Bánh tráng cá cơm Kon Tum đặc sản lạ miệng của vùng cao nguyên nắng gió
Du lịch Kon Tum, và thưởng thức món bánh tráng cá cơm nức tiếng xứ cao nguyên đầy nắng và gió, sẽ là trải nghiệm khó quên cho du khách. Hương vị độc lạ và sự kết hợp nguyên liệu thú vị, tạo nên một món ăn chơi nức tiếng xứ này.
Đến với phố núi Kon Tum, bên cạnh các đặc sản như gỏi lá, gà nướng cơm lam, thịt heo rừng thì du khách không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món bánh tráng cá cơm nổi danh tại đây. Không biết từ bao giờ, món ăn dân dã này được được người dân tại làng chài ven sông Sê San, coi là một món ăn không thể thiếu trong những cuộc vui và trở thành đặc sản không thể thiếu để dành tặng những du khách phương xa. Thưởng thức bánh tráng ca cơm thơm, giòn bên sông Sê San lộng gió, trong tình người mênh mông là trải nghiệm du khách khó có thể quên khi đặt chân đến xứ cao nguyên này.
Bánh tráng cá cơm, đặc sản nức tiếng xứ cao nguyên Kon Tum
Du lịch Kon Tum thưởng thức món bánh tráng cá cơm lạ miệng hấp dẫn
Bánh tráng cá cơm Kon Tum đầu tiên được làm chỉ để phục vụ nhu cầu của người dân làng chài vên sông Sê San khi nguồn cá cơm dồi dào. Dần dần món ăn này trở thành một đặc sản hấp dẫn khi du khách phương xa tìm đến thưởng thức và truyền tai nhau về một thức bánh thơm ngon, hiếm có của phố núi.
Bánh tráng cá cơm là món đặc sản nổi danh của làng chài ven sông Sê San
Để tạo ra những chiếc bánh tráng cá cơm thơm ngon, đậm vị, người ta sẽ cần thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên những con cá cơm được đánh bắt từ dòng Sê San sẽ được đem đi rửa thật sạch sau đó cho vào rổ để cho thật ráo nước. Cá sau đó sẽ được mang đi tẩm ướp gia vị bao gồm đường, bột ngọt, ớt, hành, rồi trộn thật đều tay.
Video đang HOT
Bánh tráng cá cơm được tẩm ướp sẵn gia vị
Khi cá đã thấm gia vị người ta sẽ mang cá xếp lên những chiếc bánh tráng, tỉ lệ cá và bánh thường sẽ là 1 ký cá cơm thì làm được khoảng 7 chiếc bánh tráng, cá xếp trên bánh không quá dày và cũng không quá mỏng. Khi đã xếp cá xong thì sẽ đến công đoạn phơi cá, người ta sẽ mang những chiếc bánh tráng mới làm phơi trên những giàn cao đầy nắng cho đến khi bánh và cá thật khô thì sẽ mang vào cất ở nơi khô ráo. Khi nào muốn ăn thì chỉ việc lấy bánh tráng cá cơm ra và chế biến.
Để tạo ra những chiếc bánh tráng cá cơm thơm ngon cần qua khá nhiều công đoạn
Bánh tráng cá cơm khi được làm đã có tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị nên khi ăn chỉ cần đem nướng dưới than vài phút hoặc cho vào chảo chiên giòn vàng lên là đã có một món ăn hấp dẫn để thưởng thức. Đàn ông xứ cao nguyên Kon Tum coi món bánh tráng cá cơm này là một mồi nhậu ” cực bén” không gì sánh bằng cho những cuộc hội họp.
Bánh sau khi phơi xong sẽ mang đi cất ở nơi khô ráo
Nếu như có cơ hội du lịch Kon Tum, vào những buổi chiều êm ả bên dòng Sê San, dưới ánh đèn leo lắt bên mâm cơm đầy ắp những đặc sản của núi rừng với nồi lẩu cá rau nhút, cơm rang, cá rô phi đá và đặc biệt là món bánh tráng cá cơm hết xẩy thì không thú nào bằng.
Miếng bánh tráng cá cơm đậm đầm thớm nức mũi sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên
Những con cá cơm vàng và giòn rụm nằm gọn gàng trên những chiếc bánh. Mùi thơm của cá hòa quyện với gia vị dậy mùi kết sẽ khiến du khách muốn bẻ ngay một miếng chấm cùng tương ớt và suýt xoa trong cái vị thơm ngon quá đặc biệt của món ăn. Bánh tráng giòn giòn, cá cơm mặn mòi, ngòn ngọt, dai dai và vị cay nồng của ớt sẽ khiến vị giác của du khách trỗi dậy và muốn đắm chìm mãi trong cái hương vị ngọt ngào này.
Theo Thể Thao Việt Nam
Nồi cá kho làng Vũ Đại có gì mà khiến bao người "nao lòng" đến thế !
Nếu đã từng có cơ hội nếm thử nồi cá kho làng Vũ Đại một lần, hẳn là bất kỳ ai cũng phải "xao xuyến" khi nghĩ tới. Từng khúc cá kho thoảng vị riềng, chanh, gừng, nước cốt cua đồng khiến bao người nghĩ đến bữa cơm đoàn viên trong ngày Tết đến.
Đặc sản nức tiếng của vùng đất chiêm trũng:
Thứ quan trọng tạo nên nét đặc trưng của món cá kho làng Vũ Đại bao gồm: cá trắm đen, niêu đất và củi nhãn. Anh Nguyễn Bá Toàn, chủ một cơ sở sản xuất cá kho truyền thống cho biết: "Cá trắm đen là nguyên liệu chính để chế biến món cá kho làng Vũ Đại. Trước đây, cá kho được nấu từ nguyên liệu sẵn có của địa phương. Ngày nay, chúng tôi mua cá từ nhiều vùng khác nhau nhưng nhất thiết phải là cá trắm đen. Đặc biệt, để niêu cá kho ngon đúng vị, người làm bếp phải chọn lựa kỹ những con cá thon dài, bụng bé, nặng từ 3-12kg. Nếu cá chưa đạt 3kg, thịt sẽ nhão, còn to quá thịt lại xơ và mất chất dinh dưỡng".
Niêu đất được sử dụng làm nồi kho cá vì có thể giữ được nhiệt lâu, niêu càng già lửa, cá càng thơm ngon hơn. Thường, anh Toàn đặt mua niêu đất từ các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,... Niêu đất có kích thước to nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào số lượng cá trắm đen khách đặt mua.
Để nồi cá giữ được hương vị đặc trưng, dân làng Vũ Đại kho cá bằng củi nhãn với vỏ chấu. Khi đốt củi nhãn, ngọn lửa sẽ đượm, đều và tỏa ra hương thơm khiến mùi đất nung biến mất. Bên cạnh đó, làng Vũ Đại có rất nhiều củi nhãn. Vì vậy, dân làng đã tận dụng củi nhãn làm nhiên liệu kho cá.
Món ăn được tạo từ 10 loại gia vị đồng quê:
Hiện nay, món cá trắm đen kho đã có mặt tại nhiều địa phương song, cá kho làng Vũ Đại có vị rất riêng, thịt cá thơm ngon và không có mùi tanh. "Có một niêu cá kho đúng chuẩn, chúng tôi phải nêm nếm đủ các loại gia vị đồng quê: riềng, nước cốt chanh, ớt, gừng, hành khô, nước dừa, nước cốt cua đồng, nước mắm, mì chính và hạt tiêu. Chỉ cần thiếu 1 trong 10 loại gia vị trên, niêu cá kho đã không mang hương vị vốn có của nó", anh Toàn nói.
Tẩm ướt với 10 loại gia vị đồng quê, cá trắm đen được đưa vào niêu đất. Dưới đáy niêu, anh Toàn dải một lớp riềng thái miếng, phía trên là riềng giã nhỏ. Sau đó, anh đặt niêu cá lên bếp củi, kho suốt 16 tiếng. Trong quá trình đó, niêu cá cạn nước sẽ cần châm thêm nước đun sôi, tránh trường hợp cá bị cháy đen.
Cá kho "chính hiệu" làng Vũ Đại chín phải có màu nâu cánh gián và thoảng vị riềng, chanh, gừng, nước cốt cua đồng,... Đặc biệt, cá không có mùi tanh, thịt chắc, xương cá nhừ.
Một niêu cá kho làng Vũ Đại có giá dao động từ 500 nghìn -1 triệu đồng/niêu, tùy thuộc vào cân nặng của cá trắm đen. "Chúng tôi đang hướng tới một sản phẩm mới để những người thu nhập tầm trung có thể thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại. Đó là một niêu cá kho chỉ nặng 0,5kg với giá 240 nghìn đồng", anh Toàn cho hay.
Theo Iunauan
Nhìn cứ tưởng món ăn VN nhưng là đặc sản nức tiếng và kỳ công của người Malaysia Món ăn này hiện đang gây chú ý trên toàn thế giới, thoạt nhìn qua, nhiều người cứ ngỡ là món bánh ú, bánh gói của người Việt, nhưng hóa ra không phải, đây thực ra là đặc sản nức tiếng của người Malaysia. Nguồn gốc Ketupat là món ngon truyền thống của người Malaysia, nó có 2 loại là Ketupat nasi hình...