Bánh Trung thu ‘đổ bộ’ chợ online mùa COVID-19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bánh trung thu truyền thống năm nay không còn được sôi động như mọi năm.
Thay vào đó, trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, bánh trung thu đang được rao bán khá rầm rộ.
Đóng gói sản phẩm bánh Trung thu tại nhà máy của Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Sôi động thị trường online
Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu, tuy nhiên, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên thị trường truyền thống vắng bóng những quầy bán bánh lưu động, không còn không khí sôi động như những năm trước. Giữa những ngày giãn cách, người dân đa phần chọn mua hàng online. Chỉ cần một click chuột, bánh trung thu sẽ được chuyển đến tận nhà.
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng đó, các công ty sản xuất bánh kẹo truyền thống lâu năm quen thuộc với người tiêu dùng như Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị, Thu Hương… năm nay cũng đẩy mạnh kênh bán hàng online thông qua các trang mua sắm trực tuyến như: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo… với đa dạng chủng loại, giá cả.
Mức giá bánh của các hãng truyền thống trung bình dao động từ 30.000 – 80.000 đồng/chiếc, các dòng bánh cao cấp dao động từ 100.000 – 250.000 đồng/ chiếc. Còn đối với hộp, dao động từ 150.000 đến trên 1 triệu đồng/hộp. Những nguyên liệu làm bánh từ thiên nhiên như đậu xanh, khoai môn, hạt sen, mắc ca, long nhãn… vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Video đang HOT
Trên các sàn thương mại điện tử, bánh Trung thu hầu hết đều được quảng cáo giảm giá từ 10 – 50%. Ngoài bánh Trung thu của các hãng trên, còn có các thương hiệu bánh trung thu truyền thống lâu đời của Hà Nội. Mùa Trung thu 2021, Bảo Phương đưa ra thị trường các loại bánh như bánh chay, bánh đậu xanh hạt dưa, thập cẩm cổ xưa… với giá bán từ 20.000 đồng đến 90.000 đồng/cái. Cùng với đó là bánh dẻo, bánh nướng gia truyền Đông Phương (Hải Phòng) cũng được rao bán… Ngoài ra rất nhiều gian hàng bán bánh tự làm, gắn mác “handmade”.
Bên cạnh bánh Trung thu trong nước thì cũng có một lượng bánh trung thu được giới thiệu nhập khẩu từ Đài Loan, Hồng Kông… giá cả các loại bánh nhập khẩu này cũng khá đa dạng từ vài nghìn đến hơn 1 triệu đồng/cái.
Xem xét kỹ về chất lượng và nguồn gốc
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), người tiêu dùng cần cẩn trọng, đặc biệt là cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua hàng online. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã kiểm tra, thu giữ nhiều lô bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thực phẩm tại địa phương và phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm tại huyện Tam Dương đang bày bán 128 chiếc bánh Trung thu có nhãn bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa trên.
Đáng chú ý, ngày 25/8, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Thái Nguyên) kiểm tra xe vận chuyển hàng hóa phát hiện gần 2.500 gói bánh Trung thu, chả cay các loại. Toàn bộ số hàng hóa trên có xuất xứ nước ngoài, trên bao bì ghi “Made in China”. Làm việc với đoàn kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng không xuất trình được bất cứ hóa đơn, chứng từ gì liên quan. Người này khai nhận đã mua trôi nổi số hàng trên tại các chợ đầu mối ở Lạng Sơn đưa về Thái Nguyên tiêu thụ.
Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và vận chuyển tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng trên thị trường, góp phần đảm bảo thị trường ổn định, người tiêu dùng mua sắm an toàn trong dịp Tết Trung thu 2021, Tổng cục đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra địa bàn.
Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm với bánh kẹo, nhất là bánh Trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh kẹo có nguồn gốc nước ngoài.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), người tiêu dùng nên lựa chọn những loại bánh có xuất xứ rõ ràng, quy trình sản xuất hợp vệ sinh, có ghi nơi sản xuất rõ ràng trên bao bì, kèm theo hướng dẫn sử dụng cũng như cách bảo quản; kiểm tra kỹ trên bao bì ngày, tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng bánh Trung thu.
Khi chọn mua bánh trung thu, người tiêu dùng nên chọn bánh ở các địa điểm bán uy tín, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm… Không nên mua sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh “tiền mất tật mang”, mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn việc tổ chức Tết Trung thu trong bối cảnh Covid-19
Các hoạt động Tết Trung thu cần phù hợp với từng địa phương, bảo đảm phòng, chống dịch.
Đồng tăng cường thời lượng, chương trình cho trẻ em trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 là "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh".
Đây là một phần nội dung trong Công văn số 2919/LĐTBXH-TE ngày 31/8/2021 của Bộ LĐ-TB&XH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu 2021 trong bối cảnh tình hình diễn biến của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc tổ chức Tết Trung thu hằng năm cho trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành và UBND các cấp một số nội dung quan trọng.
Một trong những trọng tâm chính là việc tăng cường triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người lao động mang thai, nuôi con dưới 6 tuổi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, chăm sóc trẻ em bị nhiễm, trẻ em phải cách ly y tế, trẻ em không có cha, mẹ và người thân chăm sóc do đại dịch Covid-19.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành quan tâm, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc chăm lo cho trẻ em.
Tăng cường phổ biến chính sách của Nhà nước, sự chung tay của xã hội, cộng đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; phổ biến, giáo dục, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình, cộng đồng và trẻ em về các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội dài ngày.
Bên cạnh đó cần đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời việc cung cấp, lan truyền các nội dung thông tin, truyền thông xấu, phản cảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu việc tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cần phù hợp với tình hình của địa phương, cộng đồng dân cư và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời tăng cường nội dung, thời lượng, chương trình, sân chơi dành cho trẻ em trên các phương tiện thông tin, truyền thông và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào dịp Tết Trung thu.
Công tác tổ chức cần bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, độc hại, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em...
Shipper vùng đỏ tất bật giao hàng Sau ngày đầu hoạt động trở lại gặp khó khăn vì giấy xác nhận xét nghiệm, các shipper vùng đỏ TP.HCM đã ra đường hoạt động dễ dàng hơn trong hôm nay. Sau ngày 30/8 không thể ra đường hoạt động vì không được trả giấy xác nhận xét nghiệm, tới ngày 31/8, anh Sáng - shipper đối tác của một ứng dụng...