Bánh sấy, khoai phồng, nem Kẻ Vẽ
Ngạn ngữ Hà Nội có câu: “Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ”. Kẻ Vẽ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) không chỉ là đất học có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong các triều đại phong kiến mà còn là nơi có nhiều món ăn nổi tiếng Thăng Long – Hà Nội.
Người Hà Nội xưa có câu: “Giò Chèm, nem Vẽ”. Nem Vẽ ở đây chính là nem do dân Kẻ Vẽ làm. Nem Vẽ không giống như nem chua Thanh Hóa mà là nem chạo làm bằng bì lợn sống, mỡ gáy lợn trộn với thính, thêm lá sung. Bì được rửa sạch rồi chần nước sôi cho chín tới để lấy độ giòn, sau đó dùng dao sắc thái thành sợi nhỏ. Mỡ gáy lợn thái hạt lựu rồi trộn tất cả với thính (gạo tẻ đã rang thơm tán bột). Sau đó, người ta bao lá sung rồi gói bằng lá chuối bên ngoài. Thính sẽ làm chín mỡ gáy và bì. Nem ăn kèm với húng Láng hay rau mùi sẽ cho vị béo, bùi, thơm.
Nem Vẽ không giống như nem chua Thanh Hóa mà là nem chạo làm bằng bì lợn sống, mỡ gáy lợn trộn với thính, thêm lá sung
Kẻ Vẽ còn có món bánh khoai phồng, bánh sấy. Xưa có câu: “Thứ nhất bánh cuốn Thanh Trì, thứ nhì khoai phồng làng Vẽ”. Gọi là bánh khoai nhưng dân làng Vẽ không làm bằng bột khoai mà bằng bột nếp cái hoa vàng. Nếp cái hoa vàng sao chín thơm rồi nghiền mịn như bột làm bánh dẻo, sau đó người ta trộn với nước đường nhạt và ủ theo một kỹ thuật riêng, tạo nên những hạt bột nhỏ như hạt lạc, hạt ngô. Khi ăn, người ta cho vào chảo rang khiến những hạt này nở phồng to như củ khoai sọ, nên gọi là bánh khoai. Muốn làm bánh khoai phồng ngon đòi hỏi phải có kinh nghiệm.
Làm bánh sấy cũng rất công phu. Thịt phải là thịt thăn nõn thái to bằng đồng bạc hoa xòe rồi đem ngâm với nước giềng và nước mắm. Khi miếng thịt có màu đậm, người ta lấy dao đập cho miếng thịt bẹt tròn cỡ cái đĩa nhỏ, sau đó đem phơi khô, muốn ăn chỉ việc tẩm với nước đường rồi nướng trên than. Ngoài mùi thơm, bánh sấy còn có đủ vị bùi, béo, cay, ngọt rất đậm miệng.
Độc lạ món sứa 'hạ hỏa', được ví là sashimi phiên bản Việt
Gây ấn tượng với màu sắc bắt mắt, sứa đỏ từ lâu đã trở thành món ăn giải nhiệt được các tín đồ ẩm thực Hà Nội "săn lùng" khi vào hè.
Video đang HOT
Đến hẹn lại lên, cứ khoảng đầu tháng 2 đến tháng 5 âm lịch hàng năm, các tín đồ ẩm thực ở Thủ đô lại háo hức tìm đến những quán vỉa hè quen thuộc để thưởng thức món giải nhiệt "trứ danh" mùa hè. Đó là sứa đỏ.
Sứa đỏ chỉ có theo mùa nhưng ngon nhất là vào khoảng tháng 3 dương lịch. Thời điểm này, một vài gánh hàng rong hay hàng quán vỉa hè lại tất bật chuẩn bị những mâm sứa đỏ đầy ắp với đủ nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn phục vụ thực khách.
Sứa đỏ là món ăn chơi của mùa hè vì có độ thanh mát, giải nhiệt tốt. Ảnh: @myhanoii
Không như sứa trắng vốn được nhiều người biết đến, sứa đỏ chỉ xuất hiện nhiều ở vùng biển Hải Phòng và Nam Định. Sứa Hải Phòng có màu đỏ thẫm, đậm còn sứa có màu đỏ tươi, nhạt hơn được nhập từ Thái Bình.
Sau khi bắt sứa, người ta phải ngâm ngay vào thùng nước pha sẵn rễ hoặc vỏ cây sú vẹt để sứa không bị tan, không có mùi tanh, đồng thời giữ được màu đỏ đẹp mắt.
Sứa đỏ được ngâm trong nước có tinh dầu quất tạo nên mùi thơm nhẹ. Ảnh: Hải Yến Vũ
Tùy theo sở thích, thực khách có thể chọn ăn phần chân hay thân sứa. Những miếng sứa đỏ au được thái thành từng lát vừa ăn, bày biện vào đĩa. Chân sứa thì giòn sần sật còn thân sứa lại mềm như thạch.
Dù không phải món ướp lạnh nhưng khi thưởng thức sứa đỏ, thực khách vẫn cảm nhận được độ thanh mát đến lạ kỳ. Ảnh: Hải Yến Vũ
Không chỉ có màu sắc bắt mắt, món sứa đỏ còn gây thương nhớ bởi hương vị đặc biệt cùng cách ăn độc đáo. Thực khách có thể thưởng thức sứa đỏ với bỗng hoặc gia vị chấm nhưng ngon nhất là ăn kèm mắm tôm.
Mỗi suất sứa đỏ có giá khoảng 30.000 đồng. Ngoài phần sứa đỏ còn có các nguyên liệu ăn cùng là rau thơm (kinh giới, tía tô), đậu nướng nghệ, cùi dừa già và vài lát chanh.
Sứa gần như không có vị. Vị ngon của món ăn này được tạo nên từ sự hòa quyện của các nguyên liệu đi kèm. Ảnh: @trangpinkyy
Khi ăn, thực khách đặt miếng sứa lên lá tía tô, lần lượt thêm cùi dừa thái mỏng và lát đậu nướng, cuộn tròn lại rồi chấm với mắm tôm. Bát mắm tôm nhỏ được vắt thêm chanh, ớt, đánh đều tay cho đến khi bọt nổi lên, dậy mùi thơm.
Miếng sứa đỏ thơm mùi quất, trong như thạch và mọng nước. Cắn một miếng cũng đủ cảm nhận được sự thanh mát lan tỏa khắp khoang miệng. Bởi vậy, nhiều thực khách "nghiện" sứa đỏ thường gọi đây là món ăn "hạ hỏa" hiệu quả trong mùa hè.
Món ăn có màu sắc bắt mắt nên thường được thực khách chụp hình, check-in. Ảnh: Luong Viet Chuong
Sứa đỏ không mùi, không vị nhưng vẫn có độ ngon riêng nhờ hương thơm của rau, cùi dừa kết hợp với vị bùi của đậu nướng nghệ. Vị thanh mát đến lạ lùng của sứa đỏ khiến thực khách hài hước gọi món ăn này là sashimi phiên bản Việt.
Thảo Lan - một thực khách từ Sài Gòn ra Hà Nội lần đầu được ăn sứa đỏ không khỏi thích thú. "Món ăn rất lạ miệng, mềm như thạch mà vẫn cảm giác giống sashimi. Mình không ăn được mắm tôm nên chấm sứa với bỗng. Vốn là người thích các món cuốn, có nhiều nguyên liệu ăn kèm nên mình thấy hài lòng với món sứa đỏ", cô chia sẻ.
"Mình ăn sứa đỏ 4-5 năm rồi. Nếu ai lần đầu thưởng thức hoặc nhạy cảm sẽ thấy sứa hơi tanh, ăn không quen. Tuy nhiên nếu đã thích nghi được mùi vị của món ăn thì chỉ mong đến mùa để được đánh chén. Sứa mềm mịn, mọng nước, không tanh lại có độ thanh mát nên giải nhiệt rất tốt", bạn Quốc Cường bày tỏ.
Đến Hà Nội, thực khách có thể thưởng thức sứa đỏ tại những quán ăn vỉa hè hoặc đơn giản chỉ là gánh hàng rong với dăm ba chiếc ghế. Không gian nhỏ nhưng đủ để bạn cảm nhận được hương vị của món ngon "trứ danh" này.
Bún chả: món đặc sản bình dị của người Hà Nội Nói đến các món ngon Hà Nội, không thể không nhắc tới món bún chả Hà Nội, món ăn được mệnh danh như một thứ "quà" đặc sản mà người Hà Nội đã gửi đến các vùng miền khác của đất nước. Chỉ cần bước chân vào một quán bún chả bất kỳ, khứu giác của bạn ngay lập tức phải làm việc...