Bánh pudding đậu nành
Pudding vị đậu nành lạ miệng, bổ dưỡng, cách làm đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
Nguyên liệu:
- 3/4 chén hạt đậu nành, ngâm trước cho đến khi mềm
- 1,2 lít nước
- 2 cốc sữa hoặc nước cốt dừa
- 1/3 cốc đường (tùy thích)
- 6 miếng gelatine, khoảng 30 gr
Cách làm:
- Ngâm đậu nành trước 4 giờ hoặc cho đến khi đậu mềm. Nếu ngâm qua đêm, hãy cho vào tủ lạnh.
- Cho đậu nành đã ngâm vào máy xay sinh tố rồi thêm nước. Trộn đều. Lấy sữa đậu nành và bỏ bã.
- Ngâm miếng gelatine trong nước lạnh cho đến khi mềm.
Video đang HOT
- Cho sữa đậu nành vào nồi, đun sôi (thỉnh thoảng khuấy đều để không bị dính đáy). Sau đó để lửa nhỏ trong 15 phút. Tắt lửa, đổ sữa hoặc nước cốt dừa vào. Thêm đường và gelatine. Trộn đều cho đến khi gelatine tan hết.
- Lọc và chia thành các thùng chứa. Đặt trong tủ lạnh cho đến khi cứng lại (khoảng 2 đến 4 giờ). Ăn kèm với bột đậu nành để thêm đậm đà.
Các loại thực phẩm thường nhầm lẫn tai hại, chỉ nhìn vẻ ngoài không phân biệt được
Có những loại thực phẩm dù sở hữu vẻ ngoài y hệt nhau nhưng thực chất lại khác xa "một trời một vực".
1. Nấm cóc (toadstool) và nấm thường (mushroom)
Toadstool (nấm cóc) cũng là từ dùng để chỉ các loại nấm, tuy nhiên chúng lại có phần nắp tròn bên trên, thường có độc và không ăn được. Trong khi đó, cây nấm (mushroom) lại có phần nắp hình vòm hơi cong xuống dưới. Ngoài ra, các cây nấm cóc còn được nhận biết bởi màu sắc và hoa văn sặc sỡ của nó.
2. Chuối táo quạ (plantain) và chuối thường (banana)
Chuối táo quạ còn được gọi là chuối tá quạ, chuối mễ. Chúng thường có vỏ màu xanh, cứng và kích thước to hơn chuối bình thường rất nhiều. Đặc biệt khi ăn, người ta thường phải luộc lên. Trong khi đó, trái chuối mà chúng ta hay ăn có vị ngọt, mềm và nhỏ hơn.
3. Mì sợi (noodle) và mì Ý (pasta)
Mì sợi và mì Ý khác nhau chủ yếu do nguyên liệu và cách chế biến. Mì bình thường mà chúng ta hay ăn được làm bằng bột mì, có dạng sợi dài. Trong khi đó, pasta là từ dùng để chỉ chung một loại thực phẩm truyền thống của nước Ý với hơn 310 loại cùng 1.300 tên gọi khác nhau. Trong đó, điển hình nhất là pasta dạng sợi (mì spaghetti, mì Ý) và pasta dạng ống (như nui của Việt Nam).
4. Mứt (jam) và thạch (jelly)
Sự khác biệt lớn nhất giữa mứt và thạch là lượng trái cây được sử dụng ban đầu để làm ra chúng. Thạch được tạo thành bằng cách nghiền nát các loại quả, tuy nhiên lại loại bỏ đi hầu hết phần xác rắn của vỏ, thịt hay hạt quả. Trong khi đó, mứt cũng được tạo thành bởi quá trình tương tự nhưng tất cả mọi nguyên liệu đều được giữ lại, tạo thành độ sánh nhất định.
5. Đào (peach) và đào trơn (nectarines)
Cách để dễ nhận biết 2 loại này là dựa vào lớp vỏ bên ngoài của chúng. Trong khi vỏ quả đào có một lớp phủ mờ, khiến chúng không bao giờ được mịn màng thì đào trơn lại hoàn toàn trái ngược, đúng như cái tên của nó.
6. Tôm thường (shrimp) và tôm thương phẩm (prawns)
Mặc dù có hương vị giống hệt nhau, thế nhưng 2 loại tôm này có những điểm khác biệt nhất định. "Shrimp" thường được người dân Mỹ và nhiều nước khắp thế giới sử dụng phổ biến, là thuật ngữ để chỉ tất cả các loại tôm nói chung, bao gồm cả những loại không ăn được. Trong khi đó, "Prawns" là loại tôm có kích thước lớn hơn với giá trị thương mại cao, thường được sử dụng ở các quốc gia thuộc Vương quốc Anh.
7. Đậu gà (chickpeas) và đậu nành (soybean)
Cả 2 loại đậu đều sở hữu vẻ ngoài khá giống nhau, rất giàu vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đậu nành thường không thể ăn sống, được người ta sử dụng làm ra món sữa. Còn đối với đậu gà, bạn có thể thưởng thức chúng theo nhiều cách khác nhau kể cả ăn sống.
8. Rau mùi (cilantro, coriander) và ngò Tây (parsley)
Với vẻ ngoài khá giống nhau, 2 loại rau này luôn bị nhiều người dân khắp thế giới nhầm lẫn. Rau mùi (ngò ta) đã quá quen thuộc trong ẩm thực Việt, chúng có phần lá khá cong và mùi hăng hơn, thường được sử dụng cả cây. Ngược lại, ngò Tây chỉ có thể ăn phần lá nhọn với mùi bớt nồng hơn loại kia.
9. Kem Ý (Gelato) và kem thường (ice cream)
Đều là kem, tuy nhiên Gelato là món tráng miệng có nguồn gốc từ nước Ý, thường ít béo hơn loại kem bình thường. Để làm Gelato, người ta thường sử dụng ít kem, nhiều sữa, đặc biệt không cần lòng đỏ trứng gà như "ice cream". Ngoài ra, kem Gelato khi ăn sẽ thấy lạnh hơn kem thường rất nhiều.
10. Khoai mỡ (yam) và khoai lang (sweet potatoes)
Trên thực tế, rất nhiều người dân trên thế giới không thể phân biệt nổi 2 loại củ này. Khoai mỡ thường có kích thước lớn hơn, lớp vỏ khá thô cứng và không thể bóc lột dễ dàng trừ khi đem nấu chín. Còn khoai lang thì mang vị ngọt, nhiều tinh bột cùng với lớp vỏ mịn hơn.
11. Bánh Cupcake và bánh Muffin
Cả bánh Cupcake và bánh Muffin đều có kích thước, hình dáng tương tự nhau, được chứa trong một chiếc ly giấy. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy bánh Cupcake thường được trang trí cầu kỳ với các loại kem tươi và topping đầy màu sắc bên trên. Trong khi đó, Muffin trông đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài ra xét về tính chất, Cupcake là bánh bông lan, còn Muffin là dạng bánh mì, tức là chúng sử dụng nguyên liệu khác nhau.
Những loại thực phẩm là "khắc tinh" của thịt lợn, ăn cùng dễ sinh bệnh Khi chế biến thịt lợn, các bà nội trợ nên lưu ý tránh kết hợp cùng các loại nguyên liệu này. Thịt trâu, bò Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kỵ nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do thịt lợn tính hàn, thịt bò tính ôn. Trong...