Bánh mỳ Hòa Mã 50 năm ở Sài Gòn
Hương vị khác lạ và cũng không hẳn quá đặc biệt, nhưng tiệm bánh mì này đã lưu giữ trong mình những kỷ niệm về Sài Gòn từ rất nhiều năm qua.
Bạn sẽ không khó để tìm đến tiệm bánh mì nhỏ mang tên Hòa Mã nằm trên đường Cao Thắng, quận 3. Theo lời kể lại của nhiều người thì đây là một trong những nơi bán bánh mì thịt đầu tiên ở Sài Gòn. Chủ nhân của nó là hai vợ chồng người Bắc di cư vào Nam từ trước những năm 50. Bây giờ ông đã mất, bà ngoài 80 tuổi, nhưng tiệm bánh mì vẫn được duy trì bởi con cháu.
Đối với nhiều người, bánh mì là thức ăn nhanh, thích hợp đối với cuộc sống vội vã ở Sài Gòn. Nhưng ở góc bánh mì này, bạn vẫn có thể cảm nhận được sự chậm rãi của thời gian và đôi chút hoài niệm về quá khứ.
Không gian của quán không được bề thế, tấm bảng hiệu đã nhuốm màu nhưng không vì thế mà chất lượng bánh mì mất đi. Hương vị vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu, gây ấn tượng với nhiều thực khách từng đến quán.
Đến đây, thực khách sẽ được bố trí chỗ ngồi dọc theo con hẻm nhỏ với những chiếc ghế nhựa, đôi khi là vài chiếc ghế sắt đặc trưng còn sót lại từ thế kỷ trước. Ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ này giữa lòng thành phố, gọi một phần bánh mì thập cẩm và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị khó tìm ở nơi khác và cảm giác như tách biệt khỏi dòng xe đang tấp nập phía trước.
Một ổ bánh mì thơm ngon là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ chiếc bánh mì, miếng thịt hay đơn giản là cọng rau, miếng ớt. Nhưng điểm nhấn ở quán phải kể đến là phần thập cẩm được chiên trong chiếc chảo nhỏ. Bên trong chảo là đủ thứ nguyên liệu hấp dẫn như trứng gà ốp la, thịt nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa,… Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh tỉ mỉ cùng với ít hành tây và dùng nóng với bánh mì.
Chiếc chảo nhỏ ngút khói dọn ra bắt mắt với màu vàng của trứng, màu nâu của miếng thịt nguội, chả cá. Bên cạnh đó là chén đồ chua và ổ bánh mì giòn làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.
Ổ bánh mì ở đây to hơn cả gang tay so với thông thường. Người nhà của quán cho biết chọn loại bánh mì này vì muốn nhiều người không chỉ ăn đơn thuần mà còn có sức để làm việc.
Đồ chua ăn kèm ở quán do chính tay người nhà chế biến mỗi ngày. Những miếng củ cải được thái thành từng lát lớn, không thái sợi như những chỗ khác. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị chua dịu nhẹ thấm vào từng miếng và không bị ngán.
Nếu không thích dùng ốp la, bạn cũng có thể gọi một phần thịt nguội thập cẩm riêng, rắc lên ít tiêu, nước tương, tương ớt là bạn có thể ngồi nhâm nhi từ từ để cảm nhận hương vị thơm ngon của món ăn. Giá trung bình một phần bánh mì ăn kèm trứng trên chảo là từ 40.000 – 45.000 đồng.
Video đang HOT
Giờ đây, người đứng ở chiếc xe hơn 50 năm này là người con gái của ông bà. Tuy cũng đã lớn tuổi, nhưng bà luôn nhanh nhẹn và cẩn thận cho từng ổ bánh mì bán cho khách.
Khá nổi tiếng nhưng hơn 50 năm qua tiệm bánh mì nơi đây vẫn giữ đặc điểm là xe bánh mì nhỏ phía trước chứ không trở thành cửa hàng sang trọng, không kinh doanh cả ngày mà chỉ bán vào buổi sáng.
Khách đến quán có nhiều thành phần khác nhau. Nhưng đa số là người lớn tuổi, họ thường tìm đến đây để nếm lại cái vị đã gắn liền với những ký ức một thời. Một vài bạn trẻ cũng hay chọn nơi đây để bắt đầu ngày mới, như một cách để gìn giữ và tìm lại những gì họ chỉ được nghe qua lời kể hoặc đọc trên những trang mạng xã hội.
Cách làm cơm chiên dương châu siêu dễ mà thơm ngon
Có rất nhiều cách làm cơm chiên dương châu. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm cơm chiên dương châu có màu vàng đẹp mắt và hương vị thơm ngon.
Với món ăn này bạn chỉ mất khoảng 30 phút là có món cơm chiên nóng hổi để cùng ăn với gia đình cho những bữa cơm bận rộn rồi.
Cách làm cơm chiên dương châu ngon
Đê làm 1 bữa cơm chiên dương châu cho 3 người ăn, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Cơm: 4 chén cơm nguội ( có thể sử dụng cơm nguội để trong tủ lạnh)
Chả lụa: 800g
Lạp xưởng: 1 cái
Xúc xích : 1 cây
Tôm khô: 50g
Trứng gà: 3 quả
Đậu Hà Lan: 50g
Cà rốt: 1 củ
Hành lá, tỏi băm
Dầu ăn, dầu màu điều
Xì dầu, tiêu, muối
Cách làm cơm chiên dương châu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lạp xưởng, xúc xích, cà rốt làm sạch rồi thái nhỏ như hạt lựu.Tôm khô rửa sạch, ngâm nước ấm cho nở ra.Hành lá, đậu Hà lan rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Bắc chảo lên bếp. Cho dầu và hạt điều vào đun nóng rồi sau đó cho tỏi băm vào phi cho thơm. Khi thấy tỏi đã ngã màu vàng bạn cho cà rốt và đậu hà lan vào xào đến hơi chín.
Bước 3: Vớt tôm khô và vẩy hết nước. Cho tôm vào xào chung với cà rốt và đậu hà lan cho đến khi tất cả chín đều và dậy mùi thơm thì tắt bếp và đô ra dĩa
Bước 4: Cho thêm một một chút dầu vào chảo để chiên cơm. Chú ý trong quá trình chiên cơm tay phải đảo đều thì hạt cơm mới được tơi ra, không bị dính lại. Dảo liên tục cho đến khi thấy hạt cơm bắt đầu khô lại nêm xì dầu vào cơm để thấm gia vị. Sau đó cho giò lụa, xúc xích, lạp xưởng đã thái hạt lựu cùng hỗn hợp đã xào trước đó vào đảo cùng với cơm.
Bước 5: Đập trứng vào một cái chén rồi đánh trưng cho lòng trắng và lòng đổ trộn đều vào nhau. Bạn đánh trứng càng đều thì món cơm chiên dương châu của bạn có màu sắc càng đẹp. Cho chén trứng vào chảo cơm, đảo đều tay cho đến khi thấy trứng se lại thì cho tiếp phần còn lại vào và đảo đều.
Vậy là bạn đã gần hoàn thành món cơm chiên Dương châu rồi. Việc còn lại bạn chỉ cần cho thêm hành lá thái nhỏ, nêm lại gia vị rồi tắt bếp. cho cơm ra dĩa và trang trí với rau xà lách, dưa leo và cà chua. Rắc thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Để tăng vị đậm đà cho món ăn này bạn ăn kèm vói nước tương ( xì dầu) kèm ớt tươi tùy theo sở thích của gia đình mình.
Chỉ với năm bước đơn giản trong bài hướng dẫn món ngon cách làm cơm chiên dương châu này bạn có thể tự làm để chiêu đãi gia đình nhỏ của mỉnh rồi, thật dễ dàng phải không? Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé.
Nhiều người không được ăn ốc chuối đậu và cách nấu dễ nhất cho món ăn gây thương nhớ chuẩn vị Bắc Món ốc chuối đậu miền Bắc quen thuộc, dân dã không ai có thể chối từ nhưng nhiều người ngại chế biến vì lắm nguyên liệu, lại kỳ công. Nhưng cách nấu ốc chuối đậu sau đây khiến món ngon này dễ làm hơn rất nhiều. Vài nét về ốc nhồi - nguyên liệu chính cho món ăn ốc chuối đậu ngon chuẩn...