Bánh ngô của người Mông
Ngô là cây trồng gắn bó với đời sống đồng bào Mông từ bao đời nay. Vì vậy, các món ăn từ ngô cũng là món ngon phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ngoài món mèn mén nổi tiếng thì bánh ngô được người Mông khá ưa chuộng.
Bánh ngô chủ yếu được làm từ ngô nếp, thơm và dẻo. Khi những bắp ngô trên nương vẫn còn sữa, người Mông thu hoạch đem tách hạt rồi cho vào cối đá xay, nghiền thành bột. Bột này được họ cho vào một chiếc túi treo lên cao để ráo nước. Khoảng hai ngày thấy bột ngô trong túi đông lại, họ đem bột đánh tơi rồi cho một lượng nước vừa đủ vào đảo đều, sau đó lăn thành từng chiếc bánh hình tròn giống như bánh rán đem chảo rán vàng.
Nhiều gia đình trộn bột bánh với một ít mật mía, hoặc mật ong để bánh ngọt thơm hơn. Nhiều cô gái Mông còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế của mình bằng cách gói bánh ba cạnh, nặn thành từng bánh nhỏ rồi lấy bẹ của bắp ngô gói bên ngoài sao cho giống hình tam giác sau đó bỏ vào chõ hấp chín. Khi ăn bánh rất dẻo, có mùi vị thơm ngon, là món ăn đặc trưng của người Mông.
Video đang HOT
Vào những ngày đông lạnh giá, đến bản làng vùng cao rồi cùng đồng bào Mông thưởng thức những chiếc bánh ngô dậy mùi mật mía, mật ong quyện với mùi thơm dịu của ngô non, hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên.
Mèn mén, món ăn độc đáo của người Mông
Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần.
Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian.
Nguyên liệu duy nhất làm nên món mèn mén là bột ngô tẻ. Ảnh: Diệu Huyền
Đầu tiên ngô được tách hạt sau đó nhặt bỏ hạt sâu, mốc, chỉ giữ lại những hạt tròn và mẩy nhất. Sau đó số ngô hạt này được mang đi xay. Người Mông vẫn sử dụng những cối xay đá truyền thống nên đây có thể coi là khâu vất vả nhất khi làm mèn mén.
Ngô xay xong được đem sàng để bỏ mày và sạn, sau đó mới bỏ bột vào nia để trộn cùng một chút nước. Lúc này người Mông phải tính toán lượng nước cho vào vừa đủ để bột không bị khô hay quá vón. Bột khô quá sẽ khó chín khi hấp, bột vón quá thì món ăn sẽ bị nát, không ngon. Chính vì vậy, người làm món này thường là người có kinh nghiệm nấu nướng trong gia đình, để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.
Không giống những món ăn khác ở đây, mèn mén được hấp tất cả hai lần. Nồi hấp được sử dụng là một chiếc chảo lớn chứa nước và ở giữa đặt một chõ cao. Bột ngô sau khi đảo với nước sẽ được đặt trong chiếc chõ này.
Người Mông còn hòa mèn mén vào nước phở để ăn cùng tại các phiên chợ. Ảnh: Diệu Huyền.
Thời gian hấp lần đầu tùy thuộc vào từng loại ngô. Nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước trong chảo sôi, hơi bốc nhiều trên miệng chõ là được. Nếu là bột ngô già thì cần thời gian lâu hơn. Sau đó, bột được đổ ra mẹt, đợi bớt nóng sẽ được vò cho tơi. Do đồ lần đầu tiên chưa chín hẳn nên người làm vẫn phải cho thêm một lượng nước vừa đủ và đảo đều tay để bột không bị vón. Khi thấy bột tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai, cũng là lần cuối cùng.
Món mèn mén trộn cơm được rất nhiều người Mông yêu thích vì vị ngọt, bùi, thơm của ngô và vị mềm dẻo của cơm. Tại các phiên chợ, món này còn được hòa vào nước dùng để ăn cùng phở hay mỳ.
Trước đây, người Mông thường chỉ dùng để ăn trong nhà. Tuy nhiên ngày nay, chúng đã được làm nhiều hơn để bán trong các phiên chợ. Do vậy du khách ghé thăm những phiên chợ vùng cao đều có thể tìm mua được món ăn dân dã, đặc trưng nàycủa người Mông.
Bánh gối, bánh rán mặn, bánh chuối ngon ăn ở đâu? Bánh gối, bánh rán mặn, bánh ngô, bánh khoai... là những món bánh đặc biệt hấp dẫn trong mùa lạnh. Những chiếc bánh vàng ươm bắt mắt, thơm ngọt mùi ngô, khoai, chuối hay đậm đà nhân thịt băm khiến nhiều người không thể cầm lòng. BÁNH GỐI - Bánh gối được bán quanh năm ở những quán bán đồ ăn vặt vỉa...