Bánh ướt chồng đĩa kiểu Nha Trang tại Sài Gòn
Cách thưởng thức lạ của món bánh quen thuộc với mảnh đất phương Nam khiến bạn háo hức cuốn, chấm rồi giật mình với số đĩa la liệt trên bàn.
Chỉ bán một món và nằm khuất trong hẻm 76B trên đường Phan Xích Long (quân Phú Nhuận, TP HCM), bánh ướt Ban Mê từ lúc mở đến cuối ngày luôn tấp nập khách.
Có được điều này là nhờ cách bán món bánh quen thuộc với thực khách ba miền – bánh ướt – một cách đặc biệt.
Khác với những chiếc bánh cuốn thuôn dài, vỏ mỏng, nhân thịt nấm quen thuộc của bánh cuốn, hay đĩa bánh đầy đặn các bánh, rau sống, các loại chả…, đĩa bánh ướt tại đây đơn giản là một miếng bánh mỏng điểm xuyết ít chà bông (ruốc) tôm, hành phi trải rộng trên đĩa.
Ăn kèm là bốn loại nhân khác nhau gồm thịt nướng, nem nướng,nem chua và giò thủ (chả thủ).
Cùng các loại rau có tác dụng giảm ngán là xoài xanh bào mỏng, dưa cải, dưa leo và rau thơm.
Theo chia sẻ của chị Giang, chủ quán, các món ăn tại đây đều được chị chế biến và ra công thức. Nhân viên chỉ thực hiên thao tác cắt, nướng hay mang ra cho khách.
Video đang HOT
Cách thưởng thức bánh cuốn ở đây khá đặc biệt. Bột bánh sau khi được hấp chín, trải đều trên đĩa với ít chà bông tôm, hành phi được mang đến bàn.
Thực khách cho nhân (thịt/nem nướng/nem chua) lên trên, thêm ít dưa cải, xoài xanh, dưa leo, rau thơm và cuốn lại thành một cuốn xinh xắn. Bạn có thể chấm chiếc cuốn bé xinh ấy cùng mắm nêm hay nước mắm chua ngọt tùy khẩu vị.
“Mình đã ăn cách này rất lâu ở Nha Trang. Sau khi vào Sài Gòn, mình muốn mở bán như thế. Ấp ủ rất lâu, nhưng gần đây, mình mới có cơ hội thực hiện”, chị Giang, chia sẻ. Ngoài cách ăn khác biệt đối với người Sài Gòn, chỉ có thịt nướng được tẩm ướp đậm đà.
Song nếu đi đông, bạn có thể gọi các loại nhân khác nhau để trải nghiệm sự khác nhau giữa cuốn một nhân, hai nhân hay ba nhân… Dù ít hay nhiều, mỗi cách kết hợp đều mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau.
Cách thưởng thức lạ của món quen, hay phương pháp cuốn chấm được lòng nhiều thực khách. Mức giá chỉ dao động cho tất cả các món từ 2.000 – 7.000 đồng.
Theo Zing
[Chế biến] - Tự làm nem chua ngon, sạch đãi Tết
Nem chua dễ ăn, không ngán, rất hợp với các bữa tiệc gia đình, làm món nhậu. Để đảm bảo an toàn, vệ sinh, bạn có thể tự tay làm để thưởng thức trong dịp Tết.
Nguyên liệu:
- Một gói bột gia vị làm nem của Thái
- Thịt bò thịt lợn: 800 g (tùy theo ý thích của bạn mà kết hợp theo tỷ lệ 4/4 hoặc 6/2).
- Bì lợn đã luộc và cắt ngắn: 250 g.
- 5 tép tỏi tươi băm nhỏ (thêm vài tép to thái mỏng).
- 4 quả ớt tươi băm nhỏ (nhà ai ăn cay được thì thêm ớt cắt khoanh mỏng cho đẹp).
- Một thìa hạt tiêu xay vỡ (không mịn).
- 4 thìa đường (thìa phở).
- 2 thìa nước mắm (nước mắm ngon đun sôi bằng lò vi sóng).
- Một chút bột gia vị.
- 5 ml rượu trắng (hoặc rượu vodka).
Ảnh: Lê Hồng Thu.
Cách làm:
- Thịt chọn loại càng tươi càng ngon. Thịt lợn và bò đều sử dụng phần thịt mông cho nem có mầu đỏ đẹp. Thái thịt thành từng miếng nhỏ rồi để ngăn đá tủ lạnh khoảng một tiếng thì cho vào cối xay nhuyễn, đến khi thịt quyện lại thành một nắm là được. Nếu ngại tự xay, bạn có thể nhờ người bán hàng rửa sạch thịt, thấm thật khô rồi xay giúp luôn. Trong trường hợp này, nên xay thịt 2-3 lần cả thịt bò và thịt lợn cho quện với nhau rồi mang về cất ngay vào ngăn đá tủ lạnh 40-60 phút.
- Trong lúc đợi thịt, sơ chế bì và luộc, lạng hết mỡ, thái mỏng. Bì lợn cắt ngắn 2,5 cm.
- Cho thịt xay, bì lợn, một muỗng thính gạo (nếu có), tỏi, ớt tươi băm nhỏ, đường, gia vị, nước mắm, rượu vào bát trộn. Cho phần bột gia vị làm nem vào bát trộn đều.
Ảnh: Lê Hồng Thu.
Cách gói nem chua:
- Dùng lá chuối để gói nem. Nếu không có lá chuối, bạn có thể gói nem bằng nilon bảo quản thực phẩm. Cuộn các nguyên liệu lại như gói nem thông thường, thêm lá đinh lăng hoặc lá ổi vào, nhớ lau sạch lá, không để dính nước. Càng gói chặt tay nem càng giòn.
Có thể dùng khuôn hộp gói nem: Lót một lớp nilon vào hộp hình chữ nhật (có thể dùng hộp đựng thức ăn), sau đó, đưa phần nguyên liệu làm nem đã trộn vào, dùng muỗng miết mạnh hoặc ấn để có được khối nem chắc, mịn.)
- Để nem đã gói ở nhiệt độ ngoài trời 2 tiếng là bạn đã có khối nem chắc và cứng.
- Trút phần nem khỏi khuôn rồi cắt thành từng miếng nhỏ, gói trong nilon bảo quản thức ăn là xong.
- Sau khi chia thành các gói nhỏ, bạn nên để nem ở nhiệt độ phòng 24 tiếng (mùa đông thì để 36 - 48 tiếng) cho nem chín hoàn toàn. Sau đó có thể cất nem ở tủ lạnh ăn dần.
Lưu ý: Sau khi trộn phần nguyên liệu với nhau (đã trộn cả phần gia vị làm nem), bạn nên cho ngay vào khuôn hoặc phải gói thật nhanh tay. Nếu không nhanh, phần thịt bị chín sẽ không kết dính với nhau, và đó sẽ là nguyên nhân nem chua không giòn và ra nước.
Theo VNE
7 món ngon truyền thống ngày Tết miền Trung Đầu xuân, người dân miên Trung có nhiều món ăn truyền thống không thể thiếu như bò kho mật mía, bánh tét, dưa món... 1. Bánh tét Mang ý nghĩa của sự hội tụ đất - trời, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu của người miền Trung. Nếu như bánh chưng ở miền Bắc được gói bằng lá dong...