Bánh nẳng lắng đọng hương đồi
Một ngày nắng đẹp, tôi có dịp hành hương về đất Tổ. Ghé vào một gian hàng bán các loại đặc sản của quê hương, cô Nguyễn Thị Kim Lan – chủ quán, cầm những chiếc bánh Nẳng niềm nở mời khách.
Cô giới thiệu, đây là sản phẩm của làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngồi vào quán, tôi vừa thưởng thức món bánh quê vừa được nghe người bán hàng kể chuyện. Câu chuyện cổ tích xưa qua lời kể của cô bán hàng càng làm cho hương vị bánh Nẳng thêm đậm đà, ý nghĩa.
Chuyện kể rằng, vùng quê có cô gái tuổi đã đôi mươi, nhưng chưa có người để ý đến. Một hôm đi làm vườn thấy mệt, cô ngồi tựa gốc cây mà thiếp đi. Trong mơ cô gặp bụt hiện lên truyền dạy: Con lấy các loại cây trên đồi đốt lấy tro rồi ngâm với gạo nếp, sau lấy lá dong gói lại đem luộc kỹ. Bánh chín nhừ chấm với mật mía đem mời dân làng ăn thì sẽ được như ý. Cô gái làm theo, quả nhiên có được chiếc bánh nhỏ xinh, thơm ngon, ai ăn cũng thấy thích. Bánh ban đầu có tên là bánh Nắng vì được làm từ tro của các loại cỏ cây ưa nắng trên đồi. Nhờ hương vị đặc trưng nên bánh Nắng được mọi người gần xa đều biết. Đúng như lời bụt dặn, nhờ chiếc bánh Nắng mà cô gái đã gặp được một chàng trai ưng ý rồi nên duyên vợ chồng. Chiếc bánh Nắng đã trở thành nhịp cầu kết nối hạnh phúc. Về sau, cô gái truyền lại cách làm bánh cho người dân trong làng. Lâu dần bánh Nắng được mọi người gọi chệch đi thành bánh Nẳng.
Bánh Nẳng
Câu chuyện được truyền miệng trong dân gian kết thúc có hậu ngọt ngào như chính hương vị bánh Nẳng đằm sâu trong mật mía sánh mịn. Nhìn chiếc bánh đơn sơ là vậy, nhưng khi hỏi về cách làm bánh mới thấy được sự kỳ công của các bà, các mẹ ở vùng quê trung du đất Tổ. Người làng Dòng phải leo lên trên triền đồi chặt các loại cây như thừng mực, gió rừng, núc nác, cỏ tranh… đem về đốt lấy tro. Nước tro được gạn lọc cẩn thận đem ngâm với gạo nếp. Điều tạo nên màu sắc, hương vị đặc trưng chính là nhờ công đoạn ngâm gạo với nước tro. Để cân đối tỷ lệ gạo, nước phù hợp đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nếu không bánh sẽ bị hăng, màu không đẹp.
Gạo đã được ngâm kỹ vớt ra để ráo nước, sau đó gói gạo trong lá dong tươi. Những chiếc bánh thành phẩm chỉ dài hơn một gang tay được quấn dây cẩn thận. Khi luộc bánh phải đun thật kỹ cho hạt nếp chín nhừ quện vào nhau. Bánh khi bóc ra phải mềm nhuyễn, nhưng vẫn còn hình thon dài của hạt gạo và không dính lá. Màu của bánh phải vàng như mật ong, trong như hổ phách. Khi ăn, thực khách dùng dây buộc cắt thành từng lát hoặc lấy thìa xắn ra từng khúc. Người làng Dòng dùng mật mía nấu sánh chấm với bánh để tạo hương vị đậm đà. Khi ăn, người dùng gắp từng lát bánh lăn qua bát mật mía. Những lát bánh như được đằm mình trong lớp áo màu cánh gián sánh mịn. Thực khách ăn bánh Nẳng phải ăn để thưởng thức được vị thanh mát, ngọt ngào của bánh, cảm nhận hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ của cỏ cây núi đồi.
Người làng Dòng vốn chịu thương chịu khó. Thế nên đất cũng chẳng phụ công người, bồi phù sa cho hạt nếp vàng tròn mẩy. Nắng gió núi đồi cho cây lá thêm xanh tốt. Để rồi qua bàn tay khéo léo của người dân quê, từng nhánh cây ngọn cỏ, từng hạt gạo nếp thơm, từng giọt mật sánh vàng đã hòa quyện vào nhau thành món bánh thơm ngon, hấp dẫn. Món quà quê ấy như chất chứa cả tình đất, tình người nơi thôn quê xóm vắng, trở thành đặc sản quê hương để ai đã từng thưởng thức sẽ mãi nhớ về bánh Nẳng lắng đọng hương đồi quê cha đất Tổ.
Chia sẻ bí quyết muối trứng cút 3 màu thành công ngay lần đầu
Trứng chim cút ngon, dễ ăn nên được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn gia đình quen thuộc. Hơn nữa, kích thước nhỏ của trứng cút sẽ cho phép bạn thỏa sức sáng tạo món ăn, nhất là khi trứng cút được "khoác" lên mình màu vàng rực rỡ hay màu tím dịu dàng.
Nên hay không nên để trứng ở cửa tủ lạnh?
Trứng cút muối nhuộm màu vàng rực rỡ
Trong bài viết này, yeutre.vn sẽ chia sẻ đến bạn cách muối trứng cút 3 màu để dùng dần, đó là: cách muối trứng cút màu tím, màu vàng và cách muối trứng cút chua ngọt.
Nguyên liệu
Cho phần trứng cút muối màu tím
20 quả trứng chim cút
1/2 chén dấm táo
1/2 chén nước
1/2 chén củ cải gọt vỏ
4 muỗng cà phê đường cát
Video đang HOT
1 muỗng cà phê hạt nhục đậu khấu
2 muỗng cà phê muối kosher (loại muối này các đầu bếp chuyên nghiệp thường sử dụng vì nó nhạt và mịn hơn so với muối thông thường)
2 muỗng cà phê gia vị hỗn hợp thảo mộc vị cay
Cho phần trứng cút muối cay
2 chục quả trứng chim cút
1/2 chén giấm gạo
1/4 chén nước
2 muỗng cà phê mật mía
1 muỗng canh hạt tiêu
1 muỗng cà phê ớt
2 lá nguyệt
1 muỗng cà phê bột ớt Chi-lê
2 muỗng cà phê hạt rau mùi khô
1 muỗng cà phê muối
Cho phần trứng cút muối màu vàng
2 chục trứng chim cút
1/2 chén dấm táo
1/2 chén nước
2 muỗng cà phê mật ong
2 muỗng cà phê hạt tiêu
2 muỗng cà phê muối
1 muỗng cà phê bột nghệ
1 muỗng cà phê tiêu
1/4 muỗng cà phê hạt cần tây
1 thanh quế
Các bước thực hiện
Trong phần hướng dẫn thực hiện này, bạn sẽ biết công đoạn để muối trứng cho ra màu vàng rực rỡ. Với các công thức muối trứng cho ra màu tím và trứng muối cay, bạn chỉ cần thực hiện tương tự.
Bước 1: Kiểm tra vỉ trứng sau khi mua về. Nếu thấy trứng nứt vỏ hoặc thối bạn nên bỏ đi. Để có trứng ngon, bạn nên mua trong siêu thị hoặc mua trứng ở những nơi có thương hiệu rõ ràng. Một số người sẽ thích để trứng trong tủ lạnh trước khi muối khoảng 1-2 tuần để sau khi luộc sẽ dễ bóc vỏ hơn. Bạn có thể áp dụng cách này để trứng của bạn không bị lẻm khi bóc vỏ.
Bước 2: Ngâm trứng trong nước ấm vài phút trước khi dùng bàn chải chà rửa sạch vỏ ngoài. Bạn nhớ nhẹ tay để tránh làm trứng bể.
Bước 3: Cho trứng vào nồi nước lạnh và luộc chín. Phần nước chỉ cần vừa ngập mặt trứng là được.
Bước 4: Sau khi trứng chín, bạn thả trứng vào thau nước lạnh và lột vỏ. Nếu muốn lột vỏ dễ hơn, bạn có thể thay nước lạnh bằng nước giấm hoặc nước đá.
Bước 5: Cho trứng đã lột vỏ vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy. Hãy chắc chắn hũ đã được rửa sạch và lau thật khô để tránh làm hỏng trứng trong quá trình muối.
Bước 6: Pha chế dung dịch ngâm trứng: Nếu bạn làm trứng màu vàng: bạn chỉ đơn giản là kết hợp tất cả các thành phần nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào chảo, đun sôi trên lửa vừa. Tiếp tục khuấy hỗn hợp cho tan đều và thêm muối cùng ít đường. Sau khi hỗn hợp sôi, bạn để nguội khoảng 30 phút trước khi rót vào hũ trứng. Nếu làm nước ngâm vị cay: bạn đun sôi nguyên liệu trong một cái chảo và để chúng nguội sau khoảng 30 phút trước khi cho vào hũ trứng.
Bước 7: Sau khi có được dung dịch nước ngâm đúng màu, đúng vị yêu thích, bạn đổ vào ngập hũ trứng đã sắp sẵn trước đó và đậy kín nắp lại. Đặt hũ trứng trong nồi nước nóng khoảng 10 phút, sau đó lắc đều để đảm bảo quả trứng nào cũng được áo một lớp màu thật đẹp.
Bước 8: Cho trứng vào tủ lạnh. Dùng sớm nhất sau 1 ngày ngâm và dùng trong khoảng 1 tuần với trứng muối màu tím; dùng trong khoảng 2 tuần với trứng muối cay. Riêng trứng muối màu vàng phải đợi sau vài ngày ngâm bạn mới có thể dùng được và có thể dùng trong khoảng 1 tháng kể từ lúc ngâm.
Các loại trứng sau khi được muối sẽ thấm màu rất đẹp và ăn rất ngon
Khi ăn, bạn có thể dọn dùng với bánh mì, cơm trắng hoặc dùng cho món salad độc đáo của mình. Chúc bạn thành công!
Sườn non giả cầy đậm đà nóng hổi Thưởng thức cơm nóng với món sườn non giả cầy vừa ngon, vừa đậm đà thế này thì còn gì bằng. Tham khảo cách nấu sườn non giả cầy dưới đây nhé! Nguyên liệu làm giả cầy sườn non 500g sườn non Riềng, sả Mắm tôm, mật mía (hoặc đường nâu) Nước mắm, hạt nêm, mì chính. Cách nấu sườn non giả cầy...