Bánh khúc làng Diềm Bắc Ninh Ngọt ngào hương vị thôn quê
Làng Diềm thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, là cái nôi của dân ca Quan họ. Không chỉ thế, món bánh khúc làng Diềm cũng nổi tiếng với hương vị thơm ngon mà dân dã, đậm tình quê hương.
Bánh khúc làng Diềm Bắc Ninh – Ngọt ngào hương vị thôn quê
Làng Diềm không có ai nhớ bánh khúc xuất hiện từ bao giờ, nhưng người ta truyền tai nhau bánh có từ thời Vua Bà, cùng lúc với sự xuất hiện của các làn điệu Quan họ. Từ đó, nghề làm bánh khúc được gìn giữ qua nhiều thế hệ cho đến hôm nay.
Bánh khúc màu xanh đẹp mắt. Ảnh: Vnexpress.
Bánh khúc làng Diềm được làm thủ công hoàn toàn. Mỗi chiếc bánh đều được lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, chú trọng từng thao tác. Lớp vỏ bánh được làm từ gạo tẻ Khang Dân hoặc 203 để đảm bảo độ dẻo vừa phải.
Gạo ngâm nước khoảng 3, 4 tiếng rồi xay nhuyễn, sau đó mang ráo bột. Nếu bột khô, bánh sẽ rắn, nếu bột nhão quá bánh sẽ nát. Sau khi ráo nước, bột được nắm thành từng nắm nhỏ rồi chần qua nước sôi (hay còn gọi là trùng bột), khâu này tạo độ dẻo cho bánh.
Video đang HOT
Bánh khúc khi nặn xong. Ảnh: Vnexpress.
Và không thể không nhắc đến nguyên liệu chính, là rau khúc. Rau khúc tươi được thu hái đúng thời điểm khi rau có nụ và phấn trắng. Rau khúc rửa sạch, luộc qua rồi vắt ráo nước, trộn cùng với bột và giã nhuyễn.
Với sự nhịp nhàng của bàn tay người thợ, màu xanh của rau khúc dần được hòa quyện với màu trắng của bột, giã đến khi bột cầm không dính là đạt chuẩn. Rau và bột trộn vào nhau cũng phải theo tỷ lệ nhất định. Nếu rau càng nhiều, độ thơm ngon càng nhiều nhưng thông thường, tỷ lệ 1 kg rau tươi với 2 kg bột gạo được yêu thích.
Rau khúc. Ảnh: Báo Đại đoàn kết.
Nhân bánh khúc có hai loại, nhân đỗ và nhân thịt. Với nhân đỗ, đỗ được ngâm, hấp chín rồi trộn cùng thịt ba chỉ, hành khô, hạt tiêu rồi nêm gia vị. Nhân thịt làm từ thịt ba chỉ thái hạt lựu trộn với mộc nhĩ, hành thái nhỏ và hạt tiêu.
Sau khi hoàn thành khâu chuẩn bị nguyên liệu, khâu nặn bánh tiếp theo đòi hỏi sự tỉ mẩn. Không giống với những loại bánh khúc ở các làng khác, bánh khúc làng Diềm được nặn hình tai mèo, người làm bánh xoay tròn, tán mỏng viên bột rồi cho nhân vào giữa bọc lại sao cho vỏ mỏng nhưng không lộ nhân ra ngoài.
Bánh khúc đen. Ảnh: Vietnam Journey.
Bánh sau khi nặn xong đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Ăn bánh khi còn nóng hổi, vừa mới ra lò là ngon nhất. Lớp vỏ bánh bóng loáng, dẻo dai, hòa cùng mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, đỗ, thịt và sự giòn tan của mộc nhĩ.
Ảnh: Vietnam Journey.
Sau tháng 10, khi vụ lúa hè thu kết thúc, cũng là lúc rau khúc mọc mơn mởn, người dân làng Diềm hái về làm bánh và phơi khô dùng dần. Qua mùa khúc, người ta chỉ có thể làm bánh với rau khúc khô, vì thế bánh khúc sẽ có màu nâu đen. Trông vẻ ngoài của bánh không thu hút nhưng hương vị vẫn ngon lành như bánh khúc xanh.
Hấp cách thủy. Ảnh: Vietnam Journey.
Bánh khúc làng Diềm không chỉ độc đáo về hương vị, màu sắc mà còn chứa đựng cái tình của người Quan họ. Những cái bánh ngọt thơm đã đi sâu vào tiềm thức của những người con sinh ra trên mảnh đất Kinh Bắc và giờ đây còn được lưu truyền rộng rãi đến mọi miền tổ quốc.
Bánh khúc làng Diềm món ngon nổi tiếng
Nhắc đến bắc khúc làng Diềm hẵn bất kỳ ai trong số những người đã đặc chân đến Bắc Ninh đều biết món đặc sản này. Đặc sản bánh khúc làng Diềm là một món ăn ngon, dân dã một nét văn hóa và đậm chất quê của Bắc Ninh.
Cùng đặc sản miền bắc thưởng thức món ngon nỗi tiếng này nhá.
Nhắc đến bắc khúc làng Diềm hẵn bất kỳ ai trong số những người đã đặc chân đến Bắc Ninh đều biết món đặc sản này. Đặc sản bánh khúc làng Diềm là một món ăn ngon, dân dã một nét văn hóa và đậm chất quê của Bắc Ninh. Cùng đặc sản miền bắc thưởng thức món ngon nỗi tiếng này nhá.
Các bậc cao niên trong làng bảo, chẳng biết bánh khúc có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trước đây món bánh này quý lắm, chỉ được làm khi có khách quý đến chơi hay các dịp nhất niên, nhất lệ. Cụ Nguyễn Văn Bật, 83 tuổi cho biết, trong các cuộc chơi giữa "bọn Quan họ" làng Diềm với "bọn Quan họ" các làng khác, bánh khúc được mang ra mời. Tuy không phải là quy định khắt khe như trầu thuốc, song đây chính là nét văn hoá ẩm thực riêng có ở quê hương thuỷ tổ Quan họ.
Để làm một chiếc bánh khúc ngon không khó nhưng quy trình đòi hỏi sự tỷ mỷ và mất khá nhiều thời gian. Chỉ riêng khâu chọn nguyên liệu cũng phải thật có kinh nghiệm. Cùng với chút gạo tẻ loại ngon, trắng đều, trong, dài hạt được lựa chọn kỹ càng , gạo nếp dẻo, thơm, thì dù làm loại bánh nhân hành hay nhân đỗ đều phải tuân thủ những bước quan trọng và cơ bản lá khúc - nguyên liệu chủ đạo phải được dùng khi còn tươi, non và là loại lá khúc nếp. Gạo tẻ sau khi ngâm vài tiếng đồng hồ được vo, đãi thật sạch đem giã nhuyễn cùng với lá khúc. Tỷ lệ gạo - lá để làm bánh khúc cũng là một bí quyết để có được món bánh như ý, bởi nếu nhiều gạo quá, bánh khúc sẽ không có vị đặc trưng của loại lá này, còn nếu lượng gạo không đủ, bánh sẽ thiếu độ kết dính.
Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, béo của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Ba thứ nguyên liệu này được nấu lên, trộn lẫn với nhau làm thành nhân bánh. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau. Dù là bánh nhân đỗ hay nhân hành thì vỏ bánh và nhân cũng đều phải nêm một lượng gia vị vừa đủ, bánh mặn làm mất đi vị bùi, béo song nếu nhạt bánh sẽ có mùi ngai ngái. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi, nhưng dù với hình thức nào, vỏ bánh cũng phải dát mỏng mà không để lộ nhân. Không ai luộc bánh khúc bao giờ mà người ta đồ bằng chõ như đồ xôi. Cứ một lượt bánh lại rắc một lượt gạo nếp mỏng đã ngâm mềm vừa đủ để dính đều vào bánh. Bánh khúc ăn lúc nóng là ngon nhất, có thể thay thế cơm tẻ nhưng người làng Diềm chỉ làm khi khách quý đến chơi nhà và các dịp rằm tháng giêng, lễ hội Đền Vua bà 6 - 2 và Hội Tát giếng 3 - 3 âm lịch. Đó cũng chính là mùa của cây khúc.
Thơm ngon bánh khúc xanh của người Tày Bánh khúc thuộc món chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn. Khi rán, bánh có độ phồng, bóng, thơm của mùi lá khúc cùng hương vị của đậu xanh, của hành, mỡ và vị ngậy của vừng đen. Bánh khúc được rán phồng, thơm mùi lá khúc. Để tìm hiểu về món ăn này, chúng tôi đến tham quan...