Bánh xèo tép ngày mưa
Bột loãng từ vá chảy vào khuôn ‘xèo…’ hòa với tiếng mưa rơi trên mái. Bánh chín tỏa hương thơm lừng quyện với mùi khói bếp kích thích vị giác. Chợt thấy… thèm được ăn.
Sớm cuối tuần, mưa sụt sùi như khóc. “Bóng ma Covid-19″ lởn vởn khiến lòng trĩu nặng âu lo. Vợ nén tiếng thở dài, cho gạo ngâm trong thau nước âm ấm rồi chạy xe máy đến chợ. Lát sau, vợ trở về với gương mặt rạng ngời vì mua được mớ tép đồng tươi rói. Tôi xăng xái xuống bếp phụ vợ tráng bánh xèo với bột gạo và tép đồng. Món ăn này nhiều người ưa thích, thường được chế biến trong những ngày mưa gió lê thê. Cả nhà quây quần nấu nướng bên bếp, tạm quên đi nỗi lo dịch giã.
Bánh xèo thêm thơm ngon khi tráng bằng khuôn đất trên bếp đun củi
Vợ xay gạo và nước thành bột loãng. Hai con pha mắm với chanh, đường, ớt và tỏi rồi lui cui nhóm bếp lửa. Tôi lặt râu mớ tép búng nhảy rồi rửa sạch vớt ra rổ cho ráo nước. Dạo ra vườn hái mớ cải non, xà lách cùng rau thơm rồi rửa sạch. Dùng dao bén cắt cây chuối chát non nơi góc vườn, lột bỏ lớp vỏ ngoài rồi xắt mỏng, ngâm trong nước. Mủ chuối tan trong nước cho rau trắng ngần.
Lát sau, vớt chuối ra khỏi nước rồi trộn với cải non, xà lách, rau thơm là đã có rổ rau sống tuyệt hảo để ăn kèm với bánh. Cắt mớ hẹ rồi rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nước bột cùng ít muối hầm và khuấy đều. Rán mỡ heo xắt nhỏ trong chảo đặt trên bếp. Mỡ sôi “xeo…” lẫn tiếng tí tách reo vui. Khi tóp kiệt mỡ, nhấc chảo xuống khỏi bếp. Chờ cho mỡ nguội, dùng vá múc ra chén. Chừa ít mỡ trong chảo rồi bắc ngược lên bếp, cho vào ít hành tím xắt lát. Hành phi tỏa mùi thơm phức thì cho tép vào chảo đảo đều, rắc ít gia vị. Tép vừa chín, cho ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp trước khi cho vào bánh.
Đĩa bánh xèo cùng rau sống vườn nhà TRANG THY
Video đang HOT
Vợ lấy hai chiếc khuôn bánh xèo bằng đất rửa sạch trong lòng rồi bắc lên bếp. Lòng khuôn ráo nước, gắp miếng thịt heo nhúng qua chén mỡ nước rồi thoa đều. Dùng vá múc bột loãng đổ vào khuôn, tráng thành lớp mỏng. Bột tiếp xúc với khuôn bánh láng bóng mỡ nghe tiếng “xèo…” hòa với tiếng mưa rơi trên mái. Bánh gần chín, mở nắp khuôn và múc ít tép xào cho lên trên.
Nhẹ nhàng dùng đũa cùng vá cuộn bánh và vớt ra mâm rồi tiếp tục đổ bột vào khuôn. Củi lửa ấm nồng xua giá lạnh. Vợ chồng cặm cụi bên hai khuôn bánh. Hương thơm từ bánh quyện với mùi khói bếp kích thích vị giác…
Cả nhà quây quần bên mâm bánh xèo nóng hổi cùng rau sống tươi ngon. Bánh xèo từ bột gạo lúa đồng quê mềm dai, mỡ heo beo béo, tép giòn ngọt. Cải non hăng dịu hòa với hương thơm từ hành lá và húng quế vườn nhà cho món ngon thêm nồng nàn. Gắp miếng rau chuối kẹp với tóp mỡ chấm vào chén mắm rồi đưa vào miệng nhẩn nha nhai, sảng khoái vô cùng. Đủ đầy hương vị trong bữa bánh xèo tép đồng quê ngày dịch giã.
Ẩm thực Gia Lai: Bánh xèo tép Biển Hồ
Biển Hồ (hồ T'nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku.
Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.
Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình. (Ảnh: Hương đồng nội)
Đến với Gia Lai không chỉ mọi du khách được khám phá những địa điểm nổi tiếng của phố núi với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thắng cảnh đẹp... là sự hòa hợp của hệ thống sông suối xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu rừng nguyên sinh. Chiêm ngưỡng nền văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc địa phương mà chủ yếu là Jrai, Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, y phục và nhạc cụ, v.v...
Đặc biệt "Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các khu di tích lịch sử văn hóa như khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, làng kháng chiến Stơr, đền tưởng niệm và tượng đài chiến thắng Đak Pơ, di tích khảo cổ học Gò Đá và Rộc Tưng tại thị xã An Khê.
Bên cạnh đó, nền ẩm thực nơi đây cũng làm cho những ai khi đặt chân đến đây sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.
Mới đây, anh Phan Nguyên, người Gia Lai, chủ của kênh YouTube Hương đồng nội, đã đăng tải video về món Bánh xèo tép Biển Hồ và được nhiều người xem đón nhận, bình luận tích cực. Dù kênh chưa được nghìn người theo dõi nhưng đã thu hút hàng nghìn lượt xem khi tác giả giới thiệu về ẩm thực ở Gia Lai.
Công đoạn xay bột chuẩn bị chế biến món ăn của chủ kênh Youtube Hương Đồng Nội (Ảnh lấy từ video)
Khi những cơn mưa hè trút xuống, Biển Hồ đón nhận nhiều nguồn nước đổ về, mang theo động vật phù du, mùn đất cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá, tôm, tép. Nhờ đó, tép Biển Hồ ngon, chắc thịt, thân tép căng mình tươi rói. Ngư dân Biển Hồ dùng vó để bắt tép, dùng thêm mồi nhử làm từ trùn (một loại giun) nhào với cơm dẻo và cám.
"Quá trình bắt tép tại Biển Hồ mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm và lòng thương mến với cuộc sống mưu sinh của ngư dân. Màn đêm đen kịt nhưng các ngư dân vẫn lúi húi làm việc. Cả đêm họ không ngủ, loay hoay với mẻ lưới và ăn vội gói mì cho tới sáng. Cuộc sống mưu sinh tuy vất vả nhưng vui khi có hôm được mẻ cá, tép bội thu", anh Vương Ngọc, một người dân Biển Hồ chia sẻ.
Bánh xèo tép Biển Hồ nóng hổi trên chảo gang.
Tép là loài động vật dễ chế biến, làm được nhiều món như tép rang lá chanh, làm gỏi, tép nấu canh bầu, rau đay, tập tàng (nhiều loại rau kết hợp) nhưng ngon nhất có lẽ là làm bánh xèo. Sau khi bắt tép về, người dân tận dụng các sản phẩm "cây nhà lá vườn", hái rau diếp cá, xà lách, dưa leo, cải xanh và tía tô để ăn kèm với bánh xèo. Sau đó họ xay bột, chuẩn bị các nguyên liệu hành lá, tỏi, ớt xắt nhỏ và cho vào chảo nóng xào cùng với tép và thịt băm để làm nhân bánh.
Công đoạn cuối là đổ bột pha loãng, thêm chút màu nghệ vào chảo gang, lần lượt cho nhân bánh là tép, thịt băm đã xào sơ trước đó, rồi thêm một ít giá đỗ vào. Đợi khoảng 2-3 phút thì bánh chín, dùng đũa gắp bánh và trở bánh qua lại rồi gắp ra đĩa thưởng thức kèm rau sống.
Một số điểm khác biệt của bánh xèo truyền thống miền Trung với các vùng miền khác là người dân thường ngâm gạo thật mềm sau đó xay thành bột bằng cối đá. Bánh xèo miền Trung có kích thước nhỏ, được làm trong chảo gang có kích thước khoảng 15 cm, còn bánh xèo miền Nam lớn hơn do làm trong chảo lớn. Vì thế ăn bánh xèo miền Trung phải 2-3 cái một lần mới no.
Video nhận được nhiều lời khen tích cực từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
"Trong thời gian Covid-19, người dân giãn cách và không đi du lịch, tôi cùng ekip thực hiện các clip quay giới thiệu các món ăn dân dã, đặc trưng, gắn liền với các địa danh du lịch nổi tiếng của Gia Lai", anh Phan Nguyên chia sẻ./.
8 món ăn Việt được báo nước ngoài khen ngợi Việt Nam luôn tự hào vì có nền văn hóa lâu đời cùng với thiên đường ẩm thực vô cùng phong phú nên không ít lần món ăn Việt được vinh danh trên báo nước ngoài. Dù đi đâu xa hay thưởng thức nhiều món ăn ở các nước khác đi chăng nữa, thì đảm bảo rằng bạn cũng sẽ không bao giờ...