Hà Nội công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến
Ngày 30/8, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã thông tin danh sách các đơn vị, điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn có triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ website http://congthuong.hanoi.gov.vn.
Hà Nội công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, có 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm 565 điểm bán hàng đặt tại các quận huyện của thành phố, và 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Cụ thể, Công ty cổ phần thực phẩm sạch Clevefood (8 điểm), Công ty TNHH Đầu tư và dịch vụ Lan Chi (8 điểm). Công ty TNHH Nông sản Dũng Hà (3 điểm). Công ty TNHH TMĐT Goldfiut Việt Nam (9 điểm). Công ty TNHH Luôn Tươi sạch (13 điểm), Công ty cổ phần Sói Biển TrungThực (20 điểm), Công ty Cổ phần Kids Plaza (7 điểm). Công ty CPTM và DVTH Đức Thành (3 điểm). Công ty cổ phần quốc tế Homefarm (13 điểm), chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Công ty TNHH bán lẻ BRG (62 điểm). Co.opFood miền Bắc (30 điểm), Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tông hợp VinCommerce. Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam), Công ty TNHH AEON Việt Nam, Shopee …
Các điểm này đều bản thực phẩm tươi sống, chế biến, hàng hóa thiết yếu, theo hình thức đặt hàng qua điện thoại, trang web, qua các ứng dụng như Zalo, Apps, kênh Gozek, Now, hotline.
Thị trường hàng hóa miền Bắc và miền Trung ổn định
Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt khu vực miền Bắc, miền Trung của Bộ Công Thương, trong ngày 25/8, tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân, không có hiện tượng giá tăng đột biến gây bất ổn thị trường.
Video đang HOT
Người dân mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Thống kê cho thấy Hà Nội có 27 chợ, 5 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa, giảm 3 chợ và 2 cửa hàng tiện ích so với ngày 24/8 nhưng hàng hoá đảm bảo nguồn cung và không tăng giá.
Tính đến 18h00 ngày 25/8, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã duyệt cấp mã QR code đăng ký "luồng xanh" cho 2.192 xe ô tô và cấp mã số xác nhận cho 9.869 xe mô tô, xe 2 bánh cho 250 doanh nghiệp, đơn vị theo danh sách của Sở Công Thương.
Các doanh nghiệp, các quận, huyện trên địa bàn thành phố tích cực duy trì và mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động nhằm bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân.
Ngoài các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thuộc hệ thống Vinmart, Co.op, Big C, Circle K..., Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Bưu điện Hà Nội để mở 472 điểm bán hàng thiết yếu. 11 quận, huyện đã triển khai 57 điểm bán hàng lưu động tăng 1 quận và 2 điểm so với ngày 24/8.
Cùng với đó, các quận huyện triển khai một số mô hình cung ứng thực phẩm, nhu yếu phẩm như tổ chức các điểm bán hàng dã chiến, lập nhóm Zalo giữa nhân dân trên địa bàn và các đơn vị phân phối để thực hiện giao dịch.
Ngoài ra, Sở Công Thương thành phố Hà Nội cũng đồng hành cùng Thành đoàn Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ và Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Chương trình "Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội Trái tim hồng" để hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động trên địa bàn Thành phố. Đến nay, đã tổ chức được 11 điểm siêu thị 0 đồng, sẽ tiếp tục mở 6 điểm trên tổng số 17 điểm trên toàn Thành phố.
Tại TP Đà Nẵng, ngày 25/8/2021, Tổ công tác đặc biệt ghi nhận có hiện tượng quá tải trong việc cung ứng hàng hóa do nguồn dự trữ lương thực, thực phẩm bị giảm trong khi nhu cầu đặt hàng tăng cao.
Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các đơn vị phân phối bị hạn chế do phải đảm bảo phòng, chống dịch; các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa...đang dừng hoạt động.
Trước tình hình trên, Sở Công Thương Đà Nẵng đã đề xuất UBND thành phố thống nhất cho phép các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp phân phối được bố trí tối đa 100% số người làm việc, cho phép những người tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và những người giao hàng công nghệ được hoạt động.
Bên cạnh đó, tổ chức mua và phân phối 50.000 suất hàng hóa thiết yếu đến các quận, huyện để hỗ trợ cho các hộ dân khó khăn; phối hợp đề xuất cho phép lò giết mổ Đà Sơn hoạt động trở lại; kết nối, phối hợp với các đơn vị để tổ chức bán hàng lưu động.
Ngoài ra, Sở Công Thương Đà Nẵng cũng đã chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện phân bổ gần 314 tấn nông sản của Tập đoàn SunGroup hỗ trợ người dân trên địa bàn và phân bổ gần 4 tấn cá khô từ nguồn hỗ trợ của thành phố cho quận Hải Châu.
Tại tỉnh Nghệ An có 36 chợ đóng cửa; trong đó TP Vinh là 27 chợ. Để bảo đảm cung ứng hàng hóa kịp thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, Tp. Vinh đã xây dựng phương án số 194/PA-UBND ngày 25/8/2021 về cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh huy động các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội, tổ nhóm dân cư trong việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân thông qua các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn với số lượng có thể cung ứng gồm rau, củ, quả các loại 55 tấn/ngày, thực phẩm tươi sống 17 tấn/ngày, hàng khô các loại 13 tấn/ngày, hàng vật tư y tế và các hàng thiết yếu khác khoảng 10 tấn/ngày. Nhìn chung, tình hình giá cả thị trường tại địa bàn các huyện, thị xã và TP Vinh cơ bản ổn định.
Vì vậy, cơ bản tình hình thị trường tại các tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu người dân, không có hiện tượng giá tăng đột biến gây bất ổn thị trường.
Trong ngày 25/8/2021, tại các địa phương cơ bản tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường ổn định, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phòng chống dịch đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và hưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng hay tăng giá bất hợp lý đối với các mặt hàng thiết yếu.
Các mặt hàng thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh ổn định. Mặt hàng khẩu trang y tế, thuốc sát trùng, nước rửa tay tương đối dồi dào, không có biến động. Thị trường hàng hóa bình thường, chưa có tình trạng mua bán dự trữ lương thực, thực phẩm nên giá mặt hàng lương thực, thực phẩm ổn định.
Cũng trong ngày 25/8/2021, Tổ trưởng Tổ công tác miền Bắc và miền Trung Trần Duy Đông tham dự họp trực tuyến do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì về vận chuyển hàng hóa nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông đã phản ánh về thực trạng hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cũng như nguyên, nhiên liệu, vật tư phục vụ sản xuất công-nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn vướng mắc. Đồng thời, đưa ra các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan quản lý tại địa phương và đối với Sở Giao thông vận tải các tỉnh.
Các ý kiến góp ý của đại diện Bộ Công Thương đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao và đưa đầy đủ vào kết luận tại cuộc họp trực tuyến.
Tổng đài 1022 Hà Nội có 300 bác sỹ túc trực tư vấn sức khỏe cho người dân về COVID-19 Dù mới đi vào hoạt động chính thức được 5 ngày, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận hơn 2.000 cuộc gọi, phản ánh của người dân liên quan đến công tác phòng chống dịch. Tất cả những phản ánh đã được ghi nhận, giải đáp hoặc chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, góp phần cùng thành phố từng...