Bánh tét chùm ngây – Tài hoa của người Cồn Sơn
Bánh tét chùm ngây là món ăn lạ miệng đang chinh phục rất nhiều thực khách khi tham quan Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ). Những khoanh bánh tét ngon, bổ, chất chứa tài hoa của người dân xứ cồn.
Bánh tét chùm ngây.
Nghĩ ra cách làm bánh kết hợp với thảo dược chùm ngây là chị Lê Thị Bé Bảy, một nghệ nhân bánh dân gian tuổi đời còn khá trẻ. Trước đó, chị đã thành công với bánh tét nhân vị sâm, được thị trường đón nhận.
Cồn Sơn vốn có rất nhiều cây chùm ngây, thân to bằng ôm tay người lớn. Bà con thỉnh thoảng hái vào nấu canh hoặc xay nước tạo màu cho thực phẩm. Chị Bé Bảy nhìn thấy tài nguyên này và nghĩ đến việc dùng gói bánh tét, vừa tận dụng “cây nhà lá vườn”, vừa gia tăng giá trị cho đòn bánh tét truyền thống.
Để làm bánh tét chùm ngây phải mất nhiều công đoạn, thời gian. Bột chùm ngây dùng gói bánh do một cơ sở cung cấp cho bà con Cồn Sơn, đã được tách nhẫn nên không còn vị đăng đắng đặc trưng. Nếp sau khi được rút sẽ được trộn với bột chùm ngây tỷ lệ phù hợp để có màu xanh đẹp mắt. Nếu như gói bánh tét thông thường, nếp chỉ cần rút sạch rồi trộn với nước cốt hoặc xào nếp chín một phần nhưng bánh tét chùm ngây thì đòi hỏi người làm phải hấp chín phần nếp. “Bánh tét chùm ngây phải hấp chứ không nấu. Cách làm này để giữ hương vị và dưỡng chất của chùm ngây”, chị Lê Thị Bé Bảy cho biết.
Video đang HOT
Nếp trộn bột chùm ngây sau khi hấp chín thì sẽ được nêm nếm lần nữa, bổ sung thêm nước cốt dừa là đã có thể gói bánh. Bánh sau khi gói thì được hấp tiếp khoảng 3 giờ thì đã có thể thưởng thức được. Chị Bé Bảy lý giải, do bột chùm ngây chứa dinh dưỡng cao nên tốt nhất là làm nhưn ngọt, nghĩa là nhưn chuối hoặc nhưn đậu xanh. Bánh tét chùm ngây vì vậy rất phù hợp cho người ăn chay và những ai cần bồi bổ cơ thể.
Khi nấu chín, bánh tét chùm ngây có màu xanh bắt mắt và mùi thơm đặc trưng. Bánh ăn không thấy đăng đắng như thường ăn canh chùm ngây mà lại ngọt, thơm. Bánh tét chùm ngây được du khách rất yêu thích, ăn tại chỗ và mua về làm quà rất nhiều. Với giá mỗi đòn bánh khoảng 100.000 đồng, bánh tét chùm ngây dễ dàng đến với tay du khách.
Chị Lê Thị Bé Bảy chia sẻ thêm, khi làm bánh tét từ chùm ngây, điều chị tâm huyết là mong muốn tôn vinh sản vật địa phương và phát huy sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thủy. Từ đó, tất cả tạo thành một khối liên kết, cùng nhau giới thiệu với du khách đặc sản quê hương. Đó cũng là mong muốn của người Cồn Sơn, thu hút du khách bằng tài hoa và sự dân dã.
Bánh trứng kiến món ngon nhớ lâu!
Cao Bằng gạo trắng nước trong/Ai đi lên đó là không muốn về... Không muốn về không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn vì những món ăn đặc sản quê hương Cách mạng níu chân.
Trứng kiến non
Lên Cao Bằng vào mùa xuân du khách không thể nào không nếm thử bánh trứng kiến - món ăn vô cùng đặc sắc mà chỉ có ở các vùng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Miếng bánh béo ngậy thơm mùi nếp nương, mùi lá vả và đặc biệt là phần nhân làm từ thịt lợn ngon và trứng kiến non tròn mẩy hòa quyện lại với nhau làm nên một món ăn " quyến rũ " lòng người không chỉ về hình thức mà cả hương vị của nó.
Nhân trứng kiến xào thịt lợn
Trải bột ra lá vả
Bánh trứng kiến có nguồn gốc xa xưa từ người Tày mạn Cao Bằng, Bắc Kạn. Cứ tầm tháng 4 đến tháng 5 dương lịch ( mùa Kiến đen rừng đẻ trứng). Phụ nữ Tày khéo lắm, để lấy được mớ trứng kiến non, người ta phải lên mãi trên rừng tìm ổ kiến, Kiến thì có nhiều loại, nhưng chỉ có trứng của loại kiến thân màu nâu, bụng màu đen kích thước to gấp 4-5 lần kiến thường là ăn được. Chúng thường làm tổ trên các loại cây như vầu, nứa hay găng. Trứng kiến thường to bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, thân mẩy và tròn. trứng sau khi rửa sạch sẽ được bắc lên chảo xào chung với một ít thịt lợn băm thì nhân sẽ ngon hơn. Bánh thì được làm từ gạo nếp nương hạt tròn mẩy, gạo nếp ngâm từ 8-10 tiếng và xay thành bột. Lá Vả bọc bột bên ngoài phải chọn lá nhỏ vừa phải, không quá già cũng không quá non, miếng bột trải ra chiếc lá vả mỏng vừa phải, cho nhân trứng kiến vào và hấp cho bánh chín .
Bánh chin cắt ra từng miếng
Miếng bánh thơm ngon, khó quên
Sau khi bánh chín, để cho đẹp mắt người ta sẽ cắt bánh thành những miếng vuông vức bày ra trên đĩa. Miếng bánh chứa đựng tình cảm của người làm ra nó, cũng là nét ẩm thực rất riêng của đồng bào dân tộc. Ngoài bánh trứng kiến người dân nơi đây cũng làm xôi trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến hay nộm trứng kiến
Nem chua Thanh Hóa - Đặc sản quê hương Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng từ lâu bởi vị chua cay thơm ngon đậm đà mà khách thập phương thưởng thức rồi sẽ thèm nhớ. Không chỉ là sản vật của quê hương, nem chua còn góp phần làm phong phú kho tàng ẩm thực dân tộc Việt. Trước kia, nem chua Thanh Hóa chỉ được làm trong các dịp lễ, tết,...