Bánh kẹo Hải Châu báo lãi 9 tháng sụt mạnh 44%, kế hoạch lên sàn chứng khoán lại bỏ ngỏ?
CTCP Bánh kẹo Hải Châu công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2020 với doanh thu thuần 356 tỷ đồng, sụt giảm gần 36% so cùng kỳ.
Giá vốn chiếm 289 tỷ đồng nên lãi gộp về mức 67 tỷ đồng, giảm 32%. Dù vậy, tỷ suất lãi gộp biên lại tăng từ 17,8% lên 18,8%.
Hoạt động tài chính tiếp tục âm 14 tỷ đồng do gánh nặng chi phí lãi vay. Dù cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp về lần lượt 29 tỷ và 17 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế của Hải Châu vẫn giảm gần 44% về mức hơn 5,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của Hải Châu giảm 86 tỷ về mức 664 tỷ đồng. Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lần lượt chiếm 163 tỷ và 146 tỷ, giảm nhẹ so đầu kỳ.
Được biết, năm 2020, Hải Châu đặt mục tiêu doanh thu 838 tỷ và lợi nhuận trước thuế gần 15 tỷ đồng. Dù vậy tỷ lệ chia cổ tức giảm từ 12% của năm 2019 xuống còn 7-8%.
Tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6 của Hải Châu, các cổ đông đã chất vấn nhiều vấn đề trọng yếu của công ty như tình hình vay nợ tài chính, sử dụng nguồn vốn sau phát hành, đặc biệt công ty không hoàn thành việc đưa cổ phiếu lên niêm yết khiến UBCKNN phạt tiền, hàng giả hàng nhái, chưa có kế hoạch triển khai dự án 15 Mạc Thị Bưởi, cổ tức thấp…
Với những vấn đề này, đại diện ban lãnh đạo Hải Châu cho biết, cổ tức giảm từ 10% xuống còn 6% năm 2020 là do ảnh hưởng của đại dịch nên công ty tăng cường nguồn lực dự phòng. Công ty cũng quyết định tạm dừng triển khai dự án nhà máy bánh kẹp Hải Châu III ( Vĩnh Long) và điều chỉnh mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2024.
Còn vấn đề phát hành, năm 2019, Hải Châu đã phát hành hơn 2,22 triệu cổ phiếu bằng phương thức hoán đổi nợ, giá hoán đổi nợ 1 cổ phần bằng 18.000 đồng.
Về các khoản nợ phải thu và chi phí tài chính tăng năm 2019, do từ trước nay Hải Châu vẫn đang cho nhà phân phối trả chậm tiền hàng 30 ngày, tuy nhiên việc trả nợ đúng hạn rất hạn chế, do đó các khoản phải thu ngắn hạn đến 29/6/2020 là gần 24 tỷ đồng (giảm so cuối năm 2019 là 177 tỷ).
Video đang HOT
Đối với dự án 15 Mạc Thị Bưởi, năm 2018, công ty đã thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội do dự án triển khai quá chậm và phương án đầu tư không hiệu quả. Mặt khác, công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư với CTCP Tập đoàn Picenza. Thời gian qua, hai bên đã đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành điều chỉnh quy hoạch dự án chung cư văn phòng 15 Mạc Thị Bưởi nhưng chưa được phê duyệt do chờ quy hoạch chung toàn khu vực.
Với dự án 622 Minh Khai, năm 2015 công ty đã uỷ quyền cho CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico 5) làm chủ đầu tư triển khai dự án và phân chia lợi nhuận cho công ty, tương ứng tổng lợi nhuận dự án là gần 76 tỷ. Tuy nhiên, sau khi thuê Savills Việt Nam tư vấn, nếu xây văn phòng cho thuê trong thời điểm hiện nay sẽ bị lỗ nên công ty gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Về việc niêm yết cổ phiếu, HĐQT đã thuê các chuyên gia để phân tích và đánh giá tình hình hoạt đầu đầu tư và kết quả kinh doanh, nên việc niêm yết thời gian này chưa hiệu quả và đang chọn thời điểm phù hợp để sớm lên sàn chứng khoán.
Thế giới Di động 'gãy' đà tăng trưởng vì Covid-19
Lần đầu tiên từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Thế giới Di động sụt giảm so với cùng kỳ.
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản doanh thu 26.593 tỷ đồng trong quý. Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng doanh số toàn chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy, và bách hóa này chỉ giảm 1,4%.
Nhờ việc tiết giảm đáng kể giá vốn trong quý vừa qua mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ toàn chuỗi tăng 21%, đạt 5.770 tỷ đồng. Biên lãi gộp qua đó được cải thiện từ mức 17,8% (quý II/2019) lên gần 22%.
Tuy vậy, chi phí bán hàng tăng 18% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 156% đã khiến lợi nhuận trước thuế của Thế giới Di động giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, đạt 1.254 tỷ đồng. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quý II cũng giảm 56%, thu về 894 tỷ đồng.
Lần đầu tiên lợi nhuận đi lùi
Theo đại diện doanh nghiệp, lợi nhuận quý II giảm mạnh chủ yếu do chịu ảnh hưởng rõ rệt của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, trong tháng 4, hàng trăm cửa hàng của Thế giới Di động đã phải gián đoạn hoạt động, thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, việc đóng cửa gần 30% cửa hàng Thegioididong.com và Điện máy Xanh vào tháng 4 là một bất lợi lớn, do đây là tháng cao điểm hàng năm về tiêu thụ sản phẩm làm mát.
Trong khi đó, các chi phí hoạt động trọng yếu được điều chỉnh vẫn không thể cắt giảm hoàn toàn trong thời gian giãn cách xã hội dẫn đến tác động đáng kể lên lợi nhuận ròng của công ty.
tỷ đồngLỢI NHUẬN 6T ĐẦU NĂM CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNGLợi nhuận sau thuế20132014201520162017201820192020050010001500200025002013 Lợi nhuận sau thuế: 65 tỷ đồng
Gộp chung 6 tháng, ông chủ chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất thị trường này ghi nhận 56.267 tỷ đồng doanh thu, tăng 8%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.798 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập đã giảm 4%, xuống mức 2.027 tỷ đồng. Nguyên nhân do số thuế Thu nhập doanh nghiệp kỳ này cao hơn đáng kể so với kỳ trước.
Nửa đầu năm 2020 cũng đánh dấu lần đầu tiên lợi nhuận ròng 6 tháng của Thế giới Di động đi lùi so với cùng kỳ kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014.
So với kế hoạch 110.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 3.450 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau thuế cả năm, nhà bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất cả nước đã hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu và 59% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm.
Khai tử chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ, mở 462 điểm bán mới
Thế giới Di động cho biết, tháng 6 qua đi cũng kết thúc mùa cao điểm máy lạnh của tập đoàn. Cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng bị ảnh hưởng khiến doanh thu riêng tháng 6 đã giảm 8% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, công ty vẫn ghi nhận được biên lợi nhuận ròng ở mức 3,7%, tương đương cùng kỳ.
Trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhà bán lẻ này cho biết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khách hàng đang thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm với nhiều lựa chọn về nhãn hàng và mức giá hợp lý.
Thế giới Di động đang dành phần lớn chỉ tiêu cửa hàng mở mới cho chuỗi Bách hóa Xanh. Ảnh: MWG.
Cùng với đó, chuỗi cũng đẩy mạnh nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận gộp tốt như gia dụng, phụ kiện, đồng hồ, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Nhờ vậy, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm đã đạt trên 21% (tăng mạnh so với mức 17,8% cùng kỳ). Khoản tăng thêm này cũng giúp công ty bù đắp được tỷ lệ chi phí vận hành đang tăng lên do tỷ trọng đóng góp doanh thu của Bách hóa Xanh ngày càng lớn.
Nửa năm qua, Thế giới Di động đã mở thêm 26 cửa hàng Điện máy Xanh, phần lớn do chuyển đổi từ cửa hàng Thegioididong.com. Ngoài ra, cuối tháng 6, công ty đã quyết định đóng toàn bộ các cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ do chưa đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.
Tính đến cuối tháng 6, Thế giới Di động đã sở hữu tổng cộng 3.501 cửa hàng với 3 chuỗi Thegioididong.com (971 điểm); Điện máy Xanh (1.044 điểm); và Bách hóa Xanh (1.486 điểm). So với đầu năm, số lượng cửa hàng sở hữu đã tăng 462 điểm bán, trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở chuỗi bách hóa xanh.
Trong đó, duy nhất tăng trưởng doanh thu của chuỗi điện thoại sụt giảm 15% so với cùng kỳ còn lại chuỗi điện máy ghi nhận tăng 4% và chuỗi bách hóa tăng 132%.
Tập đoàn cũng dự kiến mở rộng và tăng cường độ phủ của chuỗi bách hóa nhằm nhanh chóng cải thiện công suất phục vụ của các kho/ trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh, điều này dẫn đến doanh thu bình quân tính cho mỗi cửa hàng ghi nhận ở mức 1,1 tỷ đồng.
Viettel bán đấu giá 7,75 triệu cổ phiếu CTR với giá khởi điểm 46.600 đồng/cp Kết thúc phiên giao dịch 11/10, thị giá CTR đạt 51.400 đồng/cp, cao hơn 10,3% so với giá khởi điểm Viettel đưa ra. Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) sẽ tổ chức bán đấu giá gần 7,75 triệu cổ phiếu Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) vào ngày 7/12/2020 với giá...