Bánh khoai môn dẻo bùi ngon miệng
Bánh khoai môn có vỏ bánh bên ngoài dẻo dai, bùi thơm từ khoai môn, nhân bánh bên trong ngọt dịu từ đậu xanh khiến bạn đã ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món bánh khoai môn này ngay nhé!
Bánh khoai môn dẻo bùi ngon miệng
Nguyên liệu làm món bánh khoai môn ngon miệng:
1 củ khoai môn tím ( khoảng 300g-400g).170g đậu xanh.70g đường cát trắng.250g bột sắn dây.1 lon nước cốt dừa.3 thìa cà phê dầu ăn
.Nước nóng ấm khoảng 60 độ C.1 cốc nhỏ nước lọc
Dụng cụ: 2 nồi hấp hoặc một nồi hấp có 2 khoang.
Cách làm món bánh khoai môn ngon miệng:
Bước 1:
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt từng miếng nhỏ.
Đậu xanh ngâm nước khoảng 1 giờ cho nở mềm.Hòa tan bột sắn dây với một cốc nhỏ nước lọc.
Video đang HOT
Bước 2:
Cho khoai môn vào nồi hấp chín.Để kiểm tra xem khoai môn đã chín chưa thì bạn hãy dùng đũa chọc vào một miếng khoai môn nhé.Nếu miếng khoai môn bở, vỡ ra thì nghĩa là khoai môn đã chín, bạn vớt khoai ra bát cho nguội bớt.
Bước 3:
Cũng trong thời gian đó, bạn đồng thời hấp chín luôn đậu xanh, khi bạn thấy từng hạt đậu nở bột là đậu đã chín, bạn cho đậu xanh ra một bát tô riêng.
Bước 4:
Nghiền nhuyễn khoai môn, bạn chú ý nghiền khoai môn phải thật mịn vào không được để nhiều hạt khoai lợn cợn.
Sau đó, bạn hãy cho các nguyên liệu sau vào bát khoai môn nghiền: nước bột sắn dây, 1/3 lượng đường cát trắng, nước cốt dừa và một chút nước ấm 60 độ C.Trộn các hỗn hợp trên cho thật đều sao cho chúng ta được một khối bột khoai môn mịn, nhuyễn và không nát, không khô.Bạn để bột nghỉ một lúc.
Cho các nguyên liệu vào bát khoai môn trộn thành khối bột mịn
Bước 5:
Làm phần nhân bánh.
Bạn dùng thìa gỗ lớn và nghiền đậu cho thật nhuyễn.
Sau đó, trộn phần đường còn lại với đậu xanh cho thật đều.Cuối cùng, bạn hãy nắm đậu thành từng viên nhỏ vừa ăn, bạn chú ý nắm đậu cho thật chặt nhé. Nếu trong lúc nắm đậu xanh bạn thấy khó khăn thì bạn có thể sử dụng một chút dầu ăn xoa vào tay để nắm đậu được dễ dàng hơn.
Nắm đậu thành từng viên nhỏ vừa ăn
Bước 6:
Lấy một phần bột vào tay, bạn ấn dẹt bột xuống, cho một phần nhân vào trong và vo tròn lại sao cho bột phủ kín nhân là được.Làm tương tự như vậy cho đến khi nào hết bột và nhân nhé.
Cho phần nhân đậu vào bột bánh vo tròn lại
Bước 7:
Bạn chuẩn bị một nồi hấp chúng ta mới sử dụng lên bếp, cho từng viên bánh vào nồi đậy kín vung bật bếp lên và chúng ta bắt đầu hấp bánh.Khi bạn thấy vỏ bánh trong, mùi thơm thì bạn có thể tắt bếp, lấy bánh ra ngoài đĩa cho nguội và ráo bớt nước.Bạn ăn bánh khi còn nóng cho ngon nhé.
Lưu ý khi làm món bánh khoai môn:
Ngoài cách hấp đậu xanh thì bạn có thể dùng cách nấu chín đậu, với cách này thì bạn sẽ phải thêm một bước nữa sau khi nghiền đậu đó là sên đậu xanh.Việc chúng ta sử dụng thêm một chút nước nóng đó là giúp phần bột khoai môn mịn và nhuyễn hơn. Đặc biệt khi bột sắn dây gặp nước nóng thì bột sẽ trở nên dẻo hơn, trong bột hơn.Vì lon nước cốt dừa cũng khá lỏng nên bạn hãy điều chỉnh lượng nước nóng và phần nước bột sắn dây sao cho phù hợp.Nếu bạn làm bánh với số lượng lớn hơn thì khi hấp bánh bạn cần bôi một lớp dầu ăn lên mặt bánh và đặt vào một tờ giấy nếu là giấy nến thì càng tốt, như vậy bạn có thể xếp chúng chồng lên nhau và hấp bánh.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng nhé!
Khoai môn tím - Nét ẩm thực đặc sắc của vùng đất Lục Yên, Yên Bái
Nếu có dịp thăm Yên Bái, du khách hãy tới Lục Yên để thưởng thức các món ăn được làm từ khoai môn tím từ vỏ đến ruột có vị ngon đặc trưng đến nao lòng.
Những món ăn nhìn qua tưởng chừng bình thường ấy, nhưng khi nếm thử rồi thì thật khó quên bởi nó là một trong những sản vật độc đáo của vùng đất và con người Yên Bái.
Đặc sản khoai môn tím Lục Yên có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ảnh: Núi Việt Food
Khoai môn tím Lục Yên cùng dòng khoai sọ nhưng đặc sắc hơn, vì có màu tím lạ mắt từ vỏ đến ruột, hoặc ruột trắng có nhiều chấm nhỏ màu tím. Do được hấp thụ không khí mát lành của núi rừng nên khoai có vị bùi, béo, dẻo, bở và có mùi thơm riêng biệt.
Khoai môn tím có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chè khoai môn, khoai môn chiên, bánh khoai môn, khoai hầm canh xương, xôi khoai.. mang hương vị rất đặc trưng. Nếu được thưởng thức hương vị bùi, thơm, bở, dẻo và đậm đà của thứ khoai đặc sản này, thứ khoai mà du khách có thể ăn không biết no, ăn liên tục cũng vẫn không biết chán.
Khác với những giống khoai môn ở miền xuôi, chỉ ưa trồng trên đất ruộng, đất bãi giàu mùn, tơi xốp, khoai môn Lục Yên không hề kén đất, có khả năng chịu được hạn cao, ít bị sâu bệnh và có thể trồng xen với các loại cây khác. Hàng năm, sau Tết Âm lịch, bà con người Tày, người Dao, người Xá tại Lục Yên bắt đầu đặt mầm khoai trên nương và những hốc đất nơi núi đá. 9 tháng sau, vào đầu mùa đông, khi lá khoai đến độ vàng héo cũng là lúc bà con bước vào mùa thu hoạch.
Đến thời điểm tiết thu sang cũng là lúc người dân Lục Yên thu hoạch. Mỗi cây khoai môn tím chỉ cho một củ, củ nhỏ nặng chừng 6 - 7 lạng, củ to có thể lên tới gần 2kg.
Khoai môn tím Lục Yên được đánh giá là loại nông sản chứa hàm lượng tinh bột cao, nhiều giá trị dinh dưỡng cả về chất lượng và hương vị nên nhiều năm qua, giống khoai quý vùng đất Lục Yên được đông đảo du khách, người tiêu dùng lựa chọn về làm thực phẩm và làm quà biếu.
Bên cạnh các loại cây trồng đặc sản như chè, quế Văn Yên, bưởi Đại Minh, hồng Lục Yên..., khoai môn tím Lục Yên đang góp phần làm giàu thêm cho vùng đất này, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu nông sản của Yên Bái tới đông đảo du khách và người tiêu dùng.
Món bánh khoai môn chiên giòn đổi vị ngày mưa Món bánh khoai môn chiên giòn không chỉ đem đến cho bạn những bất ngờ với hương vị thơm ngon, mà đặc biệt hơn cả món bánh này còn vô cùng bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Món bánh khoai môn chiên giòn đổi vị ngày mưa Nguyên liệu làm món bánh khoai môn chiên giòn hấp dẫn: Nguyên liệu cần...