia dưới cái tên Zhang Jianping.
Việc xác định được Zhang gây chú ý bởi y đã bỏ trốn biệt tăm suốt 15 năm sau khi lừa đảo các nhà đầu tư và một công ty chứng khoán nhà nước Trung Quốc, tư lợi bất chính 91 triệu nhân dân tệ (18,7 triệu USD).
Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV lúc bấy giờ phát một bộ phim tài liệu dài 12 phút kể lại quá trình bắt giữ Zhang. Ngoài hình ảnh Zhang trích xuất từ camera an ninh tại sân bay, bộ phim còn chứa một số đoạn phỏng vấn giữa cảnh sát với Zhang, bình luận về "ngoại hình" cũng như đưa ra những giả thiết về các cáo buộc đối với y. Tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi đó tập trung ca ngợi công nghệ hiện đại giúp phát hiện ra Zhang. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện.
Qua quá trình xem xét các tài liệu tòa án, Financial Review đã phát hiện nhiều chi tiết gây chú ý về quãng thời gian lẩn trốn của Zhang.
Thay vì trốn chạy sang Australia vào năm 2002, Zhang dường như dành phần lớn thời gian trong suốt 15 năm qua ẩn náu ở Trung Quốc, theo các tài liệu tóm tắt được chuẩn bị cho phiên tòa xét xử Zhang. Những tài liệu này cũng cho thấy Zhang quản lý một trang trại rộng 50 hecta nuôi rùa và lươn ở đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc.
Dù báo chí Trung Quốc ca ngợi công nghệ nhận diện khuôn mặt là một trong những nhân tố quan trọng giúp cơ quan chức năng bắt giữ Zhang, giới chuyên gia lại cho rằng chuyên án thành công là nhờ sự giám sát chặt chẽ cũng như theo dõi sát sao của cảnh sát.
Theo những bằng chứng cảnh sát cung cấp, Zhang bị theo dấu tới Hải Nam không lâu sau khi các nhà điều tra mở lại vụ án của y trong chiến dịch "Săn cáo".
Họ phát hiện ra rằng con trai y, Xie Yun, thường xuyên gọi đến một số máy đăng ký trên đảo. Cảnh sát đồng thời cũng biết Xie còn gọi cho cả vợ cũ của Zhang. Bà này đã có quốc tịch Australia và đang sống ở Sydney.
Cảnh sát Thượng Hải cho biết Zhang có được quốc tịch Australia bằng cách không chính thống thông qua người vợ của y. Đầu tiên, Zhang ly dị vợ. Tiếp đó, người vợ kết hôn với một người Australia để lấy quốc tịch. Đến năm 2002, bà này ly dị người chồng Australia và làm đám cưới lại với Zhang, qua đó giúp ông ta có quốc tịch Australia.
Từ đây, cảnh sát lập tức đặt nghi vấn Zhang thực tế chính là Xie Renliang, kẻ biển thủ 91 triệu nhân dân tệ và biến mất hồi năm 1997. Không tới Hải Nam để bắt giữ Zhang ngay lập tức, cảnh sát quyết định chờ đợi. Họ thậm chí còn để Zhang bay đến Sydney vì biết y đã đặt vé khứ hồi trở về Trung Quốc. Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, giới chức Trung Quốc nắm mọi động thái của Zhang trước cả khi y bước chân lên chuyến bay từ Sydney tới Thượng Hải.
Giới chuyên gia nhận định việc bắt Zhang sau khi y trở về từ Australia là một phần trong tính toán của chính quyền Trung Quốc. Qua đó, họ dường như muốn khẳng định sự thành công của chiến dịch "Săn cáo", bất chấp những khó khăn gặp phải.
Khi bị bắt, Zhang một mực phủ nhận mình là Xie dù tài liệu tòa án nêu rõ ADN của y khớp với ADN lấy từ Xie Yun, con trai Xie Renliang. Zhang nói mình không nhớ bất kỳ sự việc gì trước năm 2006.
Khó khăn
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) ngày 31/7 cho biết Huang Hong, 50 tuổi, đã ra đầu thú sau 19 năm lẩn trốn tại Mỹ. Huang từng là kế toán cho văn phòng tại Bắc Kinh của một doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Hà Bắc. Huang bị tố biển thủ công quỹ và bỏ trốn sang Mỹ năm 1998. Huang xếp thứ 43 trong danh sách 100 nghi phạm "bị truy nã gắt gao nhất" được cho là đang lẩn trốn ở nước ngoài do Trung Quốc công bố hồi tháng 4/2015.
Theo chuyên gia pháp lý, việc truy tìm và dẫn giải các "cáo tham nhũng" ở nước ngoài trở về thực sự là một thách thức đối với chính quyền Trung Quốc. Dù Trung Quốc có hiệp ước dẫn độ với khoảng 38 quốc gia, họ lại không thể đạt thỏa thuận này với Mỹ, Canada, Australia, 3 điểm đến lý tưởng cho những tội phạm kinh tế. Thực tế trên đặt ra không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tịch thu tài sản của các quan chức trốn chạy.
Mặt khác, chính phủ các nước phương Tây cũng thường tỏ ra miễn cưỡng khi trao trả nghi phạm Trung Quốc do quan ngại về hệ thống tòa án hay việc áp dụng án tử hình với tội danh liên quan đến tham nhũng ở Trung Quốc.
"Có những khác biệt trong hệ thống chính trị và ý thức hệ giữa chúng ta", Lin Xin, nhà nghiên cứu luật quốc tế từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói. "Những khác biệt này ảnh hưởng đến việc dẫn độ".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn khó đủ sức đọ với Nga, Mỹ Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội, nhưng chưa thể sánh ngang các cường quốc quân sự hàng đầu. Việc hiện đại hóa chưa bù đắp được năng lực tác chiến cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP. Quân đội Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn hôm 30/7 để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập,...