Bánh vá Gò Công – món ăn chơi nhưng gây thương nhớ thật, kén ăn mấy cũng mê
Bánh vá là một món ăn chơi rất được lòng du khách khi nhắc đến Tiền Giang. Nếu đã từng ghé qua Chợ Giồng ở huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, hầu hết du khách hẳn đã từng nghe đến món ăn mang tên bánh vá.
Về Chợ Giồng, bánh vá là một trong những món ăn không thể bỏ qua.
Bánh vá hay còn gọi là bánh giá, là một đặc sản nổi tiếng ở khu vực Gò Công. Lý giải cho cái tên bánh có nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất bao gồm hai cách giải thích.
Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi “bánh vá” xuất phát từ dụng cụ dùng để đổ bột bánh vào chiên trông như cái vá múc canh, nên gọi là bánh vá. Trong khi đó, có người lại cho rằng vì một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh bao gồm giá, nên món ăn được gọi là “bánh giá”.
Chiếc bánh giòn rụm bên ngoài và phần nhân ngậy thơm bên trong.
Dù được gọi theo cách nào đi chăng nữa, bánh vá (bánh giá) đều có chung đặc điểm là không chỉ thơm ngon mà còn gắn liền với văn hóa ẩm thực của một vùng Gò Công.
Thoạt nhìn, bánh vá có hình dáng khá giống bánh tôm Hồ Tây, nhưng khi thưởng thức, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra được sự khác biệt của hai món ăn.
Video đang HOT
Bánh vá với những con tôm hấp dẫn ở trên mặt dễ bị nhầm lẫn với bánh tôm Tây Hồ.
Bánh vá hấp dẫn với nhiều nguyên liệu phong phú bao gồm thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm mèo, đậu phộng, bột gạo, bột năng, đậu xanh,… Những thành phần đơn giản, dễ kiếm ấy qua bàn tay tài hoa và sáng tạo của người dân bản địa đã trở thành những chiếc bánh thơm ngon, thu hút thực khách gần xa.
Món ăn được làm nên từ hỗn hợp nhiều nguyên liệu từ thịt đến rau giá, đậu phộng…
Gạo và đậu xanh phải chọn loại ngon, đem xay thành bột hòa với trứng, bột mì, gia vị… Bánh được chiên trong chảo ngập dầu, khi dầu thật sôi thì bắt đầu cho thêm hỗn hợp bột với thịt, giá, đậu xanh…, mỗi thứ một ít. Quá trình chiên, người làm phải thật khéo tay để bánh không bị vỡ nát và tôm vẫn nổi trên bề mặt để bánh có hình dáng hấp dẫn nhất.
Bánh vá càng thêm phần hấp dẫn khi ăn cùng mắm tỏi ớt và chút rau xanh.
Bánh vá khi chiên xong sẽ có màu vàng ươm đẹp mắt với những con tôm đỏ au nổi bật bên trên, tỏa hương thơm chỉ ngửi thôi đã muốn thưởng thức ngay.
Phần nhân hấp dẫn bên trong chiếc bánh vá.
Vị ngọt của thịt, tôm, hòa cùng cái beo béo của bột, đậu xanh và hỗn hợp giòn giòn, sần sật của giá, nấm mèo… muôn kiểu hương vị cùng hòa vào chiếc bánh nóng hổi giòn thơm, ăn cùng với chút mắm tỏi ớt và rau sống nữa thì không thể chê vào đâu được.
Bên cạnh là một món ăn chơi hấp dẫn với du khách, bánh vá còn xuất hiện trang trọng trong các bữa tiệc thịnh soạn ở vùng Gò Công.
Dễ ăn, dễ gây nghiện là vậy, thế nên không quá khó hiểu khi món bánh vá đã trở thành một điểm nhấn không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực vùng đất Gò Công.
Ghé Tiền Giang thưởng thức hủ tiếu sa tế cay "xé lưỡi", quán tồn tại hơn 30 năm vẫn 1 vị không đổi
Nếu là một tín đồ của những món ăn cay thì đây sẽ là đặc sản mà bạn nên nếm thử ít nhất một lần khi tới Tiền Giang.
Giữa rất nhiều đặc sản Tiền Giang được nhiều người biết tới như chả nướng, ốc gạo, bún gỏi già,... thì những tô hủ tiếu sa tế vẫn nổi bật bởi hương vị riêng biệt và khó quên. Món ăn này có xuất xứ từ Triều Châu và được lưu truyền trong cộng đồng người Hoa tại Việt Nam, nên hủ tiếu sa tế không quá phổ biến.
Muốn có một tô hủ tiếu sa tế chuẩn vị người Tiều thì đầu bếp phải có kinh nghiệm lâu năm, nắm vững và thành thạo những bí quyết gia truyền. Nếu sử dụng các loại sa tế công nghiệp hay không có công thức chế biến thì thật khó để cho ra được hương vị nước dùng sa tế chính thống. Bởi vậy mà đến với Tiền Giang, tiệm hủ tế sa tế Chín Hoàng được nhiều người ghé đến cũng vì hương vị hơn 30 năm không đổi.
Người dân địa phương cũng như du khách khắp nơi tìm đến tiệm hủ tiếu sa tế này vì đã trót say mê vị nước dùng thơm ngon được hầm từ xương bò, cùng với gia vị bí truyền và hơn 20 loại nguyên liệu khác nhau như tỏi, sả, gừng, hành tím, hành tây, ớt bột, quế, vừng,... Nếm thử một ngụm nước dùng, thực khách sẽ cảm nhận được hương thơm cay nồng đặc trưng của các món Hoa. Nước dùng ở đây không chỉ đậm đà, vị vừa phải mà còn cay cay và nồng mùi sa tế thơm ngon.
Tô hủ tiếu hài hòa với vị cay tê từ sa tế, vị bùi bùi, béo của lạc rang, những miếng thịt bò được chần tái thơm mềm... Thịt trong tô cũng đầy ụ, vị sa tế thấm vào từng lát thịt vừa ngọt vừa cay cay.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm, tiệm hủ tiếu sa tế này vẫn giữ vững chất lượng và hương vị món ăn. Cũng bởi từng khâu trong quá trình đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, ngay từ các loại rau sống ăn kèm như chuối chát, dưa leo, cà chua, khế chua vừa giúp thực khách tránh ngấy, vừa tạo nên sự cân bằng cho vị giác.
Món ăn này không chỉ dành cho những người thích ăn cay. Vị cay chỉ là một phần của món ăn mà thôi. Hủ tiếu sa tế vô cùng đặc biệt với hương nồng nhẹ và vị the the của nước dùng, vì lẽ đó nên ai cũng có thể thưởng thức được đặc sản Trung Hoa này. Còn với những tín đồ ăn cay thì bạn có thể nêm thêm sa tế để tận hưởng vị cay "xé lưỡi".
Hủ tiếu sa tế Chín Hoàng tọa ngay mặt tiền của trục đường chính - Nam Kỳ Khởi Nghĩa nên vô cùng thuận tiện cho các bạn du lịch đường xa ghé đến. Không gian của quán thông thoáng, sáng sủa, bàn ghế inox được bày trí gọn gàng và sạch sẽ. Khuôn viên ở đây có sức chứa lên đến 40 khách trên cùng một thời điểm nên Hủ tiếu sa tế Chín Hoàng khá phù hợp cho các đoàn du lịch dừng chân.
Địa chỉ: 206A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 1, Thành Phố Mỹ Tho, Tiền Giang.
Thời gian mở cửa: 6:30 đến 22:00.
Mức giá tham khảo: 30.000 đồng đến 50.000 đồng.
Món ăn... 'có mùi' nhưng lại là đặc sản xứ Gò Công dâng vua Khi nhắc đến đặc sản Gò Công, không thể không nhắc đến món mắm tôm chà. Món ăn này dù khiến những người "nhạy mùi" có cảm giác khó chịu, nhưng vị đậm đà ngon ngọt đã ăn là ghiền. Theo các bậc cao niên tại thị xã Gò Công, Tiền Giang, thuở ấy con tôm bạc biển ở xứ Gò Công nhiều...