Bánh tráng nhiều vừng “nâng đời” lên OCOP
Sau khi xây dựng gia đình riêng, chị Nguyễn Thị Hà (SN 1985, trú tại tổ 6, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư hệ thống máy để duy trì và phát triển nghề truyền thống làm bánh đa của gia đình.
Sau khi xây dựng gia đình riêng, chị Nguyễn Thị Hà (SN 1985, trú tại tổ 6, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư hệ thống máy để duy trì và phát triển nghề truyền thống làm bánh đa của gia đình. Cơ sở làm bánh của chị đã hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Chị Hoa cho biết: Chị đã làm bánh đa 12 năm nay, lúc đầu bánh được làm từ bếp củi, sau đó thì chuyển sang bếp điện. Hiện tại, chị đã đầu tư hệ thống máy để làm bánh. Do đó, năng xuất và chất lượng của bánh được nâng lên, khách hàng ngày càng ưa chuộng.
Năm 2012, chị đầu tư hệ thống máy làm bánh gồm: Máy xay bột, máy tráng bánh và máy nướng bánh. Năm đầu tiên mới dùng máy, do chưa quen nên bánh bị hỏng nhiều, sau đó quá trình làm bánh rồi tìm hiểu, rút ra kinh nghiệm dần. Hiện nay, dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành ổn định.
“Mẹ đẻ tôi có nghề làm bánh tráng nên lúc ở nhà bố mẹ tôi có học làm làm bánh. Đến khi lấy chồng rồi tôi cũng rất mê làm bánh, may mắn lại được chồng ủng hộ nên tôi vay vốn đầu tư hệ thống máy để làm bánh đa” – chị Hà chia sẻ.
Những chiếc bánh đa được phủ kín vừng đen được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: N.D
Để đủ lượng hàng cung cấp ra thị trường, mỗi ngày cơ sở của chị làm từ 2,5 – 3 tạ gạo. Mỗi tạ gạo phải bỏ từ 20 – 25 kg vừng tùy vào loại bánh khách đặt.
Nguyên liệu làm bánh đa gồm: Gạo tẻ, vừng đen, muối. Gạo dùng để làm bánh là gạo khang dân. Vừng cũng được chọn loại ngon nhất.
Với nghề sản xuất bánh này, mỗi tháng mang lại thu nhập cho chị Hà gần 10 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà cơ sở làm bánh đa của chị hiện tạo công ăn việc làm cho 3 lao động địa phương.
Để làm bánh, gạo được ngâm nước trong một đêm, đến sáng hôm sau đem rửa rồi xay bột. Vừng để làm bánh cũng được chọn loại vừng ngon nhất, sau đó ngâm đãi hạt lép, rửa sạch sau đó để khô nước rồi trộn vào bột để làm bánh. Cuối cùng nêm một ít muối vào bột để tiến hành tráng bánh.
Để bánh được đẹp mắt hơn, bánh sau khi ra khỏi khuôn mỗi chiếc bánh được rắc thêm một lớp vừng đen bên ngoài. Khi nướng lên, bánh giòn, có vị bùi của gạo, vị thơm của vừng và đậm đà của muối và gia vị.
Hiện bánh của cơ sở chị Hà không chỉ có mặt ở hầu hết các quán ăn, chợ tại địa bàn Cẩm Xuyên và vùng lân cận mà còn được khách các tỉnh khác đặt hàng.
Video đang HOT
“Tôi làm bánh vì đam mê, nhưng từ khi con trai tôi phát hiện bị ung thư máu, tôi càng phải cố làm thêm một chút để có thêm tiền chữa bệnh cho con” – chị Hà nói.
Chồng chị Hà làm nghề cơ khí, những lúc rảnh việc lại phụ giúp chị làm bánh, đi giao hàng.
Mỗi ngày, cơ sở của chị sản xuất ra hàng vạn chiếc bánh đa lớn nhỏ, tùy nhu cầu của khách mà chị cung ứng bánh đa (chưa nướng) hay bánh đã nướng. Khi có nhu cầu, khách hàng gọi điện báo số lượng và chị đưa bánh đến tận nơi giao.
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Hoàng Văn Chương – Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: Đây là một hộ gia đình sản xuất có hiệu quả tại địa phương, sản phẩm được làm bằng máy. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt, không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn được tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Hiện chúng tôi đang xây dựng hồ sơ để đưa bánh đa của cơ sở chị Hà làm sản phẩm OCOP của địa phương.
Theo Danviet
Hà Tĩnh: Làm loại bánh nhiều vừng, ai ăn cũng khen nức nở
Sau khi xây dựng gia đình riêng, chị Nguyễn Thị Hà (sn 1985, trú tại tổ 6, Thị Trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư hệ thống máy móc để duy trì và phát triển nghề truyền thống làm bánh đa của gia đình.
Cơ sở làm bánh của chị đã hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho gai đình.
Những ngày nắng này, cơ sở làm bánh đa của gia đình chị Hà đang vận hành hết công suất để sản xuất bánh. Những dãy dàn phơi được phủ kín những phên bánh đa.
Bánh sau khi tráng sẽ được phơi nắng. Ảnh: N. Duyên.
Chị Hoa cho biết: Chị đã làm bánh đa 12 năm nay, lúc đầu bánh được làm từ bếp củi, sau đó thì chuyển sang bếp điện. Hiện tại, chị đã đầu tư hệ thống máy móc để làm bánh. Do đó, năng xuất và chất lượng của bánh được nâng lên, khách hàng ngày càng ưa chuộng.
Năm 2012, chị đầu tư hện thống máy làm bánh gồm: máy xay bột, máy tráng bánh và máy nướng bánh. Năm đầu tiên mới dùng máy, do chưa quen nên bánh bị hỏng nhiều, sau đó quá trình làm bánh rồi tìm hiểu, rút ra kinh nghiệm dần. Hiện nay, dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành ổn định.
Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ, làm sạch trước khi làm bánh. Ảnh: N. Duyên.
"Mẹ đẻ tôi có nghề làm bánh tráng nên lúc ở nhà bố mẹ tôi có học làm làm bánh. Đến khi lấy chồng rồi tôi cũng rất mê làm bánh, may mắn lại được chồng ủng hộ nên tôi vay vốn đầu tư hệ thống máy móc để làm bánh đa" - chị Hà chia sẻ.
Để đủ lượng hàng cung cấp ra thị trường, mỗi ngày cơ sở của chị làm từ 2,5 - 3 tạ gạo. Mỗi tạ gạo phải bỏ từ 20 - 25 kg vừng tùy vào loại bánh khách đặt.
Nguyên liệu làm bánh đa gồm: gạo tẻ, vừng đen, muối. Gạo dùng để làm bánh là gạo khang dân. Vừng cũng được chọn loại ngon nhất.
quá trình tráng bánh được làm bằng máy. Ảnh: N. Duyên.
Việc sản xuất bánh phụ thuộc vào thời tiết nên chỉ làm được trong những ngày nắng ráo để phơi bánh. Do dó, những ngày thời tiết thuận lợi là hệ thống máy và những người làm ở đây hoạt động hết công suất. Chị đã đầu tư làm hệ thống dàn phơi cách mặt đất 1m để đảm bảo vệ sinh, toàn bộ nước thải được đẩy vào bể bioga.
Với nghề sản xuất bánh này, mỗi tháng mang lại thu nhập cho chị Hà gần 10 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà cơ sở làm bánh đa của chị hiện tạo công ăn việc làm cho 3 lao động địa phương.
Để làm bánh, gạo được ngâm nước trong một đêm, đến sáng hôm sau đem rửa rồi xay bột. Vừng để làm bánh cũng được chọn loại vừng ngon nhất, sau đó ngâm đãi hạt lép, rửa sạch sau đó để khô nước rồi trộn vào bột để làm bánh. Cuối cùng nêm một ít muối vào bột để tiến hành tráng bánh.
Bánh được làm bằng máy nên mẫu mã, chất lượng được đảm bảo hơn. Ảnh: N. Duyên.
Để bánh được đẹp mắt hơn, bánh sau khi ra khỏi khôn mỗi chiếc bánh được rắc thêm một lớp vừng đen bên ngoài. Khi nướng lên, bánh giòn, có vị bùi của gạo, vị thơm của vừng và đậm đà của muối và gia vị.
Bánh sau khi tráng, sẽ được đem phơi dưới ánh nắng, khi bánh bắt đầu khô thì được đưa vào ủ mát. Sau đó tiến hành nướng bánh.
Bánh đa được rắc thêm vừng để thơm ngon hơn. Ảnh: N. Duyên.
Cơ sở chị sản xuất hai kích cỡ bánh là loại bánh to và bánh nhỏ.
Hiện bánh của cơ sở chị Hà không chỉ có mặt ở hầu hết các quán ăn, chợ tại địa bàn Cẩm Xuyên và vùng lân cận mà còn được khách các tỉnh khác đặt hàng.
"Tôi làm bánh vì đam mê, nhưng từ khi con trai tôi phát hiện bị ung thư máu, tôi càng phải cố làm thêm một chút để có thêm tiền chữa bệnh cho con" - chị Hà nói.
Chồng chị Hà làm nghề cơ khí, những lúc rảnh việc lại phụ giúp chị làm bánh, đi giao hàng.
Bánh đa được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Ảnh: N. Duyên.
Mỗi ngày, cơ sở của chị sản xuất ra hàng vạn chiếc bánh đa lớn nhỏ, tùy nhu cầu của khách mà chị cung ứng bánh da (chưa nướng) hay bánh đã nướng. Khi có nhu cầu, khách hàng gọi điện báo số lượng và chị đưa bánh đến tận nơi giao.
Những chiếc bánh đa được phủ kín vừng đen được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: N. Duyên.
Trao đổi với DANVIET.VN, ông Hoàng Văn Chương - Chủ tịch UBND Thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: Đây là một hộ gia đình sản xuất có hiệu quả tại địa phương, sản phẩm được làm bằng máy móc. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt, không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn được tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Hiện chúng tôi đang xây dựng hồ sơ để đưa bánh đa của cơ sở chị Hà làm sản phẩm OCOP của địa phương.
Theo Danviet
"Bão" đặc sản vùng miền cả nước sẽ "đổ bộ" về Thủ đô Từ ngày 8 - 10/11, sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) và các đặc sản vùng miền trên cả nước sẽ quy tụ tại siêu thị BigC Thăng Long trong chương trình kết nối do Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức. Sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên cả nước sẽ quy tụ tại Thủ đô. Ảnh: H.L Chi...