Bành trướng phi pháp, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất Trường Sa
Trung Quốc đã tiến một bước dài trong quá trình lấn chiếm trái phép Biến Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khi nắm trong tay một cách phi pháp hòn đảo lớn nhất quần đảo.
Có 200 quân PLA đồn trú phi pháp trên Đá chữ thập.
Trước đây, hòn đảo lớn nhất của Trường Sa là đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp). Nhưng giờ đảo Ba Bình đã phải lùi xuống vị trí thứ 2 để nhường chỗ cho Đá Chữ Thập.
Hoạt động cải tạo đất liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông đã có “hiệu quả” khi họ bành trướng Đá Chữ Thập trở thành “hòn đảo” lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Thông tin này được tờ Want China Times khẳng định.
Từ cuối năm ngoái, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành các hoạt động xây dựng và cải tạo đất trên nhiều rạn san hô và đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).
Video đang HOT
Hình ảnh mà vệ tinh Mỹ thu được gần đây cho thấy các hoạt động của Trung Quốc đã làm tăng diện tích Đá Chữ Thập hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông thành 0,96 km vuông. Nhờ vậy, rạn san hô còn có diện tích lớn hơn cả đảo Ba Bình. Và giờ, Đá Chữ Thập trở thành đảo lớn thứ 5 ở Biển Đông sau đảo Phú Lâm, đảo Đông Sa, đảo Linh Côn và đảo Tri Tôn. Trong các địa danh kể trên, trừ đảo Đông Sa thì Phú Lâm, Linh Côn và Tri Tôn đều thuộc quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp
Đá Chữ Thập, bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ năm 1988. Kể từ đó, Trung Quốc đã xây dựng một bãi đậu trực thăng, bến cảng, một tòa nhà hai tầng và một nhà kính 500 mét vuông trên rạn san hô. Hiện tại PLA có khoảng 200 binh sĩ đồn trú tại đó.
Đá Chữ Thập được coi có vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đông, cách đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam khoảng 110 km. Theo một nhà bình luận quân sự từ trang Guancha tại Thượng Hải, diện tích của Đá Chữ Thập có thể tiếp tục được mở rộng để tăng gấp đôi kích thước so với hiện tại.
Sau đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xây sân bay trên Đá Chữ Thập để sở hữu phi pháp sân bay đầu tiên trên quần đảo Trường Sa. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã xây dựng phi pháp sân bay trên đảo Phú Lâm.
Về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc biến Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa
Trung Quốc có thể biến bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh sẽ tiếp diễn, các học giả cảnh báo.
Các nhà phân tích nhận định bãi đá Chữ Thập sẽ là một tiền đồn quan trọng cho các hoạt động quân sự và thương mại của Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 21.10. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa hề công khai thừa nhận kế hoạch biến 6 bãi đá, trong đó có Chữ Thập, thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Tạp chí China NewsWeek (Trung Quốc) hồi tuần rồi cho biết Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh có quyền tiến hành bất kỳ hoạt động nào ở Trường Sa. Tạp chí này nhấn mạnh Trung Quốc đang xây dựng một sân bay mới trên bãi đá Chữ Thập để phục vụ cho không quân nước này.
Ông Lee Hsiang-chou, người đứng đầu cơ quan tình báo Đài Loan, hồi tuần rồi còn khẳng định Bắc Kinh đang tiến hành kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa và kế hoạch này do chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phê chuẩn.
Giáo sư Jin Canrong, chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân của Trung Quốc, cho hay việc mở rộng bãi đá Chữ Thập diễn ra nhanh hơn kế hoạch ban đầu của Trung Quốc, và khi được biến thành đảo nhân tạo, nó sẽ lớn hơn cả đảo Ba Bình.
Đảo Ba Bình vốn là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan cũng đã ngang ngược tuyên bố sẽ hoàn tất xây dựng cảng tại Ba Bình vào cuối năm 2015 và sẽ triển khai tàu chiến đến đây đồn trú.
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Wang Hanling, chuyên gia nghiên cứu biển Đông thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đã xây dựng được khoảng 1 km2 ở bãi đá Chữ Thập và sẽ tiếp tục. Hai học giả này vẫn chưa rõ khi được biến thành đảo nhân tạo thì Chữ Thập sẽ có diện tích to cỡ nào, nhưng khẳng định Bắc Kinh sẽ đặt các cơ sở dân sự và quân sự tại đây.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Úc) cho biết hiện chưa có chứng cứ nào cho thấy Trung Quốc muốn biến Chữ Thập thành một căn cứ hải quân. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể biến bãi đá Chữ Thập thành một tiền đồn tiếp tế và là chỗ dừng chân cho các tàu thương mại, tàu cá của nước này ở biển Đông, theo ông Thayer.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc mưu đồ xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa nhằm tăng cường sự hiện diện ở biển Đông, củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý với "đường lưỡi bò" của nước này nuốt trọn gần hết biển Đông.
Hồi cuối tuần rồi, website Guancha của Trung Quốc đã đăng tải thông tin cho rằng bãi đá Chữ Thập đã được Bắc Kinh "nâng cấp" thành một hòn đảo. Website này đã dẫn các nguồn tin giấu tên và các ảnh vệ tinh chụp được hồi cuối tháng 9.2014 và ngày 16.10, khẳng định bãi đá Chữ Thập giờ đây lớn hơn đảo Ba Bình.
Theo Thanh Niên
Chiến lược thâm hiểm 'không đánh mà thắng' của Trung Quốc trên biển Đông Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) nhận định nước cờ hiện nay của Trung Quốc rất thâm hiểm, có thể gọi đó là chiến lược &'không đánh mà thắng'. Ảnh minh họa. Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, mở rộng việc xây dựng trên đảo Gạc Ma để dần biến hòn...