Bánh mì và cà phê – sự kết hợp hoàn hảo tạo nên phong vị riêng của Sài Gòn
Không biết từ bao giờ, cà phê và bánh mì đã trở thành món ăn phổ biến mỗi sáng của người Sài Gòn
Sài Gòn – nơi hội tụ của ẩm thực
Nói tới ẩm thực Sài Gòn, người ta nghĩ đến cơ man, muôn vàn món ăn hấp dẫn đủ để nuốt nước miếng ừng ực, nào là cơm tấm, hủ tiếu, bún bò, bún riêu, bánh xèo, bánh bèo, bánh khọt, các loại chè, cháo… và tất nhiên không thể thiếu vắng bánh mì.
Thức uống của Sài Gòn cũng không chịu lép vế khi sở hữu một thực đơn vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại khác nhau như trà tắc, dừa tươi, thốt nốt, cam ép, bưởi ép…và dĩ nhiên không thể thiếu cà phê đá.
Tuy “trăm vị” là thế nhưng nhiều món ngon không phải sản sinh từ “chính chủ” Sài Gòn, hầu hết đến từ miền Bắc, miền Trung hay miệt sông nước miền Tây. Bánh mì và cà phê còn “dữ dội” hơn khi vượt đại dương theo chân người Pháp đến.
Nhân viên văn phòng háo hức với chương trình mua cà phê tặng bánh mì của chuỗi quán cà phê Ông Bầu
Có lẽ chính người Pháp cũng không ngờ những món ăn họ mang đến một đất nước xa xôi từ thế kỷ trước lại được chính người dân nơi đây tiếp nhận, biến tấu để trở thành một món bản địa thuần túy. Không biết từ khi nào, bánh mì và cà phê đã trở nên vô cùng quen thuộc và trở thành món ăn đặc trưng, biểu tượng ẩm thực của người Sài Gòn.
Cà phê và bánh mì Sài Gòn hấp dẫn đến mức đã vượt ra khỏi biên giới và được công nhận là một trong các biểu tượng đại diện của ẩm thực của Việt Nam. Richard Johnson (Anh), tác giả của cuốn sách “Lonely Planet’s The World’s Best Street Food” đã bình chọn bánh mì một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Trang truyền thông Traveller của Úc, chuyên về chủ đề du lịch, cũng đã bình chọn cà phê sữa đá Việt Nam đứng thứ 2 trong top 10 món cà phê tuyệt vời nhất trên thế giới, chỉ đứng sau “ông hoàng” Espresso của nước Ý vào năm 2016. Trang này còn mô tả cà phê Việt Nam “có cách pha chế không giống bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Bánh mì và cà phê – món ăn sáng của người Sài Gòn
Video đang HOT
Nếu làm một khảo sát nho nhỏ “sáng nay ăn gì” thì có lẽ người Hà Nội sẽ quen thuộc với phở nhưng “bánh mì” sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người Sài Gòn. Không cần bàn cũng chẳng cần ghế, bánh mì là món có thể ăn được ở bất cứ đâu, trong văn phòng, ngoài ban-công hay thậm chí lúc đang đi bộ hoặc ngồi sau xe máy, rất phù hợp với cuộc sống vội vã, năng động của người phương Nam.
Khách mua cà phê Ông Bầu được tặng kèm bánh mì thịt
Tuy là món ăn đơn giản, bình dị nhưng bánh mì chứa đựng đủ sắc, hương vị và cả giá trị dinh dưỡng. Ổ bánh mì Sài Gòn thường có kích thước không quá to, không quá nhỏ với lớp ngoài giòn rụm, bên trong thơm mềm. Xẻ một đường nhỏ bên hông ổ bánh, phết một lớp bơ mỏng, thêm chút pa-tê rồi xếp thêm thịt, chả, dưa leo, đồ chua, hành ngò, cuối cùng là điểm thêm vài lát ớt, xịt chút nước tương vậy là có một bữa sáng đầy đủ tinh bột, đạm, rau xanh… và vô cùng ngon miệng.
Cà phê Sài Gòn có nhiều loại cà phê nhưng phổ biến và được yêu thích hơn cả là cà phê đen hay cà phê sữa đá. Cắn một miếng bánh mì sau đó uống một ngụm cà phê sẽ càng tăng thêm sự kích thích của vị giác. Vị thơm, đắng đặc trưng của cà phê hòa quyện với vị bùi, béo,… của bánh mì khiến bữa sáng càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chỉ cần ăn một ổ bánh mì, uống 1 ly cà phê vào buổi sáng, vậy là đủ tỉnh táo và tràn đày năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc.
Phổ biến và bình dị như thế nhưng cà phê và bánh mì cũng có sự phân cấp khác nhau. Muốn sang trọng thì chọn thưởng thức ở khách sạn năm sao, quán bảng hiệu lớn. Ưa bình dân thì mua xe đẩy hoặc ngồi quán cóc ven đường. Không kén chọn vị thì mua đâu cũng được nhưng nếu đam mê cà phê thật thì nên ghé chuỗi quán Ông Bầu.
Nói cà phê thật bởi đồ uống nơi đây được pha chế từ những hạt cà phê Robusta chính hiệu, được trồng và tuyển chọn tại CADA, nông trường trồng cà phê đầu tiên của người Pháp khi sang Việt Nam từ năm 1922, sau đó đem chế biến ướt nhằm giữ lại trọn vị ngon, tinh túy nhất. Ông Bầu cũng chính là thương hiệu được thành lập bởi 3 ông bầu – doanh nhân lớn của bóng đá Việt Nam gồm Bầu Đức (HAGL), Bầu Thắng (Đồng Tâm), Bầu Hải (Nutifood).
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ (trái) – Giám đốc Sở Du lịch TP HCM và ông Võ Quốc Thắng – một trong ba thành viên sáng lập chuỗi cà phê Ông Bầu (phải) – thưởng thức cà phê và bánh mì tại cà phê Ông Bầu
Là một doanh nhân yêu thích cà phê lẫn bánh mì, ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đồng Tâm cũng là một trong 3 ‘ông bầu” của chuỗi cà phê Ông Bầu chia sẻ: “Tôi đã khá bất ngờ khi lần đầu được thưởng thức một ly cà phê hương vị đặc trưng tại nông trường CADA và thật sự bị chinh phục. Ngay từ giây phút đó, tôi muốn chia sẻ những ly cà phê tuyệt hảo này đến với người tiêu dùng, một ly cà phê thật đậm đà hương vị của Việt Nam”.
Ngày 24-3-2020 vừa qua, Chuỗi cà phê Ông Bầu đã phối hợp cùng Sở Du lịch TP HCM triển khai chương trình mua cà phê, tặng bánh mì tại 16 điểm bán tại TP HCM nhằm kỷ niệm 9 năm ngày từ “bánh mì” được đưa vào từ điển Oxford uy tín.
Anh Khuê
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Tủ lạnh thường là nơi bảo quản thức ăn, đồ uống của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên cất trữ trong tủ lạnh như khoai tây, hành, tỏi...
Khoai tây được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ thường, không quá lạnh, quá nóng. Hơi lạnh ở tủ lạnh sẽ phá vỡ tinh bột có trong khoai tây, làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, hương vị của thực phẩm này.
Hành tây sẽ nhanh hỏng, dễ mốc khi bảo quản trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên để hành tây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi hành tây đã qua bóc vỏ, bạn có thể cho vào túi chân không và đặt ở ngăn mát tủ lạnh.
Tỏi sẽ giảm bớt độ nồng, cay khi lưu trữ trong tủ lạnh. Bạn nên phơi tỏi ngoài trời nắng to để tỏi tránh ẩm, mốc. Sau đó, cho vào các túi nhỏ và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Theo chuyên gia sức khỏe, các loại dưa như dưa hấu, dưa lưới... khi đặt trong tủ lạnh sẽ làm giảm hàm lượng chất oxy hóa. Do đó, bạn nên bảo quản dưa nguyên quả ở nhiệt độ phòng. Đối với dưa đã cắt, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-4 ngày.
Mật ong sẽ kết tinh khi giữ trong tủ lạnh. Mật ong bảo quản được lâu khi lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Nếu mật ong đã đông đặc, bạn có thể cho chai mật ong vào nước ấm để chất lỏng trở lại trạng thái bình thường.
Bánh mì là thực phẩm dễ hỏng. Bảo quản bánh mì trong tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc là sai lầm. Bánh mì được lưu trữ tốt nhất trong các hộp đựng thức ăn khô, được hút chân không.
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ... bảo quản trong tủ lạnh sẽ mất đi hương vị thơm ngon bởi nó hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong ngăn mát. Bạn nên nướng hoặc rang các loại hạt, cho vào các hộp kín để tránh hạt bị mốc.
Cà phê sẽ hút hấp thụ mùi của thực phẩm trong tủ lạnh. Do vậy, các loại hạt cà phê, bột cà phê sẽ giữ được hương vị chuẩn nhất khi để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Tóm lại, các loại củ quả, hạt, trái cây nên được bảo quản ở hộp kín, nhiệt độ thường để duy trì kết cấu, hương vị. Tuy nhiên, việc làm lạnh thực phẩm được khuyến khích sau khi chúng được cắt hoặc nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để thức ăn không bị bám mùi, mất đi hương vị vốn có.
Bánh mì 44 năm Sài Gòn vẫn đông khách Tây mùa dịch Covid-19: Cắn phát ngon thiệt! Dù đang mùa dịch nhưng bánh mì Sáu Minh (170 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP.HCM) vẫn tấp nập du khách Tây đến để mua bánh mì. Món bánh mì Sài Gòn này khiến bao người lưu luyến trong suốt nhiều năm qua! Khách du lịch rất thích thú trước bánh mì Việt Nam. Tiệm bánh mì Sáu Minh mở bán nguyên ngày...