Bánh mì kẹp thịt bị tịch thu – thực tế trần trụi của Brexit
Một lái xe người Anh hỏi sĩ quan biên phòng Hà Lan liệu có thể giữ lại phần bánh mì và bỏ thịt đi nhưng nhận được câu trả lời: “Mọi thứ đều bị tịch thu. Chào mừng anh đến với Brexit. Tôi xin lỗi”.
Hình ảnh do Hải quan Hà Lan công bố về đồ bị tịch thu. Ảnh: NBC News
Kênh NPO 1 (Hà Lan) đã trình chiếu hình ảnh nhân viên biên phòng nước này giải thích cho người lái xe Anh tại thị trấn Hoek van Holland: “Vì Brexit, anh không được phép mang thực phẩm như thịt, hoa quả, rau và cá… vào các nước thuộc Liên minh châu Âu”.
Đây không phải là vụ việc duy nhất. Hải quân Hà Lan còn đăng trên tài khoản chính thức Facebook hình ảnh hàng loạt thực phẩm, từ hộp nước cam, ngũ cốc đến hoa quả bị tịch thu từ các lái xe người Anh đến cảng tại thị trấn Hook of Holland.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết do Anh đã rời thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan do vậy mọi hàng hóa muốn “vượt qua biên giới” đều trở thành mục tiêu của kiểm tra hải quan và nhiều loại kiểm soát khác.
Chính phủ Anh vốn đã cảnh báo người lái xe nước này rằng họ không được mang “các sản phẩm có nguồn gốc động vật” trong đó có thực phẩm chứa thịt, sữa… vào EU.
Video đang HOT
Hải quân Hà Lan từ tháng 11/2020 cũng thông báo các du khách Anh về hạn chế tương tự rằng từ ngày 1/1 họ sẽ không được mang theo một số sản phẩm đặc thù như phô mai, kem đông, dồi Haggis.
Ủy ban châu Âu cũng nhấn mạnh điều này: “Những sản phẩm cá nhân chứa thịt, sữa mang đến EU có thể là mối đe dọa đối với sức khỏe động vật trong khối. Những mầm bệnh nguy hiểm gây ra dịch bệnh cho động vật như lở mồm long móng, dịch tả lợn có thể trú ngụ trong thịt, sữa”.
Trước Brexit, Anh thuộc thị trường chung châu Âu, được tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ, tiền được “lưu thông tự do” trong lục địa mà không chịu nhiều kiểm tra
Vào tháng 12/2020, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit có hiệu lực từ đầu năm nay.
Trong khi du khách có thể mất bữa trưa yêu thích vì bị tịch thu thì Brexit tác động mạnh hơn đến những người kinh doanh. Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách đánh giá về dài hạn, thỏa thuận thương mại Thủ tướng Boris Johnson đàm phán có thể khiến nền kinh tế Anh yếu đi 4% so với viễn cảnh nước này vẫn ở lại EU.
Nhiều doanh nghiệp Anh than phiền về quá trình kiểm tra mới ở biên giới và nhiều hàng hóa không thể đến địa điểm đặt trước.
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove vào đầu tháng 1 nhận định rằng “gián đoạn đáng kể” sẽ diễn ra trong những tuần tới và London cần “tăng gấp đôi nỗ lực để xử lý chính xách thủ tục giấy tờ cần thiết”.
Khả năng Brexit không thỏa thuận đang hiện hữu
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 13-10 cho rằng khả năng Brexit không thỏa thuận giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) đã hiện hữu khi thời gian để hai bên tìm cách đạt thỏa thuận đã hết.
Khả năng Anh và Liên minh Châu Âu (EU) không đạt được thỏa thuận hậu Brexit đang ngày càng hiện hữu. Ảnh: Europa
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Quốc hội Pháp, ông Le Drian nhận định rằng xét diễn biến tình hình hiện tại EU và Anh vẫn chưa đạt được thống nhất về những điểm tồn tại, thì giả thuyết một Brexit không thỏa thuận giữa hai bên là "rất thực" và hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Le Drian nhấn mạnh: "Ai cũng biết người Anh giỏi về chiến thuật, nhưng lúc này không phải là lúc chơi chiến thuật vì thời hạn đã cận kề". Theo Ngoại trưởng Pháp, EU không thay đổi lập trường hiện tại về các nội dung thỏa thuận, trong khi đã gần đến hạn chót để hai bên đạt thỏa thuận, do đó, trong khoảng thời gian từ ngày 15-10 đến 15-11 tới hai bên cần phải thống nhất được về những điểm còn tồn tại. Ông Le Drian cho biết EU cũng đã chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, trong đó có tình huống Brexit không thỏa thuận.
EU quyết không nhượng bộ
Ngày 7-9 vừa qua, Thủ tướng Boris Johnson nêu rõ thời hạn chót để đạt được một thỏa thuận thương mại song phương hậu Brexit là ngày 15-10. Nếu sau thời hạn này mà hai bên không đạt thỏa thuận, Anh sẽ có một thỏa thuận "theo kiểu Australia" với EU, tức là giao dịch thương mại với EU theo các quy định và thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
EU chưa bao giờ công nhận "tối hậu thư" mà Thủ tướng Anh đưa ra, song trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier trước đó đã cảnh báo rằng nếu không có được một thỏa thuận trước khi kết thúc tháng 10 thì các nước thành viên EU cũng như Nghị viện Châu Âu (EP) khó thông qua về mặt thủ tục trong năm nay.
Hôm 13-10, các trưởng bộ phận của EU cảnh báo mặc dù thời gian để liên minh và Anh đạt thỏa thuận thương mại trong giai đoạn hậu Brexit không có nhiều, nhưng EU sẽ không nhượng bộ Anh trong các vấn đề như quy định về cạnh tranh bằng và quyền đánh bắt cá, vốn đang là những vấn đề chính cản trở đàm phán song phương đi đến đích cuối cùng.
Phát biểu khi tới Luxembourg tham dự các cuộc đàm phán Brexit cùng các bộ trưởng đến từ các nước thành viên EU khác, Bộ trưởng Các vấn đề EU của Đức Michael Roth hối thúc Anh có hành động thiết thực nhằm tháo gỡ những bế tắc về vấn đề đánh bắt cá - cơ chế giải quyết mâu thuẫn và các quy định trợ cấp nhà nước trong đàm phán thỏa thuận thương mại với EU. Ông Roth cho biết EU đang nỗ lực để hai bên đạt thỏa thuận nhưng cùng với đó cũng chuẩn bị cho kịch bản giao thương từ năm 2021 mà không có một thỏa thuận nào quy định về các vấn đề thuế quan và hạn ngạch. Nhấn mạnh đàm phán đang trong giai đoạn rất quan trọng, với áp lực cực lớn khi thời hạn chót cận kề, Bộ trưởng Đức Roth khẳng định EU muốn có tiến triển rõ rệt từ phía các đối tác Anh trong các vấn đề quan trọng như đánh bắt cá, cạnh tranh bình đẳng...
Bộ trưởng Các vấn đề EU của Phần Lan Tytti Tuppurainen cũng đồng ý với người đồng cấp Đức, cho rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề mở. Bà khẳng định, EU mong muốn đạt được thỏa thuận với Anh nhưng không phải với mọi giá. Bà cho rằng, các quốc gia Châu Âu cần chú ý tới các cuộc đàm phán kỹ thuật Anh-EU, trong đó có vấn đề hàng không, một vấn đề quan trọng với Phần Lan.
Bộ trưởng Các vấn đề EU của Pháp Clement Beaune nhấn mạnh điều quan trọng là 27 quốc gia thành viên EU phải đoàn kết cùng quan điểm. Theo ông, toàn liên minh phải "rất chắc chắn" về những ưu tiên hàng đầu, trong đó có vấn đề đánh bắt cá, đảm bảo cạnh tranh công bằng là điều kiện không thể thiếu nếu Anh muốn tiếp cận thị trường chung Châu Âu với 450 triệu người mà không có một rào cản thuế quan nào.
Theo kế hoạch, các lãnh đạo EU sẽ họp trong ngày 15, 16-10 tại Brussels và nghe trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier báo cáo. Bộ trưởng Roth khẳng định các quan ngại chính của EU hiện nay là cách quản lý thỏa thuận, các quy định về sân chơi công bằng trong cạnh tranh. Chính phủ của Thủ tướng Johnson luôn phản đối để thỏa thuận quan hệ thương mại song phương chịu sự chi phối của luật pháp Châu Âu, và khẳng định London phải có quyền quyết định về vùng đánh bắt cá của nước này như một cách khẳng định chủ quyền. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, hoạt động thương mại giữa hai cựu đối tác sẽ trở về "vạch xuất phát" là dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - một kịch bản được cho là sẽ gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế và giao thông song phương.
Nước Anh 'nhẹ nhàng' bắt đầu cuộc sống thời hậu Brexit Quá trình Brexit đã hoàn tất, nước Anh bước vào một kỷ nguyên mới, tránh được những hỗn loạn ở biên giới, nhưng những chia rẽ nghiêm trọng do vụ "ly hôn" lịch sử thì vẫn còn đó. Người ủng hộ Brexit vui mừng với khẩu hiệu "We are free" (Chúng ta tự do). Ảnh: Reuters Một kỷ nguyên mới đã ló dạng...