Bánh tằm khoai mì miền Tây, món tuổi thơ không thể thiếu
Những chiếc bánh tằm khoai mì – món ăn tuổi thơ đa màu sắc chắc hẳn là tuổi thơ của bao người.
Chiều chiều tan học mà được ba mẹ mua cho món bánh này thì vui phải biết. Những sợi bánh thuôn dài như con tằm chăm chỉ nhả tơ. Với màu sắc bắt mắt. Hương vị thơm bùi, béo ngọt hòa quyện vẫn lưu dấu kỉ niệm xưa.
Bánh tằm khoai mì tuổi thơ
Bánh tằm khoai mì là món ăn tuổi thơ quen thuộc của người dân Nam Bộ. Đồng thời cũng là món ăn tuổi thơ gắn liền với nhiều thế hệ nơi đây. Bánh tằm khoai mì không chỉ ngon ở hương vị. Mà còn rất thu hút bởi màu sắc bắt mắt khiến bất cứ ai cũng khó lòng rời mắt khi bắt gặp chúng trên khắp các ngã đường ở TP.HCM.
Chỉ là một củ khoai mì nhỏ. Nhưng người dân miền Tây lại có thể nghĩ ra nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn. Điều đặc biệt của món ngon từ khoai mì này là ở màu sắc đa dạng. Được sử dụng hoàn toàn từ những nguyên liệu thiên nhiên gồm: màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá nếp cẩm và màu đỏ trái gấc.
Ảnh: internet
Bánh sau khi hấp xong vừa thơm mùi khoai mì. Vừa thoang thoảng hương vị lá dứa, lá cẩm. Sau đó người ta sẽ cắt bánh thành từng sợi vừa vặn. Lăn qua vụn dừa nạo trông rất đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh hơi dai, có vị bùi thơm của khoai mì (củ sắn) và dừa nạo. Kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm của mè rang. Tạo nên một món ăn khiến ai ăn thử một lần đều khó mà quên được.
Nếu thích, bạn cũng có thể rắc thêm một chút muối vừng đường để tăng độ ngon ngọt cho món ăn.
Món bánh của người nhà quê
Vùng Nam bộ vốn có đặc sản khoai mì ngon nức tiếng. Khách đến xứ này được nếm thử sẽ khó lòng quên được.
Món bánh của “người nhà quê” mang trong mình hương vị béo bùi. Ngọt thơm khó cưỡng. Kích thích vị giác, khứu giác và cả thị giác người ăn. Từ thuở còn thơ, món bánh tằm sợi xanh sợi đỏ được gói ghém trong miếng lá chuối mới rọc còn thơm mùi nhựa. Là món ăn sáng, món quà vặt giúp bọn học trò chúng tôi no bụng. Hầu như ở cổng trường hay ngôi chợ nào cũng có vài cô dì bày bán mớ bánh dân dã này trên những mâm, những mẹt tre vô cùng hấp dẫn. Đi ngang qua không thể nhắm mắt làm ngơ.
Món quà của người có tâm
Video đang HOT
Để mẻ bánh tằm đạt chuẩn mềm ngon, thơm ngọt. Liều lượng các loại phụ gia trộn vào bột (nước lá dứa, nước lá cẩm, các chất tạo màu, nước cốt dừa, đường, sữa, va-ni…) phải cân bằng.
Ngoài ra, không cần thêm bất cứ thứ bột nào khác vào khoai. Nếu sành ăn, bạn sẽ nhận ra ngay đâu là mẻ bánh bị pha trộn các loại bột khác như bột năng, bột gạo. Trên các mẹt hàng ngoài chợ hoặc xe đẩy hiện nay, những mẻ bánh tằm hầu hết đều được pha trộn để tăng trọng lượng bánh. Giảm chi phí thì người bán mới có lời nhiều. Những mẻ bánh “thập cẩm” như thế khi ăn sẽ dai, cứng. Không mềm mịn, béo bùi như món bánh nguyên bản.
Ảnh: internet
Để làm ra mẻ bánh tằm, tính từ khâu lột vỏ. Ngâm nước thải độc đến khâu mài khoai. Vắt ráo nước để lấy phần bột. Rồi gạn lọc chỗ nước vừa vắt để lấy phần tinh bột lắng dọng dưới đáy… mất ít nhất nửa ngày trời.
Tại sao phải lấy phần tinh bột?
Là vì dù ít nhưng nó chính là phần tinh túy nhất của mẻ bột. Không có nó, bánh sẽ giảm ít nhiều độ dẻo tự nhiên. Rồi đến khâu đánh tơi bột. Pha trộn với các chất phụ gia xong đem hấp ít nhất nửa tiếng.
Mẻ bánh lấy ra khỏi xửng phải chờ thật nguội. Khô ráo hẳn mới có thể cắt sợi tạo hình. Sau cùng, bạn lăn đều những sợi bánh qua lớp cơm dừa nạo nhuyễn để cơm dừa phủ đều cũng là giúp bánh tơi ra. Không dính chùm vào nhau. Bánh ngon khi được rắc thêm ít mè rang vàng lên thơm lừng và chấm cùng muối mè.
Món bánh dân dã miền Tây được lòng giới trẻ Sài thành
Thế giới ăn vặt của những người trẻ Sài Gòn rất phong phú. Từ Bắc, Trung rồi xuống tận miền Tây, thậm chí là cả nước ngoài, không có món ăn vặt nào mà ta lại không thể tìm thấy ở Sài Gòn. Phổ biến nhất phải kể đến những món bánh dân dã của miền Tây mà chỉ cần bước ra đường là có thể mua được.
Ngon, rẻ, tiện lợi, những món bánh miền Tây đơn sơ giản dị từ lâu đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực người Sài Gòn. Thậm chí đối với nhiều người, dù là dân Sài Gòn chính gốc nhưng tất cả những món bánh đó lại là điều làm nên bầu trời tuổi thơ của chính họ.
Ảnh: Tin tức
Những đứa trẻ con Sài Gòn thời ấy hẳn không bao giờ quên được mấy khúc bánh xanh xanh đỏ đỏ lấm tấm mè, thơm mùi dừa và vị thì béo ngậy. Bánh tằm khoai mì – món ăn tuổi thơ từng là một món quà vặt mà mọi đứa trẻ đều trông ngóng trong cái giỏ đi chợ đầy ắp đồ của mẹ. Ngày nay, bánh vẫn được ưa chuộng không chỉ vì vị ngọt mát của khoai mì hay bùi béo của nước dừa mà còn là bởi những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ được gợi về qua từng sắc màu xanh đỏ của miếng bánh dẻo dai.
Cơm khô ngào đường Món ăn xa xỉ ngày xưa lúc khốn khó bạn còn nhớ không?
Ngày xưa ấy, còn nhớ những ngày trời có nắng to, bữa cơm còn thừa một ít cơm, mẹ thường đem phơi khô để làm nguyên liệu cho món cơm khô ngào đường. Đây là món ăn vặt dễ làm và ít tốn thời gian.
Cơm cháy giòn tan hòa quyện cùng vị ngọt của đường, ngọt thơm làm ta chẳng dừng được.
Cơm thừa sẽ được các mẹ dàn đều ra mẹt rồi hong cho khô.
Tuổi thơ còn nhớ cơm khô ngào đường
Bữa ăn thời nhà nghèo không phải khi nào cũng có cơm dư. Nên sau một thời gian mới đủ cơm khô để ngào thành một mẻ rồi chia nhau ăn. Mẹ mang tất cả cơm khô phơi thêm một nắng cho thật già, thật khô, rồi lấy mỗi lần một ít cho vào chảo rang lên.
Những ngày nắng hè gay gắt, được mẹ giao cho trông chừng lũ chim, nhiều hôm gió thổi nhè nhẹ. Dựa vào gốc cây nhìn vào sân mà mắt ríu lại, giật mình tỉnh dậy thì đã mất đi một góc lúc nào chẳng hay.
Rang gạo phải để lửa nhỏ riu riu và đảo thật đều cho vàng vẹ. Khi cơm rang vàng rộm, giòn bung, hạt gạo nở và mùi thơm bay khắp gian nhà nhỏ. Rồi mẹ đổ cơm ra rá và bảo tôi lấy quạt mo cau quạt cho thật nguội.
Thường thì những hạt cơm được phơi khô sẽ dính vào nhau, nên phơi xong các bà các mẹ phải giã nhẹ tay cho vừa đủ rời hạt.
Mỗi lần nghe nói mẹ sắp làm món cơm khô ngào đường là mấy đứa cả lũ trẻ hàng xóm lại vội vàng phủi tay đầy đất vào quần. Lúc đang chơi rồi chạy vào bếp xem mẹ đảo cơm trên bếp củi nhỏ lửa.
Chúng reo lên thích thú khi thấy hạt cơm nhảy múa trên chảo. Lũ trẻ vừa lấy tay xua khói vừa "bàn bạc" mãi cho đến khi hạt cơm nở bung, căng phồng màu vàng ươm. Tất cả đều háo hức nhìn mẹ đổ nước đường pha sệt để hạt cơm phủ bóng cả chảo mà thèm thuồng. Mẹ đảo đều tay nhanh để chúng không bị cháy đen và vón cục. Đứa nào đứa nấy chăm chú nhìn, nước miếng ứa ra chỉ muốn ăn ngay thôi.
Hương vị khó quên
Cơm khô rang đường râm ran trò chuyện vào những ngày đông là món ăn "rẻ tiền" . Vậy mà lại xa xỉ của tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn. Bởi vì cái thời hạt thóc, hạt gạo quý như ngọc ấy không phải bữa nào lúc nào cũng có cơm thừa.
Để bây giờ vào những ngày đông giá rét, hay những ngày mưa rả rích dài dẵng. Nhìn bầu trời bỗng thấy sống mũi cay cay nhớ thời thơ ấu. Lòng chợt nôn nao thèm một nắm cơm rang đường thuở nào.
Cơm khô rang đường xưa đơn giản chỉ có mỗi đường Những cũng có những lần được thêm chanh, ớt, tỏi dậy mùi thơm tỏa đều căn bếp làm lũ trẻ thèm đến "nhỏ dãi".
Chưa kịp bắc ra cho nguội đã thấy cái rột roạt giòn ngọt vui tai .Từng hạt cơm tan dần trong miệng, có đứa lén nhón một ít mà bị bỏng tay. Nhưng vẫn đưa vào miệng vừa nhai vừa thổi phù phù cho đã.
Rồi anh em chúng tôi lớn dần lên theo năm tháng với đôi chân bước đi nơi phố thị phồn hoa. Má vẫn ở lại mái nhà xưa ấy, vẫn phơi từng nắm gạo đợi các con về cùng nhau "tranh giành".
Bếp lửa ngày xưa ấy, má vẫn ngồi với những chuyện nhỏ đời thường. Để rồi khi rời nhà, tôi ôm chặt keo cơm nguội ngào đường vào lòng như mang theo cả tấm lòng bao la của má qua mọi nơi.
Hành trình trong cuộc sống mang theo ý thức tuổi thơ
Đoạn đường đi dường như trở nên khó bước hơn. Má vẫn còn ở lại nơi thuộc về má với những chiếc nia, rau ốc vườn nhà, còn chúng tôi thì vẫn chưa dừng lại...
Hiện nay, cuộc sống phần nào đã được cải thiện, không còn quá thiếu thốn khó khăn như ngày xưa. Nhưng người dân quê tôi vẫn thích món cơm khô ngào đường, "món ăn huyền thoại".
Chúng tôi xa quê vì cuộc mưu sinh, nhưng cứ mỗi lần về thăm mẹ mẹ vẫn không quên. Không bao giờ mẹ quên cho một gói cơm khô ngào đường vào túi hành trang nhỏ của tôi...
Mỗi lần tôi về quê, má lại mang mớ cơm nguội phơi khô ra ngào đường. Hương vị vẫn như xưa, chỉ khác bên bếp lửa đã thưa vắng bớt những cái đầu chụm vào nhau.
Đâu đó vẫn còn hương vị ngọt ngào của cơm khô ngào đường mẹ nấu.
Món ăn từ khoai mì dân dã mà ngon tuyệt Món ăn từ khoai mì được chế biến thành nhiều món ăn chơi ngon lành, hấp dẫn ở Sài Gòn. Củ khoai mì là tên gọi của người miền Nam, các bạn miền Bắc gọi đây là sắn. Dù bất cứ tên gọi nào thì những món ăn từ khoai mì đều gây sự kích thích vị giác đối với những tín đồ...