Bánh tẻ làng Chờ Bắc Ninh Thơm thảo hương vị ngày xuân
Vào những ngày Tết, trong mâm cỗ khắp vùng Bắc Bộ không thể thiếu món bánh tẻ. Tuy là loại bánh phổ biến, nhưng bánh tẻ làng Chờ luôn được yêu thích bởi hương vị riêng biệt, thơm ngon.
Bánh tẻ làng Chờ Bắc Ninh – Thơm thảo hương vị ngày xuân
Những chiếc bánh tẻ làng Chờ được gói trong lá dong, chỉ to chừng hai ngón tay nhưng vỏ mỏng, nhân bánh thơm phức. Vị ngậy của thịt, giòn dai của mộc nhĩ, thơm của tiêu và vị bùi, dẻo của lớp vỏ bánh hòa quyện tạo nên hương vị khác biệt.
Bánh tẻ làng Chờ. Ảnh: Báo Văn hóa.
Người dân làng Chờ không biết món bánh này xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết khắp Bắc Ninh, từ hàng quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng đều có mặt bánh tẻ làng Chờ. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết, hiếu hỉ thì bánh tẻ không thể thiếu trên mâm cỗ của mỗi gia đình.
Ảnh: Báo Văn hóa.
Nét đặc trưng của bánh là dẻo chứ không nhão, nát như bánh giò. Bánh vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Video đang HOT
Khuấy bột. Ảnh: Làng nghề Việt.
Để làm ra chiếc bánh tẻ mang hương vị đặc trưng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Gạo làm bánh tẻ phải là loại gạo ngon, được chọn từ giống lúa dài ngày như 203 có độ dẻo dính, được xay xát kỹ, rồi đem ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ mới cho vào xay.
Gói bánh. Ảnh: Làng nghề Việt.
Gạo được cho vào cối xay với tỷ lệ nước nhất định, sao cho bột bánh càng nhỏ càng tốt. Đặc biệt, bột càng nhỏ, bánh làm ra càng mịn, tiếp theo bột bánh sẽ được ngâm trong thời gian 1 đến 3 ngày tùy theo nhiệt độ thời tiết.
Hấp bánh. Ảnh: Làng nghề Việt.
Đến khi bột đạt tiêu chuẩn thì thêm vài thìa cà phê muối và nước khuấy đều, gạn nước lấy phần bột mịn trước khi cho vào khuấy. Lúc đầu khuấy bột dễ vì bột lỏng, đến khi bột bắt đầu cô đặc dần thì người khuấy bột phải dùng hết sức cho bột khô đều. Vất vả là vậy, nhưng người làm bột không được lơ là, bởi chỉ cần bột không chín đều, hoặc cháy là cả mẻ bột sẽ phải đổ bỏ.
Nhân bánh được chọn lọc kỹ càng. Ảnh: VOV.
Cho nhân vào bánh. Ảnh: VOV.
Nguyên liệu để làm nhân bánh tẻ rất đơn giản, gồm thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, bì luộc thái hạt lựu. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi băm nhỏ, hành củ xắt mỏng, thêm gia vị đi kèm rồi xào chín.
Lá dong gói bánh. Ảnh: VOV.
Bánh được gói bằng lá dong. Lá được rửa nhiều lần với nước, để ráo rồi lau khô. Sau khi cho nhân vào trong vỏ bánh, người ta lót thêm 1 chiếc lá dong và gói lại để lá không bị rách trong khi luộc. Chiếc bánh hoàn chỉnh có hai đầu thuôn dài, phần giữa gồ lên giống cái răng bừa.
Luộc bánh. Ảnh: VOV.
Khâu luộc bánh cũng đóng vai trò quan trọng, nếu để lửa to, bánh sẽ bị nhừ, nhão; nếu không đủ lửa, bánh chín không đều. Bánh đạt chuẩn phải là bánh có màu trong pha chút xanh của lá, bóng đẹp, vị giòn ngon, nhân dậy mùi thơm.
Bánh thành phẩm. Ảnh: VOV.
Bánh tẻ làng Chờ ngon nhất khi ăn nóng. Miếng bánh màu ngà vừa mềm dẻo vừa dai giòn lại đậm vị béo của nhân. Để có được hương vị ấy, người làng Chờ đã gửi trọn tấm lòng, hồn cốt của ẩm thực làng quê vào trong đó. Vì thế tuy chỉ là thức quà quê dân dã nhưng đã ăn rồi rất khó quên.
Về Bắc Ninh thưởng thức bánh tẻ làng Chờ
Nhắc đến Bắc Ninh nơi của những lễ hội, hội hè... chính vì thế nên đặc sản Bắc Ninh rất phong phú và đa dạng, bánh tẻ làng Chờ là một trong những món ngon đặc sản nổi tiếng mà ai về Bắc Ninh vào các dịp lễ đều được thưởng thức.
Cùng đặc sản quê hương tìm hiểu về món ngon nổi tiếng này nhá.
Nhắc đến Bắc Ninh nơi của những lễ hội, hội hè... chính vì thế nên đặc sản Bắc Ninh rất phong phú và đa dạng, bánh tẻ làng Chờ là một trong những món ngon đặc sản nổi tiếng mà ai về Bắc Ninh vào các dịp lễ đều được thưởng thức. Cùng đặc sản quê hương tìm hiểu về món ngon nổi tiếng này nhá.
Những ngày lễ tết ở vùng Yên Phong đã đành, nay thì ở hội Lim (Tiên Du), hội Đền Đô (Từ Sơn)... các nhà hàng khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội rồi đến những ngày khánh thành, lễ cưới sang trọng đều thấy có bánh tẻ làng Chờ. Đang lúc rượu ngà ngà các món cao lương ngũ vị cũng đã ngán cả rồi thì thứ bánh tẻ quê mùa vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người thêm tỉnh táo, lại chắc cái dạ thì thật là tuyệt.
Gọi là bánh tẻ làng Chờ là cách gọi dân dã cho dễ nhớ dễ thuộc. Phương ngôn có câu: Ba làng Mịn, bảy làng ChờMột làng Ô Cách chơ vơ giữa đồng.
Chờ là tên gọi chung của 7 làng: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) thuộc tổng Chờ xưa, kết nghĩa với nhau tổ chức ngày hội "thất thôn giao liệt" từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bánh tẻ ngon nhất lại là của các làng Chờ: Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu, Nghiêm Xá. Có lẽ đây là những làng nhiều đồng chiêm cấy được những giống lúa có gạo thơm ngon.
Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, mới bóc bánh ra, dùng con dao bài xắt bánh bày lên đĩa, lúc bấy giờ mọi người cùng thưởng thức. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Tết đến, xuân về rồi. Làng nọ, làng kia "nhất niên, nhất lệ" nối nhau mở hội. Hội làng thì bạn bè cứ đến hẹn lại lên. Xới vật làng Chờ bao giờ cũng nổi tiếng những keo vật hay, miếng vật tài. Chẳng biết cỗ bàn to nhỏ thế nào chứ bánh tẻ vẫn là đầu bảng. Người đến dự được thưởng thức đã đành khi ra về chủ nhân cũng biếu dăm bảy chiếc để làm quà cho cụ già và cho trẻ nhỏ ở nhà.
Bánh Tẻ Bắc Ninh Nhắc đến Bắc Ninh nơi của những lễ hội, hội hè... chính vì thế nên đặc sản Bắc Ninh rất phong phú và đa dạng, bánh tẻ làng Chờ là một trong những món ngon đặc sản nổi tiếng mà ai về Bắc Ninh vào các dịp lễ đều được thưởng thức. Cùng đặc sản quê hương tìm hiểu về món ngon nổi...