Bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn là một trong những đặc sản nổi tiếng của đất Trà Vinh. Trà Cuôn là tên địa phương của nơi gói thứ bánh tét bán quanh năm ấy.
Thợ gói bánh tét ở Trà Cuôn đa phần là người Khơ-me sinh sống nơi đây. Bà Chín Di, thợ lâu năm trong nghề gói bánh tét Trà Cuôn cho biết.
“Bánh, nguyên liệu gồm thịt nè, thịt nạc lưng nè, với mỡ heo, với hột vịt muối, với đậu xanh, với nếp Thái đó. Nếp mua ở bên miệt trên đó, người ta chở qua giao cho mình. Chứ xứ ở đây không có làm nếp được”.
Phần nhưn để gói bánh cũng qua nhiều công đoạn, bà Dinh, thợ gói bánh tét ở Trà Cuôn kể.
“Đậu xanh nấu xong rồi múc ra xửng, để đường với dầu ăn đồ vô, rồi nguội rồi mới vắt như vậy nè… Muối, đường, bột ngọt, củ hành đồ vô, ướp củ tỏi đồ vô. Bữa nay ướp để trong tủ lạnh đó rồi mai đem ra làm nó mới thấm”.
Nhưn bánh tét có màu vàng của đậu xanh, nâu của thịt, trắng của mỡ, đỏ của hột vịt muối. Cái khâu gói, cột dây cũng ảnh hưởng rất lớn tới độ chín và dẻo của đòn bánh. Nếu gói lỏng quá bánh sẽ nhão, còn chặt quá bánh sẽ sượng ăn mất ngon. Khác với nhiều nơi thường dùng nếp được ngâm nước trước khi gói, bánh tét Trà Cuôn được gói bằng nếp khô. Bà Chín Di nói.
“Bảy tiếng mới chín. Tại mình gói nếp khô. Bánh này nếp mình không có ngâm. Vo ráo rồi mình trộn nguyên liệu gói à, chứ không có ngâm, bởi vậy nấu hơi lâu đó”.
Một lò nấu bánh tét ở Trà Cuôn đưa ra thị trường từ 300 đến 500 đòn bánh tét mỗi ngày. Vào dịp tết cổ truyền, sản lượng bánh tét tăng gấp đôi. Bà Chín Di nói rằng bánh tét Trà Cuôn cũng chạy theo thị hiếu khách hàng.
“Ở bên mình thì đặc sản là cái bánh thịt hột vịt muối. Với bây giờ ra những cái bánh ngũ sắc đó. Bánh ngũ sắc gồm màu cẩm, màu gấc với màu lá bồ ngót vốn thiên nhiên của mình. Hiện nay là khách ưa chuộng những cái bánh đó”.
Nhờ khéo gói nên bánh tét Trà Cuôn có thể bảo quản được lâu, có thể để dành ăn dần cả tuần lễ. Theo cư dân địa phương, bánh tét Trà Cuôn sở dĩ có hương vị riêng vì được lai tạo theo khẩu vị dung hòa của người Khơ me, người Việt và người Hoa đang cùng sinh sống trên đất Trà Vinh.
Theo VOA
Ao bà Om chuẩn bị vào Lễ hội Ok om bok
Ao bà Om là một trong những trung tâm chính của lễ hội Ok om bok hàng năm ở tỉnh Trà Vinh.
Hoạt động giao lưu thể thao giữa cộng đồng người Khơ me trong tỉnh cũng diễn ra quanh khu ao bà Om vào mùa lễ hội cúng trăng rằm tháng mười âm lịch.
Đây là ao bà Om, một hồ thủy lợi cổ ở tỉnh Trà Vinh, được cộng đồng cư dân địa phương đào đắp thủ công từ nhiều thế kỷ trước nhằm tích trữ nước mưa, đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, canh tác nông nghiệp của người dân trên một vùng đất giồng cát rộng lớn chung quanh.
Ông Kim Ngọc Sơn, đội trưởng Đội thông tin lưu động ở địa phương cho biết.
"Nếu mà thường thường ở chỗ khác lại, người ta kêu bằng ao vuông. Tại nó vuông đó. Còn cái gốc nó là ao bà Om, tại vì ngày xưa cái bà này cũng như bà là trưởng cái cái đội cái nhóm của bên nữ vậy đó. Bà tên là bà Om".
Bà Om là tên của người đứng đầu nhóm đại diện bên nữ tham gia đào ao. Ngày trước cảnh vật khác nhiều, ông Sơn nói tiếp.
"Hồi lúc đó chưa có cải biên lại là có mấy cái rễ cây đẹp lắm. Rễ cây nó có những cái móng, móng vậy đó... Rễ nó bị lấp lại, vì tại đất người ta thảy lên đó, lấp lại. Ngày xưa nó cũng cao vậy nè, cái người ta trồng. Trồng cái nước chảy lần lần xói mòn cái lòi cái rễ lên, đẹp lắm... Lúc trước đó, bên sở văn hóa tính làm cái cống để thông vô, nhưng mà vậy thì nó không còn thiên nhiên nữa".
Tuần lễ đầu tháng mười âm lịch, khu vực ao bà Om được chính quyền chuẩn bị cho các hoạt động lễ hội Ok om bok. Theo phong tục cổ truyền, cứ vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, khi con trăng tròn đầy, đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ lại long trọng tổ chức lễ Ok om bok, còn gọi là lễ cúng trăng.
Ông Kim Ngọc Sơn cho biết.
"Cái lễ này cũng như là cái mùa của người ta xong, cái mùa thu hoạch của người ta đó, rồi cái người ta tổ chức người ta cúng trăng để đền ơn vị thần mặt trăng. Cái lễ hội thì cái này cũng lớn. Ok om bok mà, cũng lớn...".
Người dân không phân biệt sắc tộc hay tìm đến đây để chung vui lễ Ok om bok. Em Hoàng Long nhận xét.
"Dạ năm rồi thì người ta xuống chơi ít hơn. Năm nay có vẻ như có nhiều người... Có nhiều người tỉnh khác lại hơn".
Theo VOA
Tới 'thành phố vườn' Augusta vào mùa Golf Master Thành phố Augusta của bang Georgia là thành phố lớn thứ nhì của bang, cách thủ phủ Atlanta khoảng 150 dặm về phía đông (khoảng 3 giờ đi xe). Đây cũng là thành phố lâu đời đứng thứ nhì ở Georgia, được thành lập vào năm 1736, đặt theo tên công nương Augusta - vợ của hoàng tử xứ Wales, Frederick Louis. Trong...